Cấu trúc so sánh khác biệt với "else" và tƣơng đƣơng trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các phương thức biểu hiện ý nghĩa so sánh trong tiếng anh và tiếng việt ( so sánh thang độ ) (Trang 149 - 158)

X c1 c2 Y

4.4.3. Cấu trúc so sánh khác biệt với "else" và tƣơng đƣơng trong tiếng Việt

một ... khác” (32 câu, tỉ lệ 40,51%), “khác hơn là” (8 câu, tỉ lệ 10,13%0, “không như” (3 câu, tỉ lệ 2,80%), “ngoại trừ” (2 câu, tỉ lệ 2,53%), “ngoài” (2 câu) và “không phải là” (1 câu, 1,27%). Ở đây có hai điều đáng chú ý. Một là, nếu như “other” có nhiều biến thể khi dịch sang tiếng Việt, “another” chỉ có hai biến thể tương đương là “một ... khác” và là “một ... (khác) nữa”. Hai là, về lý thuyết, khi ở vị trí vị ngữ, “other than” có thể dẫn đầu một mệnh đề (câu 100). Tuy nhiên, câu như vậy đã không tìm thấy trong khối dữ liệu chúng tôi đã thu thập.

4.4.3. Cấu trúc so sánh khác biệt với "else" và tƣơng đƣơng trong tiếng Việt Việt

Theo Huddleston [127, 1146], “else" (khác, khác nữa) xét về ngữ nghĩa tương đương với "other". Còn Alexander [61, 86] cho rằng “else” thường đi sau các đại từ không xác định để tạo ra các kết hợp như “everyone else” (mọi người khác), “anyone else” (ai đó khác), “something else” (điều gì khác), “no one else“(không ai khác), “nothing else” (không điều gì khác)...

(106) I find marriage and being alive intolerable .With someone else I might never have thought of it. But with him...! [228, 125]

(Tôi nhận thấy hôn nhân và sống là không thể chịu đựng nổi. Với ai khác tôi hẳn đã không bao giờ nghĩ về điều đó. Nhưng với anh ta thì ...!).

(107) She found it at last. It surely had been made for Jim and no one else.

[241, 70]

(Cuối cùng, nàng đã tìm đựợc nó. Chắc chắn vật này là để dành riêng cho Jim, chứ không phải cho ai khác).

Theo Huddleston [127, 1146], “else” có thể nhận một bổ ngữ (complement) dẫn đầu bằng “but” hoặc “than”.

(108) Nothing else but a major disaster will get us to realize that we can't go on destroying the rain forests of the world. [61, 87]

(Không gì khác ngoại trừ một thảm hoạ lớn sẽ khiến chúng ta nhận ra rằng chúng ta không thể tiếp tục tàn phá những cánh rừng nhiệt đới của thế giới nữa).

Tuy nhiên, Alexander [61, 87] nói thêm rằng “else than” thường được thay bằng “other than” đặc biệt là khi nói về người. Như vậy, thay vì dùng câu (109), người Anh có thể dùng câu (109‟).

(109) Someone else than your brother should be appointed manager.

(109') Someone other than your brother should be appointed manager.

[61, 87]

(Ai đó chứ không phải là anh trai cậu nên được cử làm trưởng phòng).

Theo quan sát của chúng tôi, “else” khác với các phương tiện biểu đạt ý nghĩa so sánh khác biệt đã khảo sát ở chỗ nó luôn luôn phải kết hợp với hoặc một đại từ không xác đinh (indefinite pronoun) như “everything”, “everyone”, “anything", "no one"... hoặc với một đại từ nghi vấn (interrogative pronoun) như “who else”, “what else”. Ngoài ra, khi kết hợp với các đại từ không xác định chỉ người, “else” có thể dùng với dạng sở hữu cách (possessive case).

(110) This isn't mine. It's someone else's coat. [61, 87]

(Cái này không phải của tôi. Đó là chiếc áo khoác của người nào khác).

