Những mối quan hệ so sánh (comparative relations)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các phương thức biểu hiện ý nghĩa so sánh trong tiếng anh và tiếng việt ( so sánh thang độ ) (Trang 32 - 35)

b. Mục đích của so sánh

1.1.3. Những mối quan hệ so sánh (comparative relations)

Khi so sánh hai thực thể X và Y về một đặc tính nào đó (phẩm chất, mức độ, số lượng, kích cỡ...), Jespersen và nhiều nhà ngôn ngữ học khác thường sử dụng các quan hệ về số lượng trong toán học để biểu đạt các mối quan hệ. Theo đó, có ba quan hệ so sánh: ngang bằng (equality), hơn

(superiority) và kém (inferiority). Ba mối quan hệ này tạo ra một hệ thống hai bậc lưỡng phân (two hierarchically ordered binary choices), (Mitchell, [160]) hoạt động như sau: nếu so sánh một số lượng X với một số lượng Y, trước hết người ta phải xem hai số lượng này có bằng nhau không. Nếu không bằng nhau, người ta lại tiếp tục xác định là X lớn hơn hay nhỏ hơn Y. Có thể hình dung các mối quan hệ so sánh này ở sơ đồ (1.1) dưới đây:

X = Y

X : Y X Y

X Y

X Y

[160, 57]

Sơ đồ 1.1 Hệ thống hai bậc lưỡng phân các quan hệ so sánh

Những mối quan hệ có được từ bên phải cùng của các nhánh sơ đồ tạo nên hệ thống các quan hệ so sánh [133, 224]. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với điều kiện người ta chỉ xét các mối quan hệ đơn giản và với các trường hợp khẳng định (assertion). Thực tế, người ta còn phải tính đến vấn đề là cả các

đẳng thức toán học lẫn ngôn ngữ cho phép người ta biểu đạt sự phủ định hay phân cách trong các mối quan hệ. Xét về mặt logích, mỗi tiểu hệ thống trong hệ thống trên lại bao gồm hai tiểu tập hợp (sub-set) loại trừ nhau (mutually exclusive). Vì thế, trong tiểu hệ thống thứ nhất (X:Y), bất cứ cặp thực thể nào đưa ra so sánh sẽ phải hoặc giống nhau hoặc khác biệt. Tiểu hệ thống thứ hai

(X  Y) chỉ ra rằng, bất cứ cặp thực thể nào được cho là khác nhau thì phải có quan hệ hoặc là hơn hoặc là kém (X  Y hoặc XY). Trong mỗi tiểu hệ thống tồn tại một quan hệ kéo theo song phương (bilateral entailments) là vị ngữ (predication) của một quan hệ trong cặp kéo theo sự phủ định của vị ngữ của thành viên còn lại; đồng thời, phủ định của vị ngữ của một quan hệ trong cặp kéo theo vị ngữ của quan hệ còn lại. Để minh hoạ cho ý tưởng này, Lyons [154, 272] đưa ra ví dụ như sau. Mệnh đề “X is female” (X là nữ) hàm ý rằng “X is not male” (X không phải là nam), ngược lại “X is not female" (X không phải là nữ) ngụ ý “X is not male” (X không phải là nam). Nếu ghép hai tiểu hệ thống lại thành một hệ thống đơn nhất có đầu ra là ba tiểu tập hợp loại trừ nhau thì vị ngữ của bất cứ quan hệ nào trong ba quan hệ này sẽ kéo theo vị ngữ của sự phân cách phủ định của hai quan hệ còn lại (có nghĩa là nếu một quan hệ là đúng thì không có quan hệ còn lại nào có thể đúng). Trái lại, phủ định của vị ngữ của một trong ba quan hệ sẽ kéo theo vị ngữ của hai quan hệ còn lại (có nghĩa là nếu một quan hệ là không đúng thì một hay cả hai quan hệ còn lại phải đúng). Vì vậy, tổng số các quan hệ so sánh giữa X và Y có thể làm vị ngữ bao gồm:

- Vị ngữ của từng quan hệ trong 3 quan hệ cơ bản. - Vị ngữ của phủ định của mỗi quan hệ cơ bản. - Sự kéo theo của sáu loại vị ngữ trên.

Tóm lại, người ta có sáu mối quan hệ so sánh làm vị ngữ và các quan hệ có được từ việc phủ định các quan hệ đó, cụ thể là: “hơn”, “kém”, “bằng hoặc hơn”, “bằng hoặc kém” ,"giống nhau”, “khác biệt”.

Có thể tóm tắt các quan hệ so sánh giữa X và Y trên sơ đồ (1.2) như sau. X = Y X Y X : Y X Y X Y X Y X Y

Sơ đồ 1.2 Các mối quan hệ so sánh giữa hai thực thể X và Y

Những mối quan hệ giữa X và Y ở đây xảy ra theo một chiều ở vị ngữ của biểu thức R (X, Y). Các nhà ngữ nghĩa học chỉ ra rằng có sự tương đương logích giữa vị ngữ của biểu thức R (X, Y) và biểu thức R (Y, X) vì người ta có thể nói rằng dấu “"là sự đảo ngược của dấu “” và rằng dấu “=” là đối xứng (vì X=Y=Y=X). Tuy nhiên, theo Mitchell [160,58] “Đối với người dùng ngôn ngữ ít khi có vấn đề quyết định liệu sẽ so sánh X với Y hay Y với X mà điều này thường được quyết định trước bởi sự hiểu biết được chia sẻ giữa người nói và người nghe”. Trong một hoàn cảnh nói năng nhất định, người nói không chắc sẽ ngập ngừng cân nhắc giữa hai câu “John is taller than Bill” (John cao hơn Bill) hoặc “Bill is shorter than John” (Bill thấp hơn John). Danh từ nào được chọn đưa ra trước (John hay Bill) làm phần đề (theme) tùy thuộc vào chiều cao của người mà người nói cho rằng người nghe đã biết và chưa biết. Do đó người nói sẽ phát biểu: “John is taller than Bill” trong tình huống muốn thông báo với người nghe về chiều cao của John bằng cách liên hệ với chiều cao của Bill mà người nói cho rằng người nghe đã biết.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các phương thức biểu hiện ý nghĩa so sánh trong tiếng anh và tiếng việt ( so sánh thang độ ) (Trang 32 - 35)