Quan hệ hơ n kém

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các phương thức biểu hiện ý nghĩa so sánh trong tiếng anh và tiếng việt ( so sánh thang độ ) (Trang 46 - 49)

(41) Tiền đặt cửa thường là những tàu thuốc "đồng bào" hôi mùi, cay cú hơn thì thuốc lào, đá lửa hoặc sợi hồng ma - một thứ tiền ma tuý - hoặc là lương khô, và ảnh nữa, ảnh con gái các loại. [215, 10]

(The kitty was usually stinking "compatriot" cigarette, made from wild leaves. Or if the stakes were higher, it would be snuff, or pieces of flint or the root of rosa canina plants, which were smoked like marijuana. Or dried food, or photos, photos of women of all kinds).

(42) Người ta bảo nhất tội nhì nợ, nhưng bây giờ mới biết, nhất nợ nhì tội. [213, 163]

(They say that the worst misfortune is an offence against the law, and a debt is second. But now I realised that the truth is the other way round).

Từ những ví dụ trên có thể thấy những mối quan hệ so sánh trong cấu trúc so sánh tiếng Việt cũng được thể hiện bằng đẳng thức R (X, Y) như trong tiếng Anh. Tuy nhiên, có sự khác nhau cơ bản là trong cấu trúc so sánh tiếng Việt vắng hẳn yếu tố “c2”. Theo quan sát của chúng tôi, trong tiếng Việt chỉ tồn tại một cấu trúc so sánh tổng quát là:

X c Y

Trong đó :

- "c " là thành tố so sánh bao gồm chỉ tố so sánh biểu thị các mối quan hệ so sánh như “bằng”, “hơn”, “kém”, “nhất”, “khác biệt”... và tính chất của thang độ nếu là cấu trúc so sánh nổi [30, 155]. Yếu tố này có thể ẩn đi nếu đây là một cấu trúc so sánh chìm [30, 155]. Theo chúng tôi, khi đã nói đến “bằng”, “hơn”, “kém”... thì mặc nhiên chúng ta đã đưa các thực thể so sánh vào một thang độ nào đó. Do đó, câu so sánh thang độ trong tiếng Việt là những câu so sánh có chứa các từ so sánh chỉ mối quan hệ so sánh "bằng",

"hơn", "kém" và "nhất". Tính từ hoặc trạng từ chỉ tính chất của thang độ như “già”, “trẻ”, “nhanh”, “chậm”... (Huddleston gọi là chỉ tố thang độ), có thể có hoặc vắng mặt trong câu. Nếu chỉ tố so sánh “c” nêu lên mối quan hệ “khác biệt” hoặc “giống nhau”, câu so sánh như vậy được gọi là câu so sánh không có thang độ.

-“X" là thực thể đƣợc so sánh.

- "Y" là chuẩn so sánh. Trong câu (38), thực thể so sánh thứ nhất “X” là “ nước mình”, thực thể so sánh thứ hai “Y” là “tranh”, thành tố so sánh “c” gồm chỉ tố so sánh ngang bằng “như” và từ chỉ tính chất của thang độ so sánh “đẹp”. Câu (39) vẫn là một câu so sánh thang độ nhưng do từ chỉ tính chất thang độ ẩn đi nên thành tố so sánh chỉ còn lại chỉ tố so sánh “như”.

1.4.3. Phân loại cấu trúc biểu hiện ý nghĩa so sánh

Kế thừa những luận điểm ngữ nghĩa học của Jespersen [133], Mitchell [160], Collins [88] và đặc biệt là Huddleston [127], chúng tôi chia cấu trúc so sánh trong tiếng Anh và tiếng Việt thành hai nhóm là so sánh ngang bằng

(comparison of equality) và so sánh không ngang bằng (comparison of inequality). Mỗi nhóm lại được phân đôi thành hai nhóm nhỏ hơn là so sánh có thang độ (scalar comparison) và không có thang độ (non-scalar comparison). Thang độ, như vừa trình bày, được hiểu như thang giá trị từ

thấp đến cao. Đó là thước đo của sự so sánh. Và, cũng từ đó thấy độ chênh

lệch trong cái không thang độ. Thang độ chúng tôi dùng ở đây vừa là nội dung khu biệt nghĩa so sánh, vừa là chỉ tố để nhận diện ý nghĩa so sánh cú pháp.

Có thể tóm tắt sự phân chia cấu trúc so sánh thành các tiểu loại trên sơ đồ (1.4) dưới đây.

Kim is as old as Pat. (Kim bằng tuổi Pat).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các phương thức biểu hiện ý nghĩa so sánh trong tiếng anh và tiếng việt ( so sánh thang độ ) (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)