Khi dịch sang tiếng Việt, “else” có các tương đương như “khác”, “khác hơn (là)”, “không phải (là)”. Nếu đối chiếu cả kết hợp từ trong đó “else” xuất hiện để biểu hiện ý nghĩa khác biệt, người ta sẽ thấy cấu trúc tương đương trong tiếng Việt phức tạp hơn nhiều do đặc điểm đơn lập và phân tích tính của mình. Xét kỹ các câu từ (106) đến (108) và các câu dịch tiếng Việt tương đương, chúng ta sẽ thấy rằng “else” tiếng Anh chỉ xuất hiện trong kết hợp "đại từ không xác định + else”. Trái lại, các cụm từ “khác”, “khác hơn (là)”,

không phải (là)”... xuất hiện trong một loạt các kết hợp khác nhau. Căn cứ vào cách phân chia từ loại của Alexander [61], Đinh Văn Đức [13], Lê Biên [1] và Từ điển tiếng Việt [58], có thể minh hoạ cấu trúc với “else” và tương đương trong tiếng Việt trên bảng (4.6) như sau.

Bảng 4.6 Mô hình cấu trúc biểu hiện ý nghĩa khác biệt với "else" và tương đương trong tiếng Việt

Tiếng Anh

Đại từ không xác định ELSE

Tiếng Việt

Từ phủ định

Từ chỉ lượng khái quát (mọi)

Đại từ phiếm chỉ (ai)

Danh từ loại thể (người)

Danh từ chỉ đơn vị (Điều / thứ)

Đại từ phiếm chỉ (gì/ nào/ đó)

Khác Khác hơn (là) Không phải (là)

Về cấu trúc tiếng Việt tương đương với “else”, Đinh Văn Đức [13, 85] lưu ý rằng: "Do ý nghĩa "khái quát", gộp" cho nên "mọi" không kết hợp với các định tố: này, kia, nọ, ấy...". Trong tổng số 242 câu so sánh khác biệt đã thu thập, nhóm câu với “else” có 21 câu, tỉ lệ 8,68%. Như vậy so với các phương tiện so sánh khác biệt khác, “else” ít được sử dụng hơn. Có lẽ do tính không xác định của các đại từ dùng kèm làm cho “else” không có được sự chính xác trong khi biểu đạt nghĩa dẫn đến việc người ta ít dùng nó khi giao tiếp. Trong bộ nhóm “else”, nhóm câu có đại từ không xác định mang nghĩa phủ định (nobody else, no one else, nothing else) có tần số sử dụng thấp nhất (5 câu, tỉ lệ 25%).

Dữ liệu về “else” thu thập được có một số ít câu trong đó “else” kết hợp với “or” thành “or else” (nếu không thì, kẻo). Đây cũng là điều đáng chú ý khi sử dụng hoặc giảng dạy “else” bởi người học sẽ nhầm nghĩa thành ngữ của cụm từ này với “else” mang nghĩa so sánh khác biệt, ví dụ:

(111) He was compelled to think this thought, or else there would not be any use to strive, and he would have lain down and died. [26, 12]

(Anh buộc lòng phải nghĩ như thế, nếu không thì những nỗ lực chỉ là vô ích, và anh sẽ gục xuống và chết).

