CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN 1.1 Nhận thức về so sánh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các phương thức biểu hiện ý nghĩa so sánh trong tiếng anh và tiếng việt ( so sánh thang độ ) (Trang 25 - 29)

1.1. Nhận thức về so sánh

Bàn về tính phổ biến của phép so sánh, Macdonald [155,285] viết “So sánh và đối lập là một phần quá quen thuộc của đời sống hàng ngày đến nỗi

chúng ta thường không ý thức được là ta đang dùng chúng”. Do tính phổ quát

này mà so sánh đã được đề cập đến nhiều trong triết học và ngôn ngữ học.

1.1.1. So sánh theo quan niệm của triết học

Các nhà triết học Liên Xô (trước đây) [57, 506] cho rằng: “So sánh là đối chiếu các đối tượng nhằm phát hiện ra những nét giống nhau hay những

nét khác nhau giữa chúng (hoặc cả hai cái cùng một lúc)”. Theo đó, phép so

sánh đã được thực hiện trong các câu dưới đây:

(1) “His eyes were always sad”, Wallis said about EdwardAnd sometimes he looked like a child - so young, so quiet and so weak”. [239, 82]

(Đôi mắt Thái tử lúc nào trông cũng buồn”. Wallis nói về Edwardvà đôi khi trông chàng giống như một đứa trẻ - quá trẻ, quá thầm lặng, quá yếu đuối). (2) In the old days princes were cold and bored. But Edward is different. He gets out of his car and walks down the street. Every two or three minutes he stops and speaks with the crowd. [239, 74] (Ngày xưa, các ông hoàng thường tỏ ra lạnh nhạt. Riêng Edward lại khác. Ông ra khỏi xe, đi bộ xuống đường phố, cứ vài phút thì dừng lại nói chuyện với đám đông).

Trong câu (1), hai đối tượng X (Thái tử Edward) và Y (đứa trẻ) được đem so sánh. Sự giống nhau là trạng thái trẻ, yếu đuối và thầm lặng. Trong

câu (2), đối tượng được đem so sánh là các ông hoàng ngày xưa (X) Edward cũng là một ông hoàng (Y). Kết quả so sánh, đối chiếu cho thấy sự khác nhau trong cung cách hành xử của hai loại ông hoàng: một bên lạnh lùng xa cách, một bên nồng nhiệt, gần gũi với nhân dân. Nhờ so sánh, đối chiếu, người ta thấy rõ được các thuộc tính bản chất của sự vật cần phản ánh. Vì vậy, các nhà triết học Liên Xô (trước đây) [57, 506] đã đánh giá: “So sánh là tiền đề quan trọng nhất của khái quát hoá”.

1.1.2. So sánh theo quan niệm của ngôn ngữ học

1.1.2.1. So sánh theo quan niệm của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới

Hiện nay có hai khuynh hướng quan niệm về so sánh (comparison) trong giới Anh ngữ học. Một khuynh hướng tách so sánh (comparison) ra khỏi đối chiếu (contrast) với các đại diện như Oshima, Hogue [168], Jordan [134], A. Macdonald [155]... Reid [178, 33] cho rằng “Mục đích của so sánh là chỉ ra sự giống nhau trong chừng mực nào đó giữa những người, sự vật

hay nơi chốn thường được xem là khác nhau”. Ví dụ:

(3)“Raising houseplants involves nearly as much care and knowledge as raising children”. [178, 34]

(Trồng cây trong nhà hầu như đòi hỏi nhiều sự chăm sóc và kiến thức như

nuôi trẻ em.)

Hai sự kiện “trồng cây trong nhà” và “nuôi trẻ em” thuộc về hai lĩnh vực rất khác nhau và dường như không có quan hệ gì nhưng lại giống nhau ở những yêu cầu phải có để có thể làm tốt được: nhiều sự chăm sóc và kiến thức.

Đối chiếu (contrast), cũng theo Reid [178, 34], là chỉ ra chỗ khác nhau

giữa những người, sự vật hay nơi chốn thường được cho là giống nhau.

(4) Unlike the United States farmers, who harvest rice by using machines, Indonesian farmers use human power. [178, 34]

(Không như nông dân Hoa Kỳ gặt lúa bằng máy móc, nông dân In đô nê xi a dùng sức người).

