Biến thể cú pháp tỉnh lược vị ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) biến thể cú pháp của câu đơn tiếng việt từ bình diện cấu trúc chức năng (Trang 102 - 105)

BIẾN THỂ CÚ PHÁP TỈNH LƯỢC THÀNH TỐ

3.1.2. Biến thể cú pháp tỉnh lược vị ngữ

Vị ngữ nhƣ quan niệm của Tesnière (1959) và Fillmore sau đó (1968, 1970) là đỉnh quan trọng nhất của một cấu trúc nghĩa sự tình. Chính vì lẽ ấy mà sự tồn tại của chúng trong các phát ngôn gần nhƣ bắt buộc. Ở tiếng Việt, vị từ đảm nhiệm vai trò vị ngữ trong câu và vì lẽ ấy “Vị ngữ chỉ được tỉnh lược trong một số điều kiện nhất định, không

mấy khi gặp” [C.X.Hạo 1991 sđd; 368]. Còn Trần Ngọc Thêm đƣa ra số liệu thống kê tỉ

mỉ: “Trong khi kiểu tỉnh lược chủ ngữ chiếm tới 62% thì kiểu tỉnh lược vị ngữ chỉ chiếm

có 3%” [T.N.Thêm 2006; 187]. Tuy hiếm gặp nhƣng khơng phải hồn tồn khơng xuất

hiện. Các biến thể cú pháp tỉnh lƣợc vị ngữ cũng có khả năng tồn tại trong những điều kiện xác định với những ngữ cảnh cụ thể.

Trƣớc tiên là trƣờng hợp những chuỗi phát ngôn mà các chủ thể có chung một hành động, một trạng thái. Phạm Văn Tình (2002) cho rằng đây là hiện tƣợng “một đoạn

{3:17} a. Vợ bế con nhỏ ngồi một ghế. Con lớn Ø một ghế.

(Nam Cao, Trăng sáng) b. Vợ bế con nhỏ ngồi một ghế. Con lớn ngồi một ghế.

Vì có chung một hành động là “ngồi lên ghế” nhƣ chủ thể “vợ” ở chủ ngôn nên chủ thể “con lớn” ở lƣợc ngôn không nhất thiết phải cần xuất hiện vị từ chỉ hành động ấy. Dù bị lƣợc bớt một phần vị ngữ, cụ thể là vị từ “ngồi” và giữ nguyên bổ ngữ “một ghế” nhƣng ngƣời tiếp nhận vẫn hiểu hành động của “con lớn” trong phát ngơn ấy là gì.

{3:18} a. Đám tang nàng, cả cộng đồng Hua tát đi đƣa. Cả đàn ông, cả đàn bà, cả trẻ con nữa Ø. (Nguyễn Huy Thiệp, Những ngọn gió Hua tát)

b. Đám tang nàng, cả cộng đồng Hua tát đi đƣa. Cả đàn ông, cả đàn bà, cả trẻ con nữa (cũng) đi đƣa.

Tƣơng tự, phát ngơn đi trƣớc của ví dụ 3:18 cũng cung cấp hoàn chỉnh vị từ “đi đƣa” để ngƣời tiếp nhận hiểu đây là hành động đi đƣa đám tang một cô gái của cả cộng đồng Hua tát. Bởi vậy mà, dù lƣợc ngơn vắng hồn tồn vị ngữ, chỉ có một chuỗi các danh ngữ “Cả đàn ơng, cả đàn bà, cả trẻ con nữa” có vai trị nhƣ chủ thể phát ngôn nhƣng vẫn đủ để cho ngƣời tiếp nhận định hình về hành động tƣơng tự với những gì đã đƣợc đề cập ở phát ngôn trƣớc – “đi đƣa đám tang một cô gái”.

Trong những trƣờng hợp bổ ngữ và các thành phần phụ khác cũng mang những thông tin cũ nhƣ vị ngữ, đã đƣợc nhắc tới ở các phát ngơn trƣớc thì phát ngơn sẽ chỉ cịn lại chủ ngữ. Những lƣợc ngơn chỉ cịn chủ ngữ này ln cần những trợ từ nhƣ: rồi, nữa,

v.v. đặc biệt là cả để liên kết với chủ ngơn phía trƣớc nhƣ ngầm định về một tập hợp

những chủ thể có chung hành động, trạng thái đó. Xem xét ví dụ: {3:19} Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cƣời Ø.

(Nam Cao, Sống mòn) Khơng thể nói: * Tiếng hát ngừng. Tiếng cƣời.

Rõ ràng, trong một số ngôn bản, để lƣợc ngôn chỉ cịn duy nhất chủ ngữ, tiếng Việt ln yêu cầu phải có yếu tố phụ đi kèm, thƣờng là những thành phần trƣớc chủ ngữ. Về hình thức, yếu tố phụ này nhằm gắn kết chủ ngôn và lƣợc ngôn. Về nội dung, các yếu tố phụ ngầm định một giá trị ngữ nghĩa liệt kê thêm những chủ thể của phần lƣợc ngôn vốn đƣợc

kết, các phát ngôn biến thể tỉnh lƣợc vị ngữ rất khó tồn tại với đúng nội dung mà lƣợc ngôn muốn truyền tải.

Ngoài trƣờng hợp các chủ thể đƣợc đồng nhất thành một nhóm, trong tiếng Việt khi các chủ thể tƣơng phản mà có chung hành động đƣợc cùng một vị từ diễn tả cũng có thể dùng các phát ngơn biến thể tỉnh lƣợc vị ngữ.

{3:20} a. Ai nấy đều lăn ra ngủ mê mệt. Ngƣời thì Ø trên phản, kẻ thì Ø dƣới đất.

