Nhóm các cơng trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp hoàn thiện quan hệ sở hữu ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan hệ sở hữu ở việt nam hiện nay (Trang 25 - 32)

thiện quan hệ sở hữu ở Việt Nam hiện nay

Trong bối cảnh Việt Nam chuyển từ chế độ sở hữu đơn nhất sang chế độ sở hữu có đa dạng các hình thức sở hữu gắn với đa dạng các thành phần kinh tế, làm thế nào để thực hiện đa dạng hóa các hình thức sở hữu, điều trước tiên là phải xóa bỏ tình trạng độc quyền của sở hữu nhà nước (sở hữu toàn dân), đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và củng cố vai trò chủ đạo của

kinh tế nhà nước, tạo sự bình đẳng giữa các hình thức sở hữu và thành phần kinh tế...Đây là những vấn đề mà hầu hết các cơng trình nghiên cứu đề cập tới nhằm hoàn thiện quan hệ sở hữu ở Việt Nam hiện nay.

Trong cuốn Bản chất của sở hữu trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam [71], tác giả Trương Giang Long cho rằng, để thành phần kinh tế

nhà nước dựa trên sở hữu tồn dân khẳng định được vai trị định hướng và vị trí chủ đạo trong nền kinh tế hiện nay, Nhà nước cần phải làm nhiều việc: Chỉ tập trung đầu tư vào những lĩnh vực kinh tế then chốt và chủ yếu, những lĩnh vực có khả năng tác động đến nền kinh tế, nhưng khơng phải tập trung tồn bộ vốn vào lĩnh vực kinh tế có khả năng tác động đến nền kinh tế, mà trong những lĩnh vực then chốt và chủ yếu, ta chỉ giới hạn đầu tư vào những lĩnh vực mà những thành phần kinh tế khác khơng có khả năng đầu tư. Ngay cả những lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác khơng có khả năng đầu tư thì chúng ta cũng chỉ tập trung ưu tiên đầu tư phát triển trước hết những lĩnh vực có hiệu quả kinh tế cao, tức là những lĩnh vực giàu lợi thế (thu hồi vốn nhanh). Đối với khu vực kinh tế tư nhân dựa trên sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, để phát huy nguồn lực quan trọng này của đất nước, chúng ta phải có cơ chế thơng thống hơn nữa để phát triển khu vực kinh tế này, góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển chấn hưng dân tộc. Cần tập trung thể chế hóa cơ chế, luật pháp, chiến lược, chính sách để khuyến khích phát triển các ngành nghề kinh doanh theo đúng định hướng, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo cạnh tranh theo pháp luật, đồng thời tăng cường kiểm soát, xử phạt nghiêm minh các doanh nghiệp sai phạm, động viên, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh lành mạnh, phát triển đúng hướng. Đối với thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi, để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngồi u tâm gắn bó lâu dài với Việt Nam, Nhà nước nên có cơ chế hỗ trợ thơng thống, tiếp tục hồn thiện chính sách thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác để huy động nhiều nguồn vốn hơn nữa.

Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI [41] do Lương Việt Hải chủ biên, đây

là cơng trình tập hợp các bài viết của nhiều tác về vấn đề sở hữu ở Việt Nam và Trung Quốc. Theo cơng trình này đã nêu ra: “Thực tiễn phát triển ở Việt Nam thời gian qua cho thấy, cổ phần hóa là phương tiện có hiệu quả để thực hiện đa dạng hóa các hình thức sở hữu nhằm thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới mà một trong những điểm mấu chốt là chuyển nền kinh tế dựa trên chế độ sở hữu công cộng thành nền kinh tế với sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu. Trong đó, việc cải tổ các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp khơng giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, thành các doanh nghiệp cổ phần có ý nghĩa hết sức quan trọng. Hơn nữa, trong điều kiện chuyển đổi từ chế độ sở hữu công hữu trước đây sang chế độ đa dạng hóa các hình thức sở hữu hiện nay, cổ phần hóa cịn đảm bảo cho sự ổn định về xã hội, không gây nên xáo trộn, không tạo ra nhiều khe hở cho việc thất thoát tài sản nhà nước, góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Chính vì vậy, chúng tơi cho rằng, chúng ta cần xem cổ phần hóa là một phương tiện hàng đầu trong việc cải tổ doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp đang làm ăn kém hiệu quả” [41, tr. 67].

Trong bài Về quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay [114] của tác giả Đoàn Quang Thọ, theo tác

giả: “quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải kết hợp chặt trẽ giữa hai mặt: một mặt, phải đa dạng hóa các hình thức sở hữu và coi đó là một trong những điều kiện tất yếu của kinh tế thị trường; mặt khác, phải khơng ngừng củng cố và hồn thiện sở hữu tồn dân và sở hữu tập thể. Đó là yếu tố quyết định đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa về mặt kinh tế” [114, tr. 7].

