I too ka different bus
b) Mệnh đề so sánh chứa chuẩn so sánh và được nối với mệnh đề chính (matrix clause) bằng từ “ than” Tăng Kim Uyên [199, 25] gọi “ than ” là
3.2.1.3. Cấu trúc so sánh hơn với "prefer" và tƣơng đƣơng trong trong tiếng Việt
không đáng kể so với “hơn”.
Thành tố so sánh mang “-er” có thể bị tách khỏi từ chức năng “than” bằng một danh từ, cụm danh từ hoặc một trạng từ như trong các ví dụ dưới đây.
(82) "That's because he's a nicer person than she was !" said Charlotte.
[219, 41]
("Đó là bởi vì ông ta tử tế hơn bà ấy", Charlotte nói).
(83) "Why don't I put my money in this storage hole ?", said the merchant to himself", "It will be safer here than with me". [236, 138]
("Sao mình không cất tiền vào trong các hang chứa thóc này nhỉ ?", người lái buôn tự hỏi, "Cất ở đây an toàn hơn là mang theo mình").
Cũng như cấu trúc “more ... than ...”, hiện tượng tách rời thành tố so sánh khỏi từ chức năng "than" hoặc đặt hai yếu tố trên liền nhau là một nét đặc trưng riêng trong cấu trúc so sánh hơn tiếng Anh. Tiếng Việt chủ yếu dùng từ “hơn” để biểu đạt ý nghĩa so sánh nên không thể chia cắt nhỏ hơn nữa. Đôi khi các biến thể “hơn là”, “hơn cả” cũng được sử dụng nhưng lại hoạt động như một cụm từ cố định nên cũng không chia tách được.
3.2.1.3. Cấu trúc so sánh hơn với "prefer" và tƣơng đƣơng trong trong tiếng Việt tiếng Việt
Động từ “prefer” có nghĩa như “like better” (thích hơn) và được dùng để biểu đạt ý nghĩa so sánh hơn. Ví dụ:
(Họ thích thịt Kangaroo hơn thịt bò).
Trong (84), “prefer” có giới từ “to” đi kèm. Cái được so sánh biểu đạt ở cụm danh từ làm tân ngữ cho động từ “prefer”, chuẩn so sánh là (cụm) danh từ bổ ngữ cho giới từ “to”. Tuy nhiên, vì “to” không thể nhận bổ ngữ là một động từ nguyên mẫu có “to” (infinitival complement) nên được thay bằng “rather than” hoặc “than” khi theo sau nó là một động từ như trong (85) và (86) dưới đây.
(85) He prefers to rent a car rather than (to) have one of his own.
[146, 139]
(Anh ta thích thuê xe hơn là có riêng một chiếc).
(86) And you prefered to go to a money lender than to come to me ?[133, 227]
(Thế là cậu thích tìm đến người cho vay tiền hơn đến với tôi à ?).
Khi ngữ cảnh cho phép sự hồi chiếu về một câu liền trước đó, đặc biệt là trong hội thoại, chuẩn so sánh sau “to” có thể lược đi.
(87) "Listen !", I said in Bogard style, "Do you want to talk music ?".
"Would you prefer talking funeral ?" she asked. [227, 296]
("Này em !", tôi nói giọng tài tử Bogard, "Em muốn nói chuyện với anh về âm nhạc à ?".
"Chứ anh thích nói về tang lễ hơn ư ?").
Lời của cô gái có thể khôi phục lại như sau: “Would you prefer talking funeral to talking music ?”.
(88) "Holy water ?", She said, "I think I prefer whisky. Do you want some?" [228,123]
("Nước thánh ư ?", nàng hỏi, "Em thích rượu uýtxki hơn. Anh có dùng một tí không ?").
Lời nói của cô gái trong (88) có thể khôi phục lại là “I think I prefer Whisky to holy water”.
Như vậy, động từ “prefer” có thể được theo sau bằng cụm danh từ, một động từ nguyên mẫu có "to" (to infinitive verb) hoặc một phân từ danh động
(Gerund participial).
Tiếng Việt đã sử dụng cụm từ “thích ... hơn”, “thích ... hơn là...” để diễn tả mức độ thích cao hơn tương ứng với “prefer”. Tuy nhiên, theo Tăng Kim Uyên [199, 46] “hơn là” được ưa chuộng hơn khi người nói muốn nhấn mạnh đến sự thích của mình. “Là” và “hơn là” bao giờ cũng nhận một bổ ngữ, nhưng “hơn” không nhất thiết phải có. Bảng (3.5) dưới đây thể hiện mô hình của cấu trúc so sánh với “prefer” và tương đương trong tiếng Việt.
Bảng 3.5 Mô hình cấu trúc so sánh hơn với "prefer" và cấu trúc tương đương trong tiếng Việt
Tiếng Anh Chủ ngữ Prefer (cụm) danh từ (cụm) động từ nguyên mẫu Phân từ danh động rather than to than Phân từ danh động (cụm) danh từ (cụm) động từ nguyên mẫu Tiếng Việt Chủ ngữ Thích (cụm) danh từ (cụm) động từ hơn hơn là (Cụm) danh từ (cụm) động từ
Về lý thuyết, bổ ngữ của “to”, “rather than” và “than” của "prefer" có thể là một “(cụm) danh từ", “phân từ danh động” hoặc một “(cụm) động từ nguyên mẫu". Nhưng dữ liệu cho thấy chỉ xuất hiện loại bổ ngữ là một cụm danh từ với tần số rất khiêm tốn (3 câu trong tổng số 29 câu, tỉ lệ 10,34%). Ngay đến cấu trúc so sánh với “prefer” cũng chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong toàn
nhóm so sánh hơn (29 câu trong tổng số 1.403 câu, tỉ lệ 2,07%). Trong nhóm
câu, tỉ lệ 62,07%). Loại câu với mẫu “prefer + to + động từ nguyên dạng” xuất hiện 8 lần, tỉ lệ 27, 59%. Loại câu “prefer + (cụm) danh từ + to + (cụm) danh từ” có cùng tần số xuất hiện với dạng câu “prefer + động danh từ” (3 câu cho mỗi loại, tỉ lệ 10,34%).