(dẫn theo C.X.Hạo 1991 sđd: 368) b. Ai nấy đều lăn ra ngủ mê mệt. Ngƣời thì ngủ trên phản, kẻ thì ngù dƣới đất. Ở ví dụ 3:20, để làm nổi rõ hơn sự tƣơng phản của chủ thể “ngƣời” và “kẻ” cùng với đối thể “trên phản” và “dƣới đất” mà vị từ “ngủ” vốn đã xuất hiện trƣớc ở chủ ngơn lại có thể vắng mặt ở lƣợc ngơn. Tuy nhiên, sẽ là bất thƣờng và hồn tồn khơng tự nhiên nếu phát ngơn sau chỉ có một chủ thể duy nhất.

Khơng thể nói: * Ai nấy đều lăn ra ngủ mê mệt. Mọi ngƣời thì trên phản.

Trong khi có thể nói: Ai nấy đều lăn ra ngủ mê mệt. Mọi ngƣời thì ngủ trên phản.

Bên cạnh những chuỗi phát ngôn thƣờng mang phong cách tự sự, miêu tả, các biến thể cú pháp tỉnh lƣợc vị ngữ còn đƣợc sử dụng trong những cuộc đối thoại trực tiếp. Chủ yếu, các phát ngôn tỉnh lƣợc vị ngữ xuất hiện để hồi đáp các câu hỏi nhằm hƣớng tới thông tin về chủ ngữ, ví dụ nhƣ: Ai? Cái gì? Các câu hỏi mang vai trò là chủ ngơn, thƣờng có đầy đủ vị ngữ. Dựa vào cơ sở thơng tin cũ đã đƣợc cung cấp của câu hỏi, phát ngôn trả lời chỉ cần tập trung vào nội dung quan trọng nhất đƣợc yêu cầu biết thông tin – chủ ngữ.

{3:21} a. Ai xay thóc nhờ đấy mẹ? - Một ngƣời lạ Ø.

(Nguyên Ngọc, Pồn) b. Ai xay thóc nhờ đấy mẹ? - Một ngƣời lạ xay thóc nhờ.

Ví dụ 3:21 cung cấp một đoạn hội thoại giữ mẹ và con để xác định về một nhân vật thực hiện hành động xay thóc nhờ. Vị ngữ “xay thóc nhờ” đã đƣợc biết ở câu hỏi phía trƣớc, vì vậy khơng nhất thiết phải cần nhắc lại, hơn nữa đây lại là lời của mẹ trả lời con, ngƣời có vị trí cao hơn đáp lại lời ngƣời có vị trí thấp hơn. Tình hình sẽ khác, nếu ngơi giao tiếp

Khó có thể nói: ? Ai xay thóc nhờ đấy con? Một ngƣời lạ.

Mà phải nói: Ai xay thóc nhờ đấy con? Một ngƣời lạ xay thóc nhờ mẹ ạ! Hoặc: Ai xay thóc nhờ đấy con? Một ngƣời lạ ạ!

Phụ thuộc vào từng hoàn cảnh giao tiếp, với địa vị giao tiếp khác nhau mà ngƣời tham gia giao tiếp có thể thêm những tình thái ngữ vào lƣợc ngữ hoặc khơng sử dụng lƣợc ngữ để có một phát ngơn trọn vẹn nhằm thể hiện một sự kính trọng ngƣời đối thoại.

Ở một số cuộc trao đổi trực diện khác, đối với những vai giao tiếp ngang hàng, gần gũi và thân mật, thậm chí những câu hỏi cũng đƣợc tỉnh lƣợc vị ngữ.

{3:22} a. Ơng uống gì nào? Bia hay rƣợu? – Tơi, Ø cuốc lủi.

b. Ơng uống gì nào? Ơng uống bia hay rƣợu? – Tôi uống cuốc lủi.

Trƣờng hợp 3:22, vị từ “uống” đƣợc lƣợc bỏ vì ngƣời tham gia cuộc đối thoại hiểu rằng tiêu điểm của phát ngôn không nằm ở vị từ “uống” nữa mà ở những chủng loại thức uống đƣợc đem ra lựa chọn.

Những phát ngôn tỉnh lƣợc vị ngữ khá hiếm gặp đã trở thành một trong những lý do để một số nhà nghiên cứu củng cố nhận định vị ngữ là thông tin quan trọng bậc nhất của mỗi phát ngôn (do không thể lƣợc bỏ dễ dàng). Thực vậy, chúng thƣờng đóng vai trị đỉnh ngữ nghĩa của cấu trúc nghĩa sự tình cũng nhƣ mang giá trị tiêu điểm thông báo của các phát ngôn. Tuy nhiên, ở một số ngữ cảnh giao tiếp cụ thể, vị ngữ vẫn có thể đƣợc tỉnh lƣợc với điều kiện những lƣợc ngơn phải có những liên kết khá chặt chẽ với các phát ngơn hồn chỉnh về nội dung và hình thức phía trƣớc. Bởi nếu các chủ ngơn ấy quá xa các lƣợc ngơn thì ngƣời tiếp nhận không thể xác định đƣợc những nội dung tỉnh lƣợc đƣợc chủ ngôn cung cấp. Các biến thể cú pháp tỉnh lƣợc vị ngữ cũng góp phần nhận diện mối quan hệ giữa cơ sở và tiêu điểm thông báo của cấu trúc thông tin mà trƣớc đây vẫn thƣờng đƣợc áp đặt tƣơng ứng hoàn toàn với chủ ngữ và vị ngữ của cấu trúc cú pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) biến thể cú pháp của câu đơn tiếng việt từ bình diện cấu trúc chức năng (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)