Những vấn đề đặt ra từ thực trạng quan hệ sở hữu ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan hệ sở hữu ở việt nam hiện nay (Trang 117 - 125)

hiện nay

Có thể thấy, quan hệ sở hữu của nền kinh tế Việt Nam hiện nay mặc dù đã tuân theo quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, tồn tại đa dạng các hình thức sở hữu trong điều kiện lực lượng sản xuất còn thấp kém và ở nhiều trình độ khác nhau. Nhưng quan hệ sở hữu Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như: vấn đề quản lý, sử dụng các nguồn lực quốc gia của chủ thể Nhà nước; khu vực kinh tế nhà nước do được kỳ vọng giữ vai trò chủ đạo được “ưu tiên nâng đỡ đủ điều” đã không thực hiện được vai trị chủ đạo của mình theo đúng nghĩa, tuy chiếm tỷ trọng lớn bao trùm nhiều lĩnh vực, ngành nghề quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nhưng hiệu quả kinh tế lại rất thấp; sở hữu tập thể trong các hợp tác xã mặc dù đã được đổi mới và hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, song chủ yếu vẫn là trong nông nghiệp, chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn; sở hữu có vốn đầu tư nước ngồi dường như đã phát huy hết vai trị đối với Việt Nam sau 20 năm đổi mới, còn khoảng 10 năm trở lại đây đang có xu hướng mang lại cho Việt Nam những bất lợi, thua thiệt; sở hữu tư nhân nhờ công cuộc đổi mới đã được khôi phục và phát triển nhưng tỷ trọng thấp và cịn nhiều hạn chế.

Vì vậy, phân tích những tồn tại, yếu kém và những vấn đề đặt ra trong các hình thức sở hữu dưới đây sẽ giúp chúng ta có cách nhìn tồn diện hơn bức tranh hiện thực quan hệ sở hữu, từ đó đề ra những chính sách và giải pháp nhằm củng cố và hoàn thiện quan hệ sở hữu ở Việt Nam hiện nay.

Thứ nhất, Nhà nước vừa là đại diện chủ sở hữu vừa là bộ máy lãnh đạo đất nước, nhưng việc quản lý, sử dụng đối tượng sở hữu chưa hiệu quả, đồng thời chưa tạo được hành lang pháp lý đảm bảo sự bình đẳng và thuận lợi trong hoạt động kinh tế cho các hình thức sở hữu khác.

Để quản lý và sử dụng tốt các nguồn lực quốc gia (đối tượng của sở hữu toàn dân), Nhà nước phải xây dựng, hồn thiện và duy trì hiệu lực thực thi của hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật kinh tế nói riêng. Nhận thức rõ điều

này, từ khi đổi mới đến nay, chúng ta đã nhiều lần sửa đổi hệ thống luật pháp liên quan. Tuy nhiên, đến nay hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách quản lý của Việt Nam chưa đồng bộ, chưa hồn thiện, chất lượng cịn hạn chế, thường xuyên phải điều chỉnh bổ sung. Hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa phản ánh đầy đủ các quan hệ kinh tế phức tạp trên thực tế, chưa phân cấp phân quyền rõ ràng và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều này dẫn đến tình trạng quản lý lỏng lẻo, sử dụng khơng hiệu quả “cha chung khơng ai khóc” các nguồn lực quốc gia, là căn nguyên của tình trạng tham nhũng, lãng phí hiện nay, nhất là trên các lĩnh vực tài chính - tiền tệ, đất đai. Chẳng hạn, vấn đề quản lý, sử dụng vốn vay ODA cịn nhiều hạn chế, thiếu sót “Theo Luật Quản lý nợ cơng thì Bộ Tài chính giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công, nhưng trên thực tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại được Chính phủ giao cho việc huy động vốn ODA và vốn đô la. Tuy nhiên, khâu huy động lại không gắn kết với nguồn trả nợ, không gắn với mục đích sử dụng. Mặt khác, Bộ Tài chính là đơn vị chủ trì xây dựng hạn mức vay nước ngồi, bao gồm cả hạn mức tự vay, tự trả của doanh nghiệp nhưng điều hành lại để cho Ngân hàng nhà nước. Như vậy, rõ ràng từ kênh huy động, trả nợ, sử dụng vẫn còn chưa thống nhất với nhau” [115, tr. 34].