4.5. Tiểu kết

So sánh bậc nhất về thực chất cũng là so sánh không ngang bằng và cũng không diễn đạt mức độ cao hơn so sánh hơn/ kém, chỉ khác là vấn đề được xem xét từ một góc độ khác. So sánh ngang bằng hoặc hơn/ kém xảy ra giữa hai thực thể, còn so sánh nhất xảy ra giữa các thành viên trong một tập hợp nhiều hơn hai, trong đó một thành viên trội hơn hẳn hoặc kém hẳn các thành viên khác bị đẩy về một đầu của thang độ, tạo thành thể lưỡng phân với các thành viên còn lại. Tuỳ theo ý nghĩa biểu đạt, cấu trúc so sánh nhất được chia làm hai tiểu loại là cấu trúc so sánh hơn nhất và cấu trúc so sánh kém nhất. Tiếng Anh biểu hiện ý nghĩa so sánh bậc nhất bằng nhiều phương tiện, cơ bản nhất là cấu trúc với “most” với hậu tố “-est” (hơn nhất) và với “least” (kém nhất). “Most” và “-est” có tần số sử dụng cao hơn hẳn so với “least” do nguyên lý lịch sự trong giao tiếp chi phối. Tương ứng với các phương tiện trên, tiếng Việt có hàng loạt các biến thể để diễn đạt ý nghĩa so sánh nhất, phổ biến hơn cả vẫn là các kết cấu với từ “nhất” và “kém nhất”. Sự đa dạng của các biến thể biểu hiện ý nghĩa so sánh nhất trong tiếng Việt so với tiếng Anh cho phép lời nói của người Việt uyển chuyển hơn trong việc sắp xếp các đối tượng vào vị trí cao nhất của một thang độ nào đó phù hợp với hoàn cảnh nói năng và các quan hệ khinh-trọng giữa những người tham gia giao tiếp. Việc chuyển đổi phương thức biểu hiện ý nghĩa so sánh nhất đôi khi xảy ra khi một câu so sánh tiếng Anh được dịch ra tiếng Việt và ngược lại.

Ý nghĩa so sánh không ngang bằng ngoài việc biểu hiện trên thang độ còn thể hiện ở một kiểu loại so sánh không ngang bằng không thang độ với

các cấu trúc so sánh khác biệt. Phương tiện so sánh khác biệt quan trong nhất trong tiếng Anh là các kết cấu với từ “different”. Trong nhiều vai trò cú pháp khác nhau, “different” có các tương đương trong tiếng Việt rất đa dạng, chẳng hạn: “khác”, “khác hẳn”, “khác với”... Nghiên cứu tần số xuất hiện của những phương tiện biểu hiện ý nghĩa so sánh khác biệt trong tiếng Anh và tiếng Việt cho thấy một số phương tiện chỉ tồn tại trên lý thuyết nhưng không hề xuất hiện trong thực tế giao tiếp. Mặt khác, tần số sử dụng của các phương tiện này cũng rất khác nhau. Điều này làm người ta liên tưởng đến các quân cờ luôn luôn hiện diện trên bàn cờ, nhưng giá trị của mỗi quân là khác nhau.

KẾT LUẬN

Một đơn vị vật chất chỉ tồn tại nhờ ý nghĩa, nhờ cái chức năng mà nó

đảm đương... Ngược lại, một ý nghĩa, một chức năng chỉ tồn tại nhờ sự nâng đỡ của một hình thái vật chất nào đó” (Saussure [47, 238]). Thực vậy, các hình thức ngôn ngữ không thể tồn tại nếu không có ý nghĩa. Ý nghĩa là lý do để cho một hình thức ngôn ngữ hình thành và hoạt động với tư cách một phương tiện giao tiếp, công cụ diễn đạt tư duy. Luận án này đã nghiên cứu, khảo sát và đối chiếu các phương thức biểu hiện ý nghĩa so sánh trong tiếng Anh và tiếng Việt với nguyên tắc làm việc là kết hợp miêu tả với lý luận, phân tích định tính không tách rời phân tích định lượng. Bốn chương chính văn cho phép luận án rút ra một số kết luận như sau.

1. So sánh là nhìn vào thực thể này mà xem xét thực thể kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn/ kém. Sự so sánh giữa hai thực thể bao gồm các mối quan hệ “nhất”, “hơn”, “kém”, “ngang bằng”, “giống nhau” hoặc “khác biệt” và các quan hệ có được từ việc phủ định các quan hệ này. So sánh không những làm rõ được thuộc tính bản chất của cái được so sánh mà còn phát hiện ra những mối liên hệ sâu xa giữa hai sự vật, hiện tượng trông rất khác biệt.

