I too ka different bus
b) Mệnh đề so sánh chứa chuẩn so sánh và được nối với mệnh đề chính (matrix clause) bằng từ “ than” Tăng Kim Uyên [199, 25] gọi “ than ” là
3.2.3.3. Cấu trúc so sánh tƣơng liên (correlative comparative construction) "the comparative the comparative"
construction) "the comparative ... the comparative"
Để diễn tả hai sự việc khác nhau cùng thay đổi, cùng phát triển tăng lên hay giảm đi hay hai đại lượng biến thiên có tương quan trên hai thang độ, người Anh dùng cấu trúc với cặp chỉ tố so sánh “the comparative ... the comparative". Culicover [92] và Huddleston [126] gọi loại cấu trúc này là cấu trúc so sánh tương liên (correlative comparative construction).
(139) The more often we came to the shops the more uncomfortably self - concious I became. [244, 38]
(Chúng tôi càng hay lui tới các cửa hàng ấy bao nhiêu thì tôi lại càng cảm thấy khó chịu bấy nhiêu).
(140) The more primaries he won, the heavier his plane became. [233, 232]
(Ông ta thắng càng nhiều cuộc bầu cử chọn ứng cử viên bao nhiêu, chiếc máy bay của ông càng trở nên nặng nề bấy nhiêu.
(141) The faster you drive, the sooner you will get there. [156, 176]
(Bạn lái xe càng nhanh thì bạn sẽ đến đó càng sớm).
Khi sự thay đổi diễn ra theo chiều hướng giảm ở một mệnh đề hay ở cả hai, “the more” hay “the ... er” được thay bằng “the less” (càng ít, càng kém).
(142) The more you eat, the less you want. [92, 544]
(Càng ăn thì bạn lại càng ít muốn ăn).
Theo Huddleston [126, 1136], cấu trúc so sánh tương liên là một cấu trúc chính - phụ với mệnh đề thứ hai bao giờ cũng là mệnh đề chính. Mệnh đề thứ nhất là mệnh đề phụ thuộc. Do sự phát triển song hành trên hai thang độ, vị trí của hai mệnh đề trong câu có thể hoán đổi cho nhau, kéo theo sự thay đổi về quan hệ cú pháp giữa chúng.
(143) The more we pay them, the harder they work. [126, 1136]
(Chúng tôi càng trả họ nhiều bao nhiêu, họ càng làm việc chăm chỉ bấy nhiêu).
(143') The harder they work, the more we pay them.
Huddleston [126, 1136] cũng nhận thấy rằng khi cụm từ so sánh là một tính ngữ làm vị ngữ trong mệnh đề so sánh, động từ “be” và cả mệnh đề chứa nó có thể bị lược bỏ như trong (144) và (144‟) dưới đây.
(144) The harder the task (is), the more she relished it. [126, 1136]
(144') The harder the task), the more she relished it. (Nhiệm vụ càng khó khăn, cô ấy càng thích thú).
Thậm chí cả hai mệnh đề đều có thể bị lược đi chỉ còn lại các cụm từ so sánh, đặc biệt là trong hội thoại.
(145) The more he walked the more he wanted his conviction to be affirmed. And the quicker the better. [233, 260]
(Càng đi ông ta càng muốn niềm tin của ông được khẳng định, càng nhanh càng tốt.)
Như vậy, trong tiếng Việt, cấu trúc so sánh tương hỗ được diễn đạt bằng các cụm từ “càng ... càng”, “bao nhiêu ... bấy nhiêu”, “càng ... bao nhiêu thì... lại càng ... bấy nhiêu", "...lắm thì ... nhiều”.
