Tính từ có thang độ và tính từ không thang độ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các phương thức biểu hiện ý nghĩa so sánh trong tiếng anh và tiếng việt ( so sánh thang độ ) (Trang 39 - 42)

b. Mục đích của so sánh

1.3.2.1. Tính từ có thang độ và tính từ không thang độ

Theo Lyons [154,271], “Thang độ có quan hệ với so sánh. Khi so sánh hai hay hơn hai vật với nhau về một thuộc tính nào đó (trong tiếng Anh thuộc tính này được biểu hiện ở tính từ), người ta xét xem mức độ giống nhau hay khác nhau của thuộc tính này ở các vật đó". Chẳng hạn, người ta có thể hỏi

Is X as hot as Y?” (X có nóng như Y không ?). Tùy thuộc vào thang độ của

“hot” người ta có thể trả lời là “X is as hot as Y” (X nóng bằng Y) hay “X is hotter than Y” (X nóng hơn Y). Trái lại, các từ như “female" (nữ) thì không có tính thang độ (ungradable). Người ta không thể nói “X is as female as Y” (X thì nữ như Y ) hay “X is more female than Y” (X thì nữ hơn Y). Những từ này tồn tại trong vốn từ vựng của các ngôn ngữ thành các cặp trái nghĩa cùng với cold (lạnh), và male ( nam) tuy rằng các cặp này có tính chất không giống nhau: “hot” và “cold” là các từ có thang độ, còn “female” và “male” thì không có thang độ.

Các từ trái nghĩa không thang độ khi được dùng như vị ngữ có các tính chất sau:

- Vị tính (predication) của một trong hai từ trong cặp ngầm chỉ đến sự phủ định vị tính của từ trái nghĩa trong cặp, ví dụ, mệnh đề “X is female” ngầm chỉ rằng “X is not male”.

- Vị tính phủ định của một trong hai từ trong cặp ngầm chỉ đến vị tính của từ trái nghĩa trong cặp, ví dụ, “X is not female” ngầm chỉ rằng “X is male”.

Tuy nhiên, đối với các từ trái nghĩa có thang độ thì có hơi khác. Vị tính của một từ ngầm chỉ đến vị tính, phủ định của từ còn lại trong cặp: câu “X is

hot” ngụ ý rằng “X is not cold”, và “X is cold” ngụ ý rằng “X is not hot”. Nhưng “X is not hot” không tất nhiên chỉ ra rằng “X is cold” nghĩa là không có chiều liên hệ ngược lại như trường hợp của từ trái nghĩa không thang độ. Do đó, có thể tạm gọi các cặp từ trái nghĩa không thang độ là các cặp từ ngược nghĩa (contradictories) (ví dụ: female - male) còn các cặp từ trái nghĩa có thang độ là cặp từ trái nghĩa (contraries - CTTN) (ví dụ: hot - cold). Theo Nguyễn Thiện Giáp [14, 205-206], “Từ trái nghĩa bộc lộ các mặt đối lập của các khái niệm tương liên, gắn liền với một phạm vi sự vật, chẳng hạn, bề sâu (sâu- nông), bề rộng (rộng - hẹp), sức mạnh (mạnh- yếu), trọng lượng (nhẹ- nặng) v.v...

Bolinger [75] cho rằng trong cặp trái nghĩa, chính là ý nghĩa chứ không phải bản thân tính từ đã được đưa lên thang độ. Ví dụ, có thể dùng một số từ đồng nghĩa thay cho “cold” trên hệ hình của thang độ “cold-hot” như trong các kết cấu sau đây.

(22) This is hot but that is lower in temperature. (Cái này nóng nhưng cái kia nhiệt độ thấp hơn).

(22') This is hot but that is less likely to burn my fingers. (Cái này nóng nhưng cái kia ít có khả năng làm bỏng ngón tay của tôi hơn).

Cả (22) và (22‟) đều diễn đạt nghĩa lạnh hơn nhưng không dùng từ

lạnh, việc này vẫn chỉ được thực hiện thông qua các tính từ “lower" và “less likely" chứ không dùng từ thuộc lớp từ khác. Ngoài ra, theo Nguyễn Đức Dân [9, 23] các điểm trên thang độ “lạnh- nóng” còn được từ vựng hoá thành các từ cụ thể như “buốt- giá- lạnh- mát- ấm- nóng- nực”. Điều này khẳng định thêm luận điểm của Bolinger rằng tính thang độ là một đặc trưng ngữ nghĩa gắn liền với tính từ trong tiếng Anh và khả năng so sánh của tính từ phụ thuộc vào sự kiện nghĩa của nó chiếm một khoảng hay một điểm trên thang độ.

Gnutzmann [116, 414] cho rằng tính từ có thang độ có thể xuất hiện trong các kết cấu ngữ pháp như cấu trúc so sánh, câu cảm thán và các cấu trúc kết hợp với trạng từ. Cũng theo Gnutzmann [116, 425], những tính từ sau đây không thể sử dụng được trong cấu trúc so sánh.

a. Những tính từ quy chiếu đến điểm cuối cùng của thang độ nên không còn chỗ để được bổ nghĩa như unique (duy nhất), perfect (hoàn hảo), infinite

(vô hạn)”. Tuy nhiên, những tính từ có nghĩa một cực như "perfect" (hoàn hảo), "dead" (chết)... trong một vài trường hợp cũng có thể so sánh được. (23) This is the most perfect car I have ever driven. [116, 426]

(Đây là chiếc xe ô tô hoàn hảo nhất tôi đã từng lái).

Bolinger [75, 6] giải thích cách dùng này là do “sự ưa chuộng tính cường điệu (fondness of exaggeration) đã kéo những tính từ biểu thị một cực này ra khỏi vị trí thông thường của chúng và so sánh. Có thể minh hoạ hai cách dùng của từ “perfect” (có thang độ và không có thang độ) bằng sơ đồ (1.3) sau đây:

Không thang độ bad good perfect

Có thang độ bad good perfect

[75, 6]

Sơ đồ 1.3 Cách dùng từ "perfect"

b.Những tính từ chỉ quy chiếu đến một điểm bất kỳ nào trên thang tỉ lệ,

ví dụ “initial”, “intermediate”, “ultimate”, “medial”, “final”.

c. Những tính từ biểu hiện phẩm chất vốn có (inherent quality) của danh từ như các tính từ miêu tả chất liệu, quốc tịch, ví dụ: wooden (bằng gỗ),

Italian (thuộc về nước Ý)... Tuy vậy, trong một số cấu trúc nhất định các tính từ chỉ quốc tịch lại trở thành có thang độ. Ví dụ:

(24) This opera is more German (in style). [116, 426]

(Xét về phong cách, vở nhạc kịch này có tính chất Đức hơn).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các phương thức biểu hiện ý nghĩa so sánh trong tiếng anh và tiếng việt ( so sánh thang độ ) (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)