Bài viết Cổ phần hóa - một phương tiện quan trọng để thực hiện sự đa

dạng hóa các hình thức sở hữu [129], theo tác giả Vũ Văn Viên: Thứ nhất, cổ

phần hóa là một phương tiện có hiệu quả để thực hiện đa dạng hóa các hình thức sở hữu trong điều kiện nước ta hiện nay. Chính vì vậy phải đẩy mạnh

việc thực hiện cổ phần hóa đối với doanh nghiệp nhà nước, nhất là đối với doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Thứ hai, việc thực hiện cổ phần hóa phải đảm bảo sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cổ phần hóa khơng đồng nhất với tư nhân hóa. Tuy nhiên, khơng có nghĩa nó sẽ khơng thể tiến tới tư nhân hóa, sẽ khơng tự phát đi chệch định hướng xã hội chủ nghĩa. Thứ ba, phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, đối với q trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nói riêng.

Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta được cấu trúc bởi nhiều hình thức sở hữu, từ các hình thức sở hữu này, hình thành nên nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng, đan xen, hỗn hợp, giải pháp để hoàn thiện và phát triển quan hệ sở hữu hiện nay là thực hiện sự bình đẳng, khơng phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế trong cơ hội sản xuất kinh doanh.

Tác giả Nguyễn Văn Đặng trong bài viết Mấy vấn đề về sở hữu và thành

phần kinh tế ở nước ta có nêu ra kiến nghị: “Điều cần chú ý là, sự bình đẳng

giữa các thành phần (khu vực) kinh tế phải được thể hiện và bảo đảm bằng pháp luật, trong tổ chức thực hiện chính sách và trong ứng xử của các cơ quan cơng quyền. Xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử theo thành phần (khu vực) kinh tế, nhất là những ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước, những hạn chế đối với kinh tế tư nhân trong tiếp cận với các cơ hội, các nguồn lực và điều kiện phát triển. Chỉ thực hiện ưu đãi hoặc hỗ trợ đối với một số ngành, sản phẩm, một số mục tiêu (như xuất khẩu, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, khắc phục những rủi ro bất khả kháng…), một số địa bàn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa [33, tr. 38].

Theo các tác giả Chu Văn Cấp, Ngơ Đức Trung trong bài Hồn thiện thể

chế sở hữu, nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ thể kinh tế nước ta

[10], đây là cấu trúc đặc thù của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo nghĩa: Về nguyên tắc, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa phải lấy chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa là nền tảng. Nền kinh tế đó khơng loại trừ các quan hệ sở hữu tư nhân và khu vực kinh tế tư nhân. Kinh tế nhà nước chứ khơng phải lực lượng kinh tế nào khác đóng vai trị chủ đạo, dẫn dắt sự phát triển các thành phần kinh tế khác. Và do vậy, theo tác giả, doanh nghiệp nhà nước là bộ phận nòng cốt của kinh tế nhà nước nên cần phải tiếp tục được đổi mới, cơ cấu lại nhằm nâng cao sức cạnh tranh, đi đầu và là lực lượng chủ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp tục đổi mới và phát triển các loại hình kinh tế tập thể. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận các nguồn lực của nhà nước trên nguyên tắc bình đẳng.

Theo tác giả Phạm Văn Dũng trong bài Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa [18], đã đưa ra quan điểm: “Chỉ nên

thiết lập sở hữu công cộng ở các lĩnh vực then chốt, giữ vai trò quan trọng đối với quốc kế, dân sinh. Các lĩnh vực kinh tế then chốt có thể là: lương thực, thuốc chữa bệnh, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thơng, đường sắt, hàng khơng, khai thác mỏ…Ngay trong các lĩnh vực này, kinh tế nhà nước cũng không nhất thiết là chiếm tỷ trọng tuyệt đối” [18, tr. 44]. Đặc biệt theo quan điểm của tác giả, trong các lĩnh vực này, sở hữu công cộng muốn chứng minh được sức sống và ưu thế của mình phải dựa trên quan hệ cạnh tranh trên thị trường một cách công bằng, chứ không phải dựa vào sự hỗ trợ của nhà nước, càng không phải bằng các biện pháp hành chính.