Tuy nhiên, có sự khác biệt về mặt cấu tạo giữa cấu trúc so sánh tương hỗ ở tiếng Anh và cấu trúc tương đương trong tiếng Việt. Trong tiếng Anh, ở dạng đầy đủ của cấu trúc, mỗi yếu tố trong cặp tương hỗ luôn luôn dẫn đầu mệnh đề. Trái lại, trong tiếng Việt, ở dạng đầy đủ các yếu tố trong cặp tương hỗ không bao giờ đứng đầu mệnh đề mà đứng sau chủ ngữ như cặp từ “càng ... càng” hoặc đứng cuối mệnh đề như cặp “bao nhiêu ... bấy nhiêu” và cụm “... lắm thì... nhiều”. Bên cạnh, chủ ngữ thường vắng mặt ở một trong hai mệnh đề của câu so sánh tương hổ tiếng Việt.
Fillmore [103] cho rằng câu so sánh tương hỗ vừa là câu điều kiện
(conditional sentence) vừa là câu so sánh. Để chứng minh cho lập luận của mình, Fillmore phân tích câu (146) dưới đây như sau.
(146) The kinder you are to him, the more he imposes on you. [156, 176]
(Bạn càng tử tế với hắn, (thì) hắn càng lợi dụng bạn).
Theo Fillmore, hai mệnh đề thành phần của (146) có quan hệ giống như quan hệ trong câu điều kiện “If you are kind to him, he will impose on you”. (Nếu bạn tử tế với hắn, hắn sẽ lợi dụng bạn). Mỗi mệnh đề thành phần lại là một câu so sánh thông thường. “You were kinder to him than before” (Bạn tử tế với hắn hơn trước) và “He imposed on you more than before” (Hắn lợi
dụng bạn nhiều hơn trước). Từ đó, Fillmore đưa ra cấu trúc tổng quát của (147):
If you are DEGREE X kind to him, he imposes on you to DEGREE Y. (Nếu bạn tử tế với hắn mức độ X, hắn sẽ lợi dụng bạn với mức độ Y).
You are (more than X) kind to him, he imposes on you to DEGREE (more than Y). [156, 176]
Vì đặc trưng trên mà sau này Fillmore, McCawley [156] và Culicover [92] còn gọi cấu trúc so sánh với “the comparative ... the comparative ...” là
cấu trúc điều kiện so sánh (comparative conditional construction). Là câu điều kiện, nó chấp nhận sự hoán vị giữa hai mệnh đề, nghĩa là mệnh đề chính có thể đứng đầu câu, với điều kiện yếu tố tương liên của nó bị mất “the” và phần còn lại phải đứng ở cuối mệnh đề (chính).
(147) I understand this problem (*the) less, the more time I spend on it.
[156, 176]
(Càng ít hiểu vấn đề này bao nhiêu, tôi càng dành nhiều thời gian cho nó bấy nhiêu).
Câu (147) có thể viết lại như sau:
(148') I'll understand the problem if I spend a lot of time on it. (Tôi sẽ hiểu vấn đề nếu tôi dành nhiều thời gian cho nó).
Là câu so sánh, nó mang những đặc trưng cấu tạo cơ bản của câu so sánh hơn/ kém. Nghĩa là, hậu tố “-er” được gắn vào tính từ hoặc trạng từ ngắn và “more” được đặt trước tính từ hoặc trạng từ dài khi cấu tạo thành tố so sánh.
Ngoài ra, theo Mc Cawley [156, 178], cấu trúc so sánh tương liên chỉ có thể chuyển sang dạng phủ định (negation) khi mệnh đề chính đứng đầu câu.
(148) John doesn't get angrier, the longer he waits. [156, 178]
(Chờ đợi lâu bao nhiêu, John cũng không nổi giận thêm chút nào).
Như vậy, cấu trúc so sánh tương liên trong tiếng Anh là một loại cấu trúc khá đặc biệt, vừa có tính chất của câu điều kiện, lại vừa mang những đặc trưng cú pháp của cấu trúc so sánh thông thường, lại mang cả đặc trưng rất riêng của nó để không lẫn vào bất cứ loại câu so sánh nào trước đây đã khảo sát. Nó biểu diễn hai quá trình vận động song song của hai thực thể trên hai thang độ.