Hai sự tình được đem ra đối chiếu là việc thu hoạch lúa của nông dân Hoa Kỳ và nông dân In đô nê xi a. Về mục đích hai công việc này là giống nhau, nhưng lại rất không giống nhau ở công cụ lao động.

Khuynh hướng thứ hai không tách đối chiếu khỏi so sánh: Trong so sánh đã bao hàm đối chiếu. Từ điển “BBC English Dictionary” [190,217] ghi “Khi thực hiện việc so sánh, bạn sẽ xem xét hai sự vật hoặc nhiều hơn và phát hiện ra sự giống nhau và khác nhau giữa chúng”. Tương tự, Từ điển “Webster‟s New World College Dictionary” [163,283] cũng có ý kiến: “So

sánh là ước lượng về sự giống nhau và khác nhau”. Như vậy, hai câu (5) và

(6) sau đây đều chứa đựng sự so sánh:

(5) “Oh, I don't mean you”, she added hastily. "You've always been so much more attractive than me, more poised, slimmer...”. [238, 15] (“Tớ không có ý nói cậu” - Cô vội vàng nói - “Cậu luôn luôn hấp dẫn hơn tớ, tự tin hơn, thanh tú hơn...”).

(6) Scotch whisky to a Scotchman is as innocent as milk is to the rest of the human race. [243, 46]

(Rượu uýtxki Xcốt đối với người Xcốt len thì vô hại cũng như sữa đối với người dân các nước khác ) .

Trong câu (5), sự so sánh được thực hiện giữa người nói và bạn gái của chị ta. Kết quả so sánh chỉ ra sự chênh lệch ở một số đặc trưng về vóc dáng và tính cách. Trong câu (6), rượu uýtxki Xcốt đối với người Xcốt len được so sánh với sữa đối với con người. Sự giống nhau là cả hai thứ đều cần thiết.

Theo Đào Thản [48,132], “So sánh là lối nói đối chiếu hai sự vật hoặc hai hiện tượng có một hay nhiều dấu hiệu giống nhau về hình thức bên ngoài

hay tính chất bên trong”. Cùng tuyến quan niệm với Đào Thản, Đinh Trọng

Lạc [32,154] viết: “So sánh (còn gọi là so sánh hình ảnh, so sánh tu từ) là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác

mới mẻ về đối tượng”. Có thể thấy theo các tác giả cho dù mục đích của so

sánh là gì đi nữa thì kết quả so sánh cũng cho ra sự giống nhau hay tương

đương về phương diện nào đó. Ví dụ:

(7)“Nỗi buồn chiến tranh trong lòng người lính có cái gì tựa như nỗi buồn của tình yêu, như nỗi nhớ nhung quê nhà, như biển sầu lúc chiều buông trên bến sông bát ngát". [215, 98]

Trong (7), “nỗi buồn chiến tranh trong lòng người lính” được so với

nhiều nỗi buồn khác, sự giống nhau tri nhận được là “buồn, nhớ và niềm đau êm dịu".

Hữu Đạt [11, 335] khi khảo sát các biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong tiếng Việt đã phát biểu “So sánh là đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệ nhất định nhằm tìm ra sự giống nhau và khác biệt giữa

chúng”. Từ điển tiếng Việt [58] cũng có quan điểm giống với Hữu Đạt nhưng

cụ thể hơn, chỉ rõ ra những khác biệt là “khác nhau”, hoặc “sự hơn/ kém”.

1.1.2.3. Quan niệm của luận án về so sánh

Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án đòi hỏi chúng tôi phải xác định một định nghĩa làm việc về so sánh đủ khái quát, cho phép xử lý tốt các mối quan hệ so sánh đa dạng của ngôn ngữ tự nhiên đồng thời kế thừa được những quan điểm triết học duy vật biện chứng và của các nhà ngôn ngữ học vừa trình bày.

Dựa vào ngữ pháp khái niệm (notional grammar) của Keith Mitchell [160], ngữ nghĩa học cấu trúc của Lyons [154] và quan điểm về so sánh của tập thể các nhà ngôn ngữ học biên soạn Từ điển tiếng Việt [58], chúng tôi đề xuất định nghĩa về so sánh như sau:

So sánh là nhìn vào thực thể (entity) này mà xem xét thực thể kia để

thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém”. Theo định nghĩa này, có

hai điểm cần lưu ý như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các phương thức biểu hiện ý nghĩa so sánh trong tiếng anh và tiếng việt ( so sánh thang độ ) (Trang 25 - 29)