Mô hình tổng quát của cấu trúc so sánh trong tiếng Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các phương thức biểu hiện ý nghĩa so sánh trong tiếng anh và tiếng việt ( so sánh thang độ ) (Trang 43 - 46)

b. Mục đích của so sánh

1.4.1. Mô hình tổng quát của cấu trúc so sánh trong tiếng Anh

Khi miêu tả cấu trúc so sánh, Quirk [176, 1127] và Freckmann [105, 144] cho rằng đặc trưng cần thiết của một cấu trúc so sánh là có hai mệnh đề (proposition) chứa đựng hai đối tượng được mang ra so sánh với nhau. Ví dụ:

(29) John works more diligently than Sue. [111, 339]

(John làm việc cần cù hơn Sue).

Ở (29), thái độ làm việc của John đã được so sánh với thái độ làm việc của Sue.Với đặc trưng này, có thể xem mô hình sau đây của Allan {63, 2} là các dạng tổng quát của cấu trúc so sánh trong tiếng Anh.

c1 X c2 Y” hoặc “X c1 c2 Y

Trong hai công thức này:

+ “c1" xác định quan hệ so sánh được gọi là thành tố so sánh

(comparative element/ operator) và gồm có 2 thành phần là “chỉ tố so sánh” (comparative marker) như “hơn" (more), “kém" (less), “bằng" (as), “nhất"

(most)... và “chỉ tố thang độ” (scale marker) có thể do một tính từ, trạng từ

+ “X"là thực thể so sánh thứ nhất (primum) còn đuợc gọi là thực thể được so sánh (comparee) [111], [194], tức là cái mà người ta phải đối chiếu vào một cái chuẩn khác để xác định mức độ, tính chất, chất lượng. “X” được xác định thông qua mối quan hệ với “c1”.

Nếu “c1” xuất hiện trong một cụm danh từ (NP), cụm tính từ (Adj - P) hoặc cụm trạng từ (Adv - P) thì “X” là chính tố ( head) của các cụm từ này.

(30) I have never met a more beautiful woman than Wallis. [239, 106] c1 X

(Tôi chưa bao giờ gặp một người phụ nữ nào đẹp hơn Wallis).

(31) He's more shrewd than clever. [176, 1133] c1 X

(Anh ấy khôn khéo hơn là thông minh).

(32) Max waxed the car more carefully than Ed washed it. [63, 5] c1 X

(Max đánh bóng chiếc xe ô tô con cẩn thận hơn Ed rửa nó).

Nếu “c1” là vị ngữ của mệnh đề chính (matrix clause) thì “X” là cụm danh từ làm chủ ngữ của mệnh đề.

(33) Expenses had been greater than she had calculated. [241, 18]

X c1

(Chi tiêu tốn kém hơn nàng tính toán).

(34) She was even more excited than I had been when I first saw it. [241, 90] X c1

(35) “There was a phone in Lake's pocket, a secure digital unit as slim as a cigarette lighter”. X c1

[233, 119]

(Có một máy điện thoại trong túi của Lake, nó là một thiết bị kỹ thuật số mỏng như một chiếc bật lửa hút thuốc).

Nếu „c1” là một trạng từ, thì động từ làm vị ngữ của mệnh đề chứa trạng từ đó là “X”.

(36) He walked even quicker than the day before. [233, 49] X c1

(Ông ta đi thậm chí còn nhanh hơn ngày hôm trước).

+"c2" là một từ chức năng (function word), là biên giới phân cách mệnh đề chính chứa “X” và mệnh đề phụ hay mệnh đề so sánh (comparative clause) chứa “Y”. Trong tiếng Anh “c2” bao gồm một số từ như “than”, “as”, “to”, “from”... Quirk [176, 1145] và Ryan [186, 7] ghép “c2” vào mệnh đề so sánh, nhưng Huddleston [127, 1106] lại tách “c2” khỏi mệnh đề so sánh. Trong luận án này, “c2” sẽ được ghép vào mệnh đề so sánh vì cho dù “c2” ở vị trí này hay tách ra khỏi mệnh đề so sánh thì như Huddleston [126, 405] đã nói “không có gì quan trọng cản trở quyết định này”.

+"Y" là chuẩn so sánh (standard of comparison), đây là thực thể so sánh thứ hai (secondum comparisonis) được giả định là người nói và người nghe đều biết. “Y” được dùng để căn cứ vào đó mà đối chiếu với đối tượng được so sánh “X”.

Trong một cấu trúc so sánh, việc chọn đối tượng so sánh làm chuẩn so sánh phản ánh ý định giao tiếp của người nói. Xét hai câu (37) và (37‟) sau đây:

(37) “This student of mine is as good a theoretician as Chomsky”. [63, 4]

Chomsky” được chọn làm chuẩn so sánh “Y” và khả năng lý thuyết của người sinh viên là đối tượng được đem ra so sánh “X”. Việc chọn lựa “X” và “Y” như vậy nhằm để ca ngợi năng lực của người sinh viên. Trái lại, việc hoán vị giữa “X” và “Y” sẽ được hiểu là sự mỉa mai khả năng của Chomsky [63, 4].

(37') Chomsky is as good a theoretician as this student of mine.

(Chomsky là một nhà lý thuyết giỏi như sinh viên này của tôi).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các phương thức biểu hiện ý nghĩa so sánh trong tiếng anh và tiếng việt ( so sánh thang độ ) (Trang 43 - 46)