Cơ cấu quan hệ sở hữu ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan hệ sở hữu ở việt nam hiện nay (Trang 67 - 72)

Việt Nam đang đẩy mạnh cơng cuộc cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, như vậy có thể khẳng định trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay lực lượng sản xuất cịn ở nhiều trình độ phát triển khác nhau và tất yếu trong cơ cấu quan hệ sở hữu hiện nay sẽ tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Mỗi hình thức sở hữu tồn tại với đối tượng sở hữu khác nhau và phản ánh lợi ích của chủ thể sở hữu là khác nhau. Tuy nhiên, trong cơ cấu này, các hình thức sở hữu khơng tồn tại biệt lập tách rời, mà có sự liên kết, hợp tác với nhau ở nhiều mức độ và nhiều hình thức đa dạng, phong phú, dưới sự chi phối của hình thức sở hữu giữ vai chủ đạo. Sau đây là những hình thức sở hữu chủ yếu ở Việt Nam, mỗi hình thức sở hữu có chủ thể sở hữu, đối tượng sở hữu và mục đích hoạt động tương ứng.

Sở hữu toàn dân

Về khái niệm sở hữu toàn dân hay sở hữu nhà nước, trong các văn kiện của Đảng đã trình bày ở phần trên đều thống nhất dùng “sở hữu toàn dân”. Tại điều 53 Hiến pháp sửa đổi 2013 và tại điều 197 Bộ luật dân sự 2015 có ghi: Đất đai, tài ngun nước, tài ngun khống sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản cơng thuộc sở hữu tồn dân do Nhà nước đại diện chủ sở

hữu và thống nhất quản lý. Như vậy, trong các văn bản chính thức hiện nay chỉ dùng khái niệm sở hữu tồn dân, khơng có khái niệm sở hữu nhà nước, mà chỉ có khái niệm kinh tế nhà nước. Ví dụ, cũng tại điều 51 của Hiến pháp

sửa đổi 2013 có ghi: nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế;

kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Trong khuôn khổ nghiên cứu, luận án

không đi vào phân tích sự khác nhau giữa hai khái niệm sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước, mà chỉ thống nhất dùng khái niệm sở hữu toàn dân.

Theo điều 53 Hiến pháp 2013 thì sở hữu tồn dân là sở hữu của toàn dân mà Nhà nước được giao quyền đại diện chủ sở hữu. Nhà nước được giao trách nhiệm quản lý, sử dụng toàn bộ nguồn lực thuộc sở hữu tồn dân để đầu tư có hiệu quả cho mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội của đất nước dưới nhiều hình thức, tổ chức khác nhau.

Đối tượng thuộc sở hữu tồn dân rất rộng, trong các yếu tố đó, có những yếu tố thể hiện tiềm năng kinh tế (đất đai, sông hồ, lãnh hải, thềm lục địa, bầu trời và những tài nguyên thiên nhiên gắn liền với chúng), có những yếu tố đang được sử dụng phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước các cơng trình kết cấu hạ tầng, ngân sách và dự trữ quốc gia mà biểu hiện ra là: Khối doanh nghiệp nhà nước, bao gồm doanh nghiệp mà Nhà nước sở hữu 100% vốn và doanh nghiệp mà Nhà nước nắm cổ phần hoặc phần vốn chi phối. Hệ thống kinh tế nhà nước gồm hai bộ phận cấu thành: doanh nghiệp nhà nước và kinh tế nhà nước phi doanh nghiệp (đất đai, vùng trời, vùng biển, vốn, ngân sách nhà nước, các quỹ quốc gia).

Như vậy, chủ thể sở hữu của hình thức này là nhân dân, Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu. Cũng cần phải nói thêm, ở Việt Nam, Nhà nước có hai tư

cách, vừa là bộ máy lãnh đạo đất nước, vừa thay mặt toàn dân, được toàn dân ủy quyền thực hiện quyền chủ sở hữu đối với tài sản cơng. Do mục đích hoạt động khơng chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận mà mục đích hoạt động cịn thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội khác nữa. Cho

nên, đối tượng sở hữu không chỉ là những tư liệu sản xuất cơ bản của xã hội, những ngành, những lĩnh vực trọng yếu của quốc gia, mà còn sở hữu các quỹ quốc gia, ngân sách quốc gia, các nguồn vốn của quốc gia...(đối tượng sở hữu không tạo ra giá trị gia tăng).

Sở hữu tập thể

Sở hữu tập thể là “hình thức sở hữu mà chủ sở hữu là một tập thể người, còn đối tượng sở hữu là tài sản và vốn do các thành viên tập thể đóng góp, chung sức tạo ra hoặc được cấp, tặng chung cho tập thể (thường được gọi là vốn quỹ không chia) và thuộc quyền sở hữu tập thể” [112, tr. 53-54].

Như vậy, hình thức sở hữu này được hình thành trên cơ sở góp vốn, sức lao động và các nguồn lực khác (được cấp, cho, tặng) vào sản xuất kinh doanh một cách tự nguyện, với nhiều hình thức hợp tác đa dạng; từ chuyên ngành đến đa ngành, với nhiều quy mơ từ nhỏ đến lớn; tổ, nhóm hợp tác đến hợp tác xã, hợp tác xã kiểu mới.

Theo Bộ luật dân sự 2005, sở hữu tập thể là sở hữu của hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập thể ổn định khác do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục đích chung được quy định trong điều lệ của tập thể theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lý và cùng hưởng lợi.

