Nhận thức về ý nghĩa so sánh khác biệt và cấu trúc biểu hiện ý nghĩa so sánh khác biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các phương thức biểu hiện ý nghĩa so sánh trong tiếng anh và tiếng việt ( so sánh thang độ ) (Trang 137 - 139)

- Notin the least: tuyệt đối không, hoàn toàn không

b. Cấu trúc so sánh hơn nhất với "best"

4.3.1. Nhận thức về ý nghĩa so sánh khác biệt và cấu trúc biểu hiện ý nghĩa so sánh khác biệt

(comparison of differences)

4.3.1. Nhận thức về ý nghĩa so sánh khác biệt và cấu trúc biểu hiện ý nghĩa so sánh khác biệt nghĩa so sánh khác biệt

Cho đến nay, so sánh khác biệt chỉ mới được đề cập đến ở một số bài viết của các nhà Anh ngữ học trong khoảng hai thập niên gần đây với tư cách là một phạm trù so sánh phổ quát. Beck [72] đã phân tích mặt ngữ nghĩa và cú pháp của từ “different” (khác) như là một phương tiện nêu lên sự khác biệt giữa hai đối tượng. Collins [88] và đặc biệt là Huddleston [127] đã bước đầu khảo sát một số các phương tiện chuyên dùng của một tiểu loại so sánh được hai tác giả đặt tên là “so sánh khác biệt”. Trong tiếng Việt, dường như chưa có nhà ngữ học nào chính thức khai sinh cho tiểu loại so sánh khác biệt. Do đó, việc tìm hiểu các phương tiện biểu hiện ý nghĩa so sánh khác biệt có thể là một đóng góp nho nhỏ của luận án vào bức tranh chung về cấu trúc so sánh của hai ngôn ngữ.

Ngay từ đầu, chúng tôi đã xác định định nghĩa để làm việc của so sánh là "nhìn vào thực thể này mà xem xét thực thể kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc hơn kém”. Như vậy, so sánh còn bao hàm việc nêu lên sự khác nhau (difference) giữa các đối tượng, sự vật, hiện tượng khi được đặt trong mối quan hệ nhất định nào đó. Thật ra, xét đến cùng sự hơn kém cũng là sự khác biệt. Xét các câu sau đây:

(75) Vào lớp một, Đăng và Thu ngồi cùng một bàn. Với sự tiếp nhận thế giới chung quanh, Đăng luôn luôn cảm thấy thua kém Thu nhiều mặt. [217, 22]

(In first grade, Dang and Thu sat together at the same desk, and he always felt that, in many ways, his ability to adapt to the world around them was inferior to hers).

(76) Ông Bổng khóc oà lên: "Thế là chị thương em nhất. Cả làng cả họ gọi em là đồ chó. Vợ em gọi em là đồ đểu. Thằng Tuân gọi em là đồ khốn nạn.

Chỉ chị gọi em người".

[217, 41]

(Mr Bong cried out: "So you care for me the most. The whole village treats me like a dog. My wife calls me an oaf. My son, Tuan, calls me a scoundrel. Only you call me a person !").

(77) Chiều hôm ấy thị Nở cũng ra sông kín nước như mọi chiều. Nhưng chiều hôm ấy, trăng lại sáng hơn mọi chiều. [211, 35]

(Last evening, thi No went as usual to draw water from the river. The moon was more shining than ever).

(78) Cái thụi chuyên môn của người cửa công khác hẳn thứ thụi phổ thông của thường dân. [218, 41]

(The blows of a man on public duty were entirely different from ordinary people).

Các ví dụ trên đều diễn tả sự khác nhau. Tuy nhiên, các câu từ (75) đến (77) chỉ ra sự khác biệt rất cụ thể: ở (75) là sự "thua kém" trong năng lực nhận thức thế giới của Đăng so với Thu; ở (76) là sự vượt trội, hơn hẳn về tình thưong của người chị đối với ông Bổng so với tình cảm của cộng đồng dành cho ông; ở (77) là độ sáng của trăng hôm ấy so với ánh trăng những

chiều trước đó. Trái lại, (78) nêu ra sự khác biệt chung chung, chỉ biết là “khác” nhưng “khác như thế nào” thì không cụ thể. Ý nghĩa so sánh như trong (78) được gọi là ý nghĩa so sánh khác biệt và cấu trúc thể hiện ý nghĩa đóđược gọi là cấu trúc biểu hiện ý nghĩa so sánh khác biệt, gọi tắt là cấu trúc so sánh khác biệt (CTSSKB).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các phương thức biểu hiện ý nghĩa so sánh trong tiếng anh và tiếng việt ( so sánh thang độ ) (Trang 137 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)