Chức năng mạch lạc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) biến thể cú pháp của câu đơn tiếng việt từ bình diện cấu trúc chức năng (Trang 87 - 90)

3 Bốn ví dụ trong phần liệt kê những nhân tố có ảnh đến khả năng cải biến vị trí của trạng ngữ, chúng tơ

2.2.2. Chức năng mạch lạc

ngôn ngữ hành chức. Trong đời sống thực tiễn, hoạt động giao tiếp là một chuỗi những lƣợt lời nối tiếp nhau. Những lƣợt lời ấy nối kết chặt chẽ với nhau bằng những hình thức liên kết để duy trì tính mạch lạc của diễn ngơn. Khởi đầu mạch lạc (coherence) đƣợc hiểu đơn giản nhƣ liên kết (cohesion), với nội hàm là sợi dây xuyên suốt những phát ngôn trong một diễn ngôn. Halliday và Hasan (1976) cho rằng: “Liên kết biểu thị tính liên tục

tồn tại giữa một phần này với một phần khác của văn bản” [Halliday & Hasan 1976;

299]. Nguồn ngữ liệu về những trƣờng hợp thay đổi vị trí thành tố của câu cho thấy ở một số ngữ cảnh, biến thể đánh dấu có trật tự bất thƣờng lại phù hợp hơn biến thể khơng đánh dấu có trật tự chuẩn mực phổ biến. Để liên kết hình thức cùng phát ngôn trƣớc cũng nhƣ phát ngơn sau mà duy trì mạch lạc chủ đề của tồn diễn ngơn, thay đổi vị trí thành tố đã giúp cho các biến thể trở nên phù hợp với ngữ cảnh xung quanh.

{2:48} a. Chị Mơ thấy cháu mệt thì đi nấu cháo. Cháo, cháu cũng khơng ăn đƣợc. (Nguyễn Thị Ngọc Tú, Buổi sáng) b. ? Chị Mơ thấy cháu mệt thì đi nấu cháo. Cháu cũng khơng ăn cháo đƣợc. Ví dụ 2:48 giúp so sánh việc thay đổi vị trí của bổ ngữ “cháo” trong phát ngôn là hệ quả của chức năng mạch lạc của văn bản. Trong nghiên cứu ngữ pháp văn bản, đây là liên kết móc xích. Loại liên kết này là sự nối kết các phát ngôn bằng việc lặp lại một bộ phận nào đó của phát ngơn đi trƣớc ở phát ngơn đi sau. Thơng thƣờng, phát ngơn phía sau dùng phần thuyết, phần nội dung thông báo của phát ngôn trƣớc làm chủ đề, cơ sở mở đầu cho mình. Ở ví dụ đang xét, phát ngơn trƣớc đề cập sự tình nhân vật chị Mơ đi nấu cháo và ở phát ngơn sau nhắc tới sự tình cháu bé khơng ăn đƣợc cháo. Tuy nhiên, cách bố trí bổ ngữ ở vị trí khơng đánh dấu nhƣ 48b dƣờng nhƣ gây ra một đứt quãng trong mạch chủ đề văn bản. Trong khi biến thể đánh dấu bổ ngữ ở 48a góp phần làm cho chủ đề đƣợc luân chuyển mà mở rộng nhƣng không quá đột ngột vì sự lặp lại của nội dung “cháo”.

Chức năng mạch lạc cũng dùng các phép liên kết hình thức làm cơ sở để đánh dấu một số trƣờng hợp bổ ngữ thay đổi vị trí trong phát ngơn, với bổ ngữ là những từ ngữ khái quát nhƣ: việc này, điều đó, cái ấy, v.v.

{2:49} a. Đảng và chính phủ thành tâm giúp trí thức tiến bộ mãi lên trên bƣớc đƣờng vẻ vang đó (…). Cái đó anh em trí thức cần hiểu rõ.

b. ? Đảng và chính phủ thành tâm giúp trí thức tiến bộ mãi lên trên bƣớc đƣờng vẻ vang đó (…). Anh em trí thức cần hiểu rõ cái đó.