2. Tuy so sánh là phổ quát nhưng các phương thức và phương tiện biểu hiện ý nghĩa so sánh trong các ngôn ngữ lại không hoàn toàn như nhau. Cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt đều sử dụng phương thức từ vựng. Ngoài ra, tiếng Anh còn dùng phương thức thay chính tố, phương thức phụ tốphương thức hư từ. Tuy vậy, tiếng Việt chỉ dùng thêm phương thức hư từ .

3. So sánh gắn liền với thang độ. Theo các nhà Anh ngữ học, chỉ có các tính từ hoặc trạng từ có thang độ hay lâm thời có thang độ mới kiến tạo được

câu so sánh có thang độ diễn tả các ý nghĩa “ngang”, “bằng”, “hơn”, “kém”, “nhất”. Tuy nhiên, theo chúng tôi, khi nói “hơn”, “bằng”, „kém”... tức là đã mặc nhiên đưa các sự vật được nói đến vào một thang độ nào đó chứ không nhất thiết phải có từ chỉ thuộc tính mới là có thang độ. Sự tồn tại của câu so

sánh có thang độ hàm chỉ sự hiện hữu của câu so sánh không thang độ, một

loại câu chỉ ra rằng hai thực thể nào đó là giống nhau hoặc khác biệt. Như vậy, các quan hệ so sánhthang độ đã chia cấu trúc so sánh trong tiếng Anh và tiếng Việt thành nhiều tiểu loại. Nhìn chung, tiếng Anh có hai mô hình tổng quát là “c1 X c2 Y" và “X c1 c2 Y"; tiếng Việt chỉ có một là “X c Y".

4. Những cấu trúc cú pháp biểu hiện ý nghĩa SSNB được gọi là cấu trúc SSNB.

4.1. Căn cứ vào tính chất và mối quan hệ cú pháp giữa thực thể được so sánh và thực thể làm chuẩn so sánh, câu SSNB có thể chia ra thành câu so sánh logíchcâu so sánh tu từ. Người Anh và người Việt đều dùng nhiều câu so sánh logích hơn câu so sánh tu từ. Tuy nhiên, câu so sánh tu từ trong tiếng Việt đa dạng hơn trong tiếng Anh.

4.2. Căn cứ vào sự có mặt hay không của từ chỉ tính chất, mức độ, trạng thái của hai thực thể so sánh, câu SSNB tiếng Anh được chia làm câu SSNB có thang độcâu SSNB không có thang độ với hai cấu trúc tiêu biểu là cấu trúc chứa "as ... as" và các kết cấu với từ "like". Bên cạnh, bằng cách tiếp cận ngữ nghĩa - cú pháp luận án xác định động từ “to be” là một chỉ tố so sánh cấu tạo nên câu so sánh tu từ. Tiếng Việt phân chia các tiểu loại câu SSNB căn cứ vào sự có hay không có từ so sánh. Cấu trúc SSNB có từ so sánh gồm hai loại là so sánh chìmso sánh nổi. Đó là các kết cấu chứa các từ “bằng”, “như”, “ngang”, “tựa”, “tày”, “giống như”, “hệt”, “cũng như”.

4.3. Các phương tiện biểu hiện ý nghĩa SSNB tiếng Anh có thể hoạt động như các từ nối trong câu. Tuy nhiên, một số phương tiện tương ứng trong tiếng Việt còn có thể là từ nối liên câu.