Bài viết Tái cơ cấu các quan hệ sở hữu để định hướng xã hội chủ nghĩa

nền kinh tế thị trường [54] của tác giả Nguyễn Minh Khải, theo tác giả:

“Trong quá trình tái cơ cấu các quan hệ sở hữu, xây dựng quan hệ sản xuất mới tiến bộ phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong bối cảnh hiện nay cần khẳng định một số vấn đề sau: một là, xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa phải lấy chế độ công hữu làm mục tiêu và phương tiện để đẩy nhanh tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh

tế tri thức, song không phải bằng con đường tự phát hoặc làm bằng bất cứ giá nào, mà phải tìm tịi sáng tạo các hình thức cơng hữu đa dạng với mức độ tiến hóa khác nhau, có khả năng kích thích q trình tích tụ, tập trung sản xuất và xã hội hóa lao động; hai là, chúng ta chấp nhận kinh tế tư nhân là một trong những động lực phát triển kinh tế, phát huy tính tích cực của nó, song khơng phải khơng cần định hướng, khơng thể để nó giữ vai trị chủ đạo dẫn tới sự ra đời kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa; ba là, tiếp tục đổi mới và phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nước bằng cách tái cơ cấu đầu tư công, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tuyển chọn, sử dụng, bố trí, sàng lọc nhân sự”[54, tr. 64, 65].

Khi công cuộc đổi mới diễn ra được 30 năm, việc hoàn thiện thể chế sở hữu, hồn thiện và phát triển các loại hình doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu và thành phần kinh tế, thực hiện bình đẳng giữa các hình thức sở hữu được tiếp tục đặt ra trước những diễn biến mới của thực tiễn.

Chẳng hạn trong cuốn Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và Lào, lý luận và thực tiễn [48] do Hội đồng lý luận

Trung ương biên soạn, theo cơng trình này: Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo hướng: doanh nghiệp nhà nước tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu. Tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của nhà nước và chức năng quản lý nhà nước, sớm xóa bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước của các bộ, ủy ban nhân dân đối với vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp. Tiếp tục đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động của kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã. Đẩy mạnh liên kết và hợp tác dựa trên quan hệ lợi ích, áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, phù hợp với cơ chế thị trường. Khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh với sở hữu hỗn hợp, nhất là các doanh nghiệp cổ phần. Nâng cao hiệu quả thu hút trực tiếp của nước ngoài, chú trọng chuyển giao cơng nghệ, trình độ quản lý và thị trường tiêu thụ sản

phẩm. Chủ động lựa chọn và ưu đãi đối với các dự án đầu tư nước ngồi có trình độ quản lý và cơng nghệ hiện đại, có vị trí hiệu quả trong chuỗi giá trị tồn cầu, có liên kết với doanh nghiệp trong nước.

Cuốn Những vấn đề kinh tế Việt Nam [76] của tác giả Võ Đại Lược đã

đưa ra một loạt các giải pháp đổi mới, hoàn thiện chế độ sở hữu ở Việt Nam trong giai đoạn mới bao gồm: Trước hết phải đổi mới quan điểm về chế độ sở hữu, quan điểm phát triển chế độ sở hữu ở nước ta phải ngày càng tiếp cận với các quan điểm phát triển chế độ sở hữu của các nền kinh tế thị trường hiện đại. Thứ hai, sở hữu nhà nước và vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước phải được đổi mới, giảm tỷ trọng khu vực doanh nghiệp nhà nước xuống dưới 15% GDP, Nhà nước cần xây dựng một chương trình rút vốn khỏi mọi doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước không cần nắm giữ, trước hết là những lĩnh vực kinh doanh có lãi như rượu, bia, nước giải khát. Thứ ba, đổi mới chế độ sở hữu đất đai theo hướng đảm bảo sự dụng đất có hiệu quả. Thứ tư, đổi mới chế độ sở hữu trí tuệ theo hướng khuyến khích sáng tạo, bảo vệ quyền sở hữu trên các lĩnh vực. Thứ năm, các định hướng chính sách về sở hữu và các giải pháp nâng cao nhận thức xã hội.

Bài viết Thực hiện cơng bằng xã hội đối với các hình thức sở hữu vì sự

phát triển con người ở nước ta hiện nay [103], các tác giả Trần Văn Rón và

Lương Đình Hải đã nêu ra vấn đề quan trọng nhất hiện nay để đảm bảo công bằng xã hội đối với các khu vực, các thành phần kinh tế thì nhà nước khơng nên xác định và khơng nên sử dụng tư tưởng chủ đạo, mà cần quán triệt và thực hiện nguyên tắc đảm bảo công bằng, cạnh tranh bình đẳng, minh bạch, lành mạnh tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần, khu vực kinh tế, khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển theo đúng tinh thần của pháp luật. Không nên phân biệt và đối xử một cách khác nhau trong việc tạo ra các điều kiện và phân phối nguồn lực, cũng như trong tiêu thụ sản phẩm bằng các cơ chế chính sách đối với các hình thức sở hữu, các loại hình doanh nghiệp khác nhau theo tư tưởng chủ đạo với nghĩa ưu tiên, ưu

đãi. Loại hình doanh nghiệp nào, khu vực kinh tế nào, thành phần kinh tế nào có đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội thì loại hình doanh nghiệp đó, khu vực kinh tế đó, hình thức sở hữu đó sẽ trở thành chủ đạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan hệ sở hữu ở việt nam hiện nay (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)