Do Nhà nước không chỉ là cơ quan quản lý kinh tế vĩ mơ và quản lý tồn xã hội, mà còn là một chủ thể kinh tế, nên việc thực hiện bình đẳng giữa các chủ thể trong cơ hội kinh doanh còn nhiều bất cập. Các doanh nhiệp nhà nước khơng chỉ có nhiều thế mạnh hơn các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân, mà còn lấn sân vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh như bất động sản, tài chính - chứng khoán, nhà hàng, khách sạn, bia - rượu…là những lĩnh vực mà doanh nghiệp tư nhân có ưu thế và có thể làm tốt hơn doanh nghiệp nhà nước. Cho nên, Nhà nước phải giới hạn lại những lĩnh vực mà doanh nghiệp nhà nước nên thực hiện. Hơn nữa, trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay tồn tại nhiều hình thức sở hữu, mỗi chủ thể sẽ theo đuổi những lợi ích khác nhau, thậm chí là đối lập nhau. Vấn đề đặt ra là Nhà nước phải thực hiện được vai trò “cầm

cân nảy mực” điều hịa được lợi ích giữa các chủ thể, giữa các chủ thể và người lao động, tạo ra đồng thuận xã hội để cùng tồn tại và phát triển.

Thứ hai, kinh tế nhà nước (thuộc sở hữu toàn dân) chưa phát huy được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Có thể nói, ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra tranh luận chưa có hồi kết về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, vậy vai trò chủ đạo được hiểu như thế nào? Nhà nước với tư cách là đại diện cho chủ thể sở hữu, Nhà nước sử dụng kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để định hướng và điều tiết nền kinh tế vĩ mơ. Trong nền kinh tế thị trường thì việc quản lý và phân phối nguồn lực được điều tiết bởi thị trường, nhưng nếu chỉ dựa vào vai trị của thị trường thì sẽ rất dễ dẫn đến mất cân đối giữa các vùng miền và xung đột giữa các nhóm lợi ích, bởi thị trường điều tiết dựa trên nguyên tắc lợi ích kinh tế tối ưu. Do đó, vai trị quản lý nguồn lực phát triển kinh tế của Nhà nước là vô cùng quan trọng trong việc tạo ra sự công bằng về điều kiện và cơ hội phát triển cho mọi chủ thể sản xuất trong xã hội.

Tuy nhiên, có một thực tế diễn ra là khi nhấn mạnh vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, nhiều người nghĩ ngay đến việc duy trì lực lượng doanh nghiệp giữ vị trí độc quyền trong nền kinh tế quốc dân, nên vơ hình chung đi ngược bản chất thị trường. Vì vậy, vai trị chủ đạo của kinh tế nhà nước ở đây phải được hiểu là vai trò tiên phong của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Biểu hiện của vai trị đó chính là kinh tế nhà nước chiếm lĩnh các vị trí, những hoạt động huyết mạch có khả năng chi phối các lĩnh vực hoặc các ngành kinh tế khác phục vụ đắc lực cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đạt hiệu quả nổi trội trong lĩnh vực mình hoạt động, cùng hiệu năng cao trong quản lý và mức hiệu lực trong điều tiết các bộ phận khác cả ở mức độ tuân thủ pháp luật, cũng như mức tiên tiến trong điều hành.

Với nội hàm to lớn và bao quát theo cách hiểu trên, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước như là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định

hướng, điều tiết nền kinh tế và ổn định vĩ mơ nền kinh tế. Vai trị chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế quốc dân sẽ ngày càng linh hoạt và dịch chuyển theo hướng thu hẹp dần cả về quy mô, tỷ trọng và phạm vi hoạt động; từ việc kinh tế nhà nước chiếm địa vị thống trị trong nền kinh tế quốc dân trước đổi mới, sang giảm dần tỷ trọng trong nền kinh tế thị trường đa hình thức sở hữu; và từ việc có mặt ở tất cả các ngành nghề, lĩnh vực trên phạm vi toàn quốc, đến việc sẽ ngày càng thu hẹp chỉ giữ vị thế chủ đạo vào một số lĩnh vực, ngành kinh tế chủ chốt. Nhà nước, thông qua các hoạt động đầu tư công và các doanh nghiệp nhà nước sẽ ngày càng tập trung nắm giữ các tài sản, tổ chức các hoạt động độc quyền hẹp dần thuộc lĩnh vực ngành, khâu then chốt, cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích thiết yếu cho xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng, kết cấu hạ tầng và trật tự an toàn xã hội; chủ động và trực tiếp đảm nhận đầu tư vào những dự án, địa bào không hấp dẫn hoặc cần thiết để định hướng, mở rộng đầu tư phát triển các nguồn vốn ngồi ngân sách. Do đó, sự chủ đạo của kinh tế nhà nước khơng có nghĩa là có sự chèn lấn, đố kỵ và bất bình đẳng đối với các hình thức sở hữu khác trong hoạt động kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực độc quyền cần có quy chế kiểm soát giá và điều tiết lợi nhuận nhằm đảm bảo lợi ích, sự bình đẳng, cơng bằng xã hội chung.

