BIẾN THỂ CÚ PHÁP TRẬT TỰ THÀNH TỐ
2.1. Cấu trúc của biến thể cú pháp trật tự thành tố
Hiện tƣợng thay đổi trật tự thành tố cú pháp của câu, còn đƣợc gọi là hiện tƣợng đảo ngữ, từ lâu đã đƣợc đề cập trong các nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt nhƣ: Việt
Nam văn phạm của Trần Trọng Kim – Bùi Kỷ – Phạm Duy Khiêm (1940), Studies in Vietnamese (Annamese) Grammar của M.B. Emeneau (1951), Văn phạm Việt Nam của
Bùi Đức Tịnh (1952), Ngữ pháp tiếng Việt – lớp 7 của Nguyễn Lân (1956), Giáo trình Việt ngữ của Lê Cận – Cù Đình Tú – Hồng Tuệ (1962), Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam của Trƣơng Văn Chình – Nguyễn Hiến Lê (1963), Ngữ pháp tiếng Việt của
của Lƣu Vân Lăng (những năm 70-80), nghiên cứu về câu tồn tại của Diệp Quang Ban (1981), hai bài viết về trật tự N2-N1-V (danh ngữ 2 - danh ngữ 1 - vị ngữ) và P-N (vị ngữ - danh ngữ) của Lý Toàn Thắng (1982; 1984), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt của Trần Ngọc Thêm (1985), nhận xét về đảo ngữ của Phan Thiều (1988), Sơ thảo ngữ pháp
chức năng của Cao Xuân Hạo (1991), Thành phần câu tiếng Việt của Nguyễn Minh
Thuyết – Nguyễn Văn Hiệp (1998), Cú pháp tiếng Việt của Nguyễn Văn Hiệp (2009),
v.v. Ngoài những nghiên cứu thuộc lĩnh vực Phong cách học coi hiện tƣợng thay đổi trật tự thành phần câu nhƣ một biện pháp tu từ đã có những luận giải khá chi tiết về mục đích nhấn mạnh sắc thái biểu cảm, hiện tƣợng này từ góc nhìn ngữ pháp - ngữ nghĩa - ngữ dụng vẫn là một vấn đề gây nhiều tranh luận với nhiều ý kiến khác biệt. Nếu đơn thuần coi trật tự từ là phƣơng tiện biểu hiện quan hệ ngữ pháp, phản ánh nội dung ngữ nghĩa thì mỗi thay đổi trật tự thành tố sẽ tạo nên những hằng thể câu khác biệt. Nhƣng từ góc nhìn tƣơng tác giao tiếp, luận án muốn xem xét những biến thể cú pháp trật tự thành tố với sự đa dạng của ngôn ngữ trong hành chức từ những nhu cầu dụng học khác nhau.
Nếu ngữ pháp truyền thống coi chủ ngữ - vị ngữ tƣơng ứng với chủ thể (S- Subject) và vị thể (P-Predicate) của mệnh đề lơ-gích thì xuất phát từ mơ hình vị từ - tham tố mà các tác giả, khởi đầu từ L. Tesnière cho tới Ch. Fillmore, cố gắng tách ngôn ngữ học ra khỏi những ảnh hƣởng triết học ấy. Vì là “bóng hình” phản chiếu từ ngữ nghĩa nên mơ hình kết học khn vào một cấu trúc cố định: chủ ngữ - vị ngữ - bổ ngữ (- trạng ngữ). Trong đó, vị ngữ tƣơng ứng với vị từ ngữ nghĩa trung tâm, yếu tố quyết định bản chất của sự tình; chủ ngữ và bổ ngữ là những hiện dạng của các diễn tố, chịu sự chi phối của vị từ; còn thành phần tùy ý – chu tố đƣợc xác định nhƣ là trạng ngữ. Chấp nhận mơ hình cấu trúc cơ bản của câu tiếng Việt là chủ ngữ - vị ngữ - bổ ngữ (- trạng ngữ) là một lần nữa khẳng định sự tƣơng ứng về trật tự S-V-O của tiếng Việt xét từ góc độ loại hình học. Tiếng Việt là một ngơn ngữ S-V-O có trật tự khá ổn định, tuy nhiên điều đó khơng loại trừ khả năng trong đời sống giao tiếp vẫn xảy ra những thay đổi vị trí thành tố nào đó ở một số trƣờng hợp nhất định nhƣ đa phần các nhà Việt ngữ học đã nhắc tới. Biến thể cú pháp thay đổi trật tự thành tố từ điểm nhìn cấu trúc sẽ đƣợc mơ tả và phân tích thơng qua những vị trí bị/ đƣợc đánh dấu của chủ ngữ, bổ ngữ và trạng ngữ.