5. Nếu kết quả so sánh giữa hai thực thể là sự hơn hoặc kém thì đó là phép so sánh hơn/ kém. Tiếng Anh biểu hiện các ý nghĩa so sánh hơn/ kém chủ yếu bằng các kết cấu với "more ... than", "-er than", "less ... than" và các biến thể của chúng. Tiếng Việt cơ bản biểu hiện ý nghĩa so sánh hơn/ kém bằng cách đặt từ “hơn" sau chính tố hoặc xen chính tố vào giữa cụm từ “kém ... hơn”. Tùy vào ngữ cảnh và mục đích giao tiếp, nhiều biến thể có thể thay cho “hơn” hoặc “kém ... hơn”. Cấu trúc so sánh hơn/ kém trong hai ngôn ngữ đều bị ảnh hưởng của “nguyên lý R” của dụng học và có lối nói hàm ngôn giống nhau.

6. So sánh bậc nhất là sự so sánh trong một tập hợp có hơn hai thành viên. Tiếng Anh biểu hiện ý nghĩa so sánh nhất bằng nhiều phương tiện nhưng cơ bản nhất là cấu trúc với “most” với hậu tố “-est” (hơn nhất) và với “least” (kém nhất). “Most” và “-est” có tần số sử dụng cao hơn hẳn so với “least” do nguyên tắc lịch sự trong giao tiếp chi phối. Tương ứng, tiếng Việt có hàng loạt biến thể nhưng phổ biến hơn cả vẫn là các kết cấu với từ “nhất” và “kém nhất”. Sự đa dạng của các biến thể biểu hiện ý nghĩa so sánh nhất trong tiếng Việt so với tiếng Anh làm cho lời nói của người Việt uyển chuyển hơn phù hợp với hoàn cảnh nói năng và các quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp.

7. Loại cấu trúc nêu lên rằng hai đối tượng nào đó là khác biệt được gọi là “cấu trúc so sánh biểu hịên ý nghĩa khác biệt". Phương tiện so sánh khác biệt quan trọng nhất trong tiếng Anh là kết cấu “X c1 c2 Y" với từ “different” làm chỉ tố so sánh. Tương ứng, tiếng Việt có cấu trúc “X c Y"; trong đó, chỉ

tố so sánh là từ “khác” và các biến thể như “khác hẳn”, “khác với”, “khác biệt so với”...

8. Luận án đề xuất một số điểm liên quan đến việc dạy, học và dịch cấu trúc so sánh tiếng Anh và tiếng Việt như sau.

8.1. Đưa các cấu trúc biểu hiện ý nghĩa SSNB với từ "like" vào giảng dạy trước hoặc đồng thời với các cấu trúc SSNB khác như “as....as”.

8.2. Khi giảng dạy về cấu trúc so sánh tiếng Anh và tiếng Việt người dạy nên lưu ý thêm nội dung so sánh khác biệt.

8.3. Trang bị cho người học kiến thức về hiện tượng mơ hồ của các cấu trúc so sánh tiếng Anh và cách khắc phục giúp người học hiểu đúng, dùng đúng và dịch đúng các cấu trúc này.

8.4. Khi dạy CTSSN tiếng Anh, người dạy cần giải thích kỹ để người học dùng chính xác từng trường hợp cụ thể.

9. Sự khác nhau về hình thức kết cấu là sự dị biệt lớn nhất giữa cấu trúc so sánh trong tiếng Anh và tiếng Việt. Trong các biến thể biểu hiện ý nghĩa so sánh có các đồng nghĩa cú pháp. Đó là một biểu hiện của nguyên lý phi đối xứng giữa cái được biểu hiện và cái biểu hiện. Và, xin dẫn lời của R. Jakobson [130, 84] để lý giải chung cho sự không tương hợp giữa cấu trúc biểu hiện ý nghĩa so sánh trong tiếng Anh và tiếng Việt “Các ngôn ngữ khác nhau không phải ở chỗ ngôn ngữ nào có thể diễn đạt được những ý nghĩa gì mà là ở chỗ có những ngôn ngữ bị bắt buộc phải diễn đạt những ý nghĩa mà các ngôn ngữ khác không phải diễn đạt khi không cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các phương thức biểu hiện ý nghĩa so sánh trong tiếng anh và tiếng việt ( so sánh thang độ ) (Trang 149 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)