Trong tiếng Việt, câu chứa cấu trúc tương đương với cấu trúc so sánh tương hỗ tiếng Anh được Bùi Phụng và Nguyễn Chí Hoà [44, 187] gọi là câu tương hỗ biểu thị ý nghĩa so sánh động. Ngoài những câu tương đương đã dẫn, dưới đây là một số ví dụ nữa.
(149) Càng lớn lên, nó càng bướng bỉnh, càng cô đơn. [217, 26]
(The older he got, the more stubborn and lonely he became).
(150) Bóng nắng ngoài hè càng rợp sân, anh càng nóng ruột. [213, 99]
(The more the shade spread on the court, the more impatient he became). (151) Đẻ lắm thì bán nhiều, chớ làm trò gì ? [218, 88]
(The more the children are born, the more you have to sell, that's all...).
(152) Cha tôi bảo: "Đàn ông thằng nào có tâm thì nhục. Tâm càng lớn, càng nhục". [217, 47]
(Men who have a heart feel shame, said my father. The bigger the heart, the bigger the shame).
Bảng 3.10 Mô hình cấu trúc so sánh tương liên "the comparative ... the comparative" trong tiếng Anh và tương đương trong tiếng Việt
Tiếng Anh The tính từ trạng từ chủ ngữ (cụm) động từ The tính từ trạng từ (một âm tiết) chủ ngữ (cụm) động từ The more tính từ trạng từ (từ hai âm tiết trở lên)
chủ ngữ (cụm) động từ The more tính từ trạng từ (từ hai âm tiết trở lên) chủ ngữ (cụm) động từ The tính từ trạng từ (một âm tiết) chủ ngữ (cụm) động từ The more tính từ trạng từ (từ hai âm tiết trở lên) chủ ngữ (cụm )động từ The more chủ ngữ (cụm) động từ The tính từ trạng từ (một âm tiết) chủ ngữ (cụm) động từ The more chủ ngữ (cụm) động từ The more chủ ngữ (cụm) động từ The more (cụm) Danh từ chủ ngữ (cụm) động từ The more (cụm) tính từ (cụm) trạng từ
( hai âm tiết trở lên) chủ ngữ (cụm) động từ The less (cụm) tính từ (cụm) trạng từ chủ ngữ (cụm) động từ The less (cụm) tính từ (cụm) trạng từ chủ ngữ (cụm) động từ Tiếng Việt Chủ ngữ Càng Động từ (cụm) tính từ (cụm) trạng từ từ (thì) bao nhiêu (thì) lắm (thì) Chủ ngữ Càng Lại Càng Động từ Tính từ Trạng từ Danh từ Bấy nhiêu Nhiều -er -er -er -er
(cụm) danh từ
Là một cấu trúc so sánh rất đặc biệt, nhưng câu so sánh tương liên có tần số sử dụng rất thấp, chiếm tỉ lệ 1,71% trong toàn bộ câu so sánh hơn. Trong nội bộ nhóm câu này, loại câu có dạng “the more ... the more ...” là 10, tỉ lệ 41,67%; câu có dạng “the -er ... the -er” chiếm tỉ lệ 33,33% (8 câu); câu có dạng kết hợp “the more ... the -er” và ngược lại có tần số xuất hiện thấp nhất là 25% (6 câu). Các cấu trúc tương đương trong tiếng Việt có tần số xuất hiện như sau: câu chứa nhóm từ “càng ... càng ...” chiếm 41,67%, nhóm câu có “bao nhiêu ... bấy nhiêu” là 29,17%, nhóm "càng ... bao nhiêu thì lại càng ... bấy nhiêu”: 20,83% và “... lắm thì ... nhiều” được 8,33%. Trên lý thuyết, bảng (3.11) cho thấy số biến thể của cấu trúc so sánh tương liên trong tiếng Anh đa dạng hơn các cấu trúc tương đương trong tiếng Việt. Tuy vậy, thực tế dữ liệu cho thấy chỉ có 3 biến thể là được dùng phổ biến mà thôi.