Thay thế những ý đã đƣợc diễn đạt phía trƣớc bằng một từ ngữ khái qt nhƣ “cái đó” ở ví dụ 2:49 khơng chỉ nhằm nhấn mạnh nội dung đề cập cho gọn mà còn là một phép liên kết – phép thế. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi không bàn tới phép liên kết ấy mà tập trung quan tâm lý giải sự thay đổi vị trí của bổ ngữ “cái đó”. Vị trí khơng đánh dấu của bổ ngữ “cái đó” là ở sau vị ngữ nhƣng ở biến thể 49a bổ ngữ đƣợc đặt ở vị trí trƣớc chủ ngữ. Từ ngữ khái quát là sự “tóm tắt gọn lại” của tất cả những nội dung đã đƣợc trình bày, diễn giải trƣớc đó. Do vậy, nó điển hình và xứng đáng là phần mang thông tin đã biết. Và bởi là phần thông tin đã biết, đƣợc ngƣời tham gia giao tiếp chia sẻ cùng nhau nên vị trí chủ đề trong cấu trúc thông báo nên thuộc về những từ ngữ khái quát này. Việc đảm bảo cho phần nội dung đã biết đƣợc đặt ở vị trí khởi đầu của phát ngơn là cơ sở tƣơng thích hợp lý cho một nội dung thông báo đƣợc truyền tải. Nhƣ vậy, có thể khẳng định chức năng của nhóm từ ngữ khái quát này là liên kết các phát ngôn trƣớc với phát ngôn mà chúng khởi đầu, thông qua sự tóm gọn nội dung trƣớc làm cơ sở, làm chủ đề phát triển nội dung thông báo mới.

Ngồi ra, để duy trì mạch chủ đề của tồn bộ diễn ngơn, ngƣời phát cũng có thể thay đổi, cố định một chủ đề mà sở chỉ của chủ đề ấy có quan hệ gần gũi, có thể liên tƣởng với một nội dung phía trƣớc nhằm đảm bảo tính đã biết.

{2:50} a. Mỵ về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm. Từ năm nào, không nhớ, cũng không ai nhớ. (Tơ Hồi, Vợ chồng A Phủ)

b. Mỵ về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm. Không nhớ, cũng không ai nhớ từ năm nào.

“Từ năm nào” ở ví dụ 2:50 chỉ đảm nhiệm vai trò trạng ngữ xét về cấu trúc cú pháp nhƣng lại là phẩn cơ sở của cấu trúc thơng báo. “Từ năm nào” có sợi dây liên kết với tiền ngơn thông qua sự liên tƣởng về thời gian, cùng với “đã mấy năm”. Mối quan hệ với nội dung ở tiền ngôn giúp cho “Từ năm nào” đƣợc chấp nhận nhƣ một bộ phận mang thông tin đã biết, nên có tƣ cách làm chủ đề của phát ngơn. Đảm nhiệm vai trị chủ đề, trạng ngữ này ở vị trí nối kết hai phát ngơn: gắn kết bằng liên tƣởng với phát ngôn trƣớc và mở

cuối phát ngôn sẽ khơng thể hiện đƣợc trọn vẹn mục đích của phát ngơn dù rằng về cấu trúc không hề sai quy tắc.

Tóm lại, có thể khẳng định chức năng mạch lạc cũng là một lý do để trật tự các thành phần trong một phát ngôn thay đổi mà tạo nên các biến thể cú pháp. Hƣớng tới mục đích duy trì mạch lạc của một diễn ngôn, các biến thể thay đổi vị trí thành phần mang những cấu trúc đánh dấu lại trở nên tự nhiên hơn những cấu trúc không đánh dấu. Trong những nội dung liên kết, liên kết chủ đề là loại quan trọng bậc nhất, bởi đây là yêu cầu phổ biến và cũng là tiên quyết cho một diễn ngôn mạch lạc. Muốn đảm bảo tính mạch lạc thì nội dung của tất cả các phát ngôn đều cần hƣớng chung về một chủ đề; ngoại trừ một vài ngữ cảnh cụ thể, cá biệt có thể dùng tƣ duy lơ-gích để liên tƣởng mà phân tích sự tiếp nối của các phát ngơn khơng mang những chỉ tố hiển ngôn về cùng chủ đề. Nhƣng cũng cần lƣu ý thêm rằng, những liên kết lơ-gích ấy khi xem xét ở một tầng nghĩa sâu, chúng vẫn có sự liên kết với chủ đề chung nào đó xuyên suốt tất cả các phát ngơn. Đó là lý do vì sao những thay đổi trật tự thành tố tồn tại trong các biến thể đều nhằm đảm bảo duy trì mạch chủ đề của chuỗi phát ngơn. Bên cạnh chức năng nhấn mạnh nhƣ đã trình bày ở 2.2.1., những thành phần thay đổi vị trí của loại biến thể này chủ yếu làm cơ sở, làm chủ đề, làm điểm xuất phát cho nội dung thông báo tiếp sau đƣợc triển khai nhƣ một sự lặp lại của chủ đề đã đƣợc nhắc tới trƣớc đó, có thể bằng một hiện tƣợng lặp nguyên từ đã đƣợc đề cập, hoặc thay thế bằng một từ khái qt mang tính tóm gọn nội dung các phát ngơn trƣớc, cũng có thể là một sở chỉ khác liên quan đến các chủ đề phía trƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) biến thể cú pháp của câu đơn tiếng việt từ bình diện cấu trúc chức năng (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)