Cụ thể, đó là những hợp tác xã nông nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp, hợp tác xã trong các ngành nghề thủ công khác nhau, hợp tác xã dịch vụ nơng nghiệp, mua bán, tín dụng do luật hợp tác xã ghi nhận. Ngoài các hợp tác xã với chủ thể là tập thể những người tự nguyện, chủ thể sở hữu tập thể còn bao gồm cả các tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện, cùng góp tư liệu sản xuất, vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đối tượng của sở hữu tập thể bao gồm các tư liệu sản xuất, vốn đóng góp của xã viên, các quỹ do hợp tác lập ra, các cơ sở vật chất được lập nên từ tài sản, cơng sức đóng góp của các thành viên, nguồn lợi thu được trong q trình hợp tác xã hoạt động, vốn góp và hỗ trợ của Nhà nước. Ở đây đối tượng sở hữu có hai loại: thứ nhất phần tài sản thuộc sở hữu chung của các thành viên; thứ hai là phần vốn góp của từng thành viên góp vào tập thể khơng thuộc sở hữu của tập thể, đó là sở hữu của cá nhân - thành viên trong tập thể đó trao quyền sử dụng cho tập thể.

Sở hữu tư nhân

Sở hữu tư nhân là: “quan hệ sở hữu xác nhận quyền hợp pháp của tư nhân trong việc chiếm hữu, quyết định cách thức tổ chức sản xuất, chi phối và hưởng lợi từ kết quả của q trình đó. Sở hữu tư nhân về q trình sản xuất là cơ sở ra đời khu vực kinh tế tư nhân” [45, tr. 15]. Ở đây vốn, tư liệu sản xuất thuộc sở hữu tư nhân được sử dụng vào mục đích kinh doanh dưới nhiều hình thức tham gia đầu tư, góp vốn vào các loại hình kinh doanh khác nhau. Hoạt động sản xuất kinh doanh tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, đó là các hộ cá thể, tiểu chủ, các loại hình cơng ty như cơng công ty tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh.

Trong hình thức sở hữu tư nhân này, chủ thể sở hữu chia làm hai loại cơ bản tương ứng với đối tượng sở hữu của nó.

Loại thứ nhất, chủ sở hữu là các hộ cá thể, tiểu chủ, cá nhân người lao động sở hữu những tư liệu sản xuất, vốn, tri thức, kinh nghiệm, công nghệ...sử dụng sức lao động của chính bản thân họ và người thân trong gia đình thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo ra của cải vật chất phục vụ cho lợi ích chính bản thân họ.

Loại thứ hai, chủ sở hữu là một hay tập hợp nhiều chủ thể sở hữu, đối tượng sở hữu là tư liệu sản xuất, vốn, sử dụng sức lao động làm thuê để tiến hành các hoạt động, sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra giá trị thặng dư, gọi là tư bản tư nhân. Tồn tại phổ biến là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm

hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh.

Đảng và Nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của mọi cá nhân trong xã hội. Chủ sở hữu tư nhân được hưởng lợi và chịu trách nhiệm trong khuôn khổ quy mô tài sản, vốn mà họ sở hữu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước.

Sở hữu có vốn đầu tư nước ngồi

Đây là hình thức sở hữu ra đời từ chủ trương đa dạng hóa các hình thức sở hữu, tận dụng những ưu điểm của chủ nghĩa tư bản nói riêng và thế giới nói chung để phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế. Luật đầu tư nước ngoài ra đời năm 1988 và ngay trong điều 1 của luật này có ghi: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoan nghêng và khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn và kỹ thuật vào Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam, tuân thủ pháp luật Việt Nam, bình đẳng và các bên cùng có lợi. Nhà nước Việt Nam bảo đảm quyền sở hữu đối với vốn đầu tư và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tạo những điều kiện thuận lợi và các thủ tục dễ dàng cho các tổ chức, cá nhân đó đầu tư vào Việt Nam.

Có thể thấy, đây là hình thức sở hữu mà nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn, tự thiết lập các cơ sở sản xuất kinh doanh cho riêng mình, đứng chủ sở hữu, tự quản lý, khai thác hoặc thuê người quản lý, khai thác cơ sở này hoặc hợp tác với đối tác Việt Nam thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh và tham gia quản lý, cùng với đối tác Việt Nam chia sẽ lợi nhuận và rủi ro. Đối tượng sở hữu là vốn đầu tư có thể là của nhà nước hoặc tư nhân ở các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau.

Hình thức tổ chức kinh doanh của hình thức sở hữu này có thể là cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần, công ty liên danh…được thành lập và tổ chức theo qui định của Luật Doanh nghiệp. Ngoài ra nhà đầu tư nước ngồi cịn có thể đầu tư thành lập các tổ chức kinh tế, xã hội khác có hoạt động đầu

tư nhằm mục đích sinh lợi.

Tóm lại, ở Việt Nam hiện nay, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có quan hệ sở hữu được cơ cấu dựa trên sự phát triển đa dạng hóa các hình thức sở hữu, trong đó hình thức sở hữu tồn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu giữ vai trò chủ đạo, chi phối sự vận động và phát triển các hình thức sở hữu khác. Cơ cấu này phù hợp với quy luật kinh tế khách quan dựa trên trình độ phát triển lực lượng sản xuất của Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan hệ sở hữu ở việt nam hiện nay (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)