Thứ ba, tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, tản mạn và khơng có định hướng của sở hữu tập thể.

Mơ hình hợp tác xã và làm ăn tập thể kiểu cũ đã khơng cịn tồn tại vì sự yếu kém của nó. Trong khi đó, mơ hình hợp tác xã kiểu mới vẫn còn rất lúng túng về phương thức hoạt động và khiêm tốn về quy mô. Hệ thống lý luận định hướng cho sự phát triển của hình thức sở hữu này cịn thiếu và yếu; tính dự báo cịn kém; việc tổng kết thực tiễn cịn chậm trễ. Cơng tác nghiên cứu lý luận nhằm góp phần quan trọng vào việc lý giải và làm rõ con đường để phát triển các hình thức sản xuất kinh doanh thuộc sở hữu tập thể, làm rõ tính tất yếu khách quan, vai trị, vị trí quan trọng của nó; trên cơ sở đó đề ra chủ

trương, chính sách phát triển cho phù hợp chưa được quan tâm nhiều.

Cơ sở khoa học và thực tiễn cho cho việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về kinh tế hợp tác, hợp tác xã, góp phần hình thành các hợp tác xã kiểu mới phù hợp với đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước còn nhiều lúng túng và bất cập. Chưa có giải pháp hiệu quả khuyến khích các doanh nghiệp và hợp tác xã đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nơng thơn; khuyến khích các nhà đầu tư nước ngồi đầu tư vào nơng nghiệp, nơng thơn. Nhà nước chưa có chính sách hiệu quả tạo động lực cho các nhà nghiên cứu và người lao động tích cực tham gia nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất trong các hợp tác xã để đạt được thành tựu cao hơn nữa.

Thứ tư, chưa có định hướng chiến lược cho sự phát triển các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc sở hữu tư nhân.

Định hướng chiến lược đối với sự phát triển của sở hữu tư nhân trước tiên phải nhất quán nhận thức: Thừa nhận sự tồn tại lâu dài của sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển không hạn chế về quy mô trong những ngành nghề, những lĩnh vực mà pháp luật không cấm, hồn tồn khơng ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Bởi lẽ, thực hiện mục tiêu cao đẹp đó là một q trình lâu dài với nhiều chặng đường và nhiều trình độ phát triển khác nhau từ thấp đến cao. Trong mỗi chặng đường ấy, điều quan trọng là huy động sự nỗ lực của tồn xã hội, giải phóng và phát triển sức sản xuất, kiên quyết ngăn ngừa tư tưởng chủ quan, duy ý chí và giáo điều trong vận dụng lý luận vào thực tiễn. Hơn nữa, sở hữu tư nhân không tồn tại một cách biệt lập, mà tồn tại và phát triển trong mối quan hệ tương tác với các hình thức sở hữu khác trong khn khổ sự quản lý điều tiết của Nhà nước.

Định hướng chiến lược cho phát triển sở hữu tư nhân còn phải dựa trên cơ sở nhìn nhận thực tế rằng: Sự phát triển kinh tế tư nhân thực sự đã có những đóng góp tích cực trong việc đưa đất nước thốt khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, góp phần to lớn vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết

các vấn đề xã hội ở Việt Nam. Khơng thể vì những khuyết điểm và yếu kém của kinh tế tư nhân mà phủ nhận vai trị của nó. Hơn nữa, xét một cách cơng bằng, những khuyết điểm và yếu kém đó khơng phải chỉ có ở các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân, mà có ở các doanh nghiệp thuộc sở hữu của các hình thức sở hữu khác. Khắc phục những khuyết điểm, yếu kém đó là trách nhiệm của cả doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước.

Nói tóm lại, thực trạng sở hữu tư nhân ở Việt Nam hiện nay đã đặt ra vần đề cần phải có cái nhìn khách quan, biện chứng như sau:

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, ngoài mặt tích cực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, sở hữu tư nhân luôn tiềm ẩn những nguy cơ và những yếu tố không ổn định như phân hóa giàu nghèo, suy đồi đạo đức…Thừa nhận sự tồn tại khách quan của sở hữu tư nhân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là hoàn toàn đúng đắn. Song nếu quá nhấn mạnh mặt nào đó của sở hữu tư nhân, thì lại khơng đúng đắn và có thể dẫn đến hậu quả tai hại. Song điều đó khơng có nghĩa là để phủ nhận sự tồn tại của sở hữu tư nhân. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải đề ra được chủ trương đúng, bước đi thích hợp, hướng sở hữu tư nhân theo đúng quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội.

Thứ năm, chưa chính sách thu hút đầu tư nước ngồi vào các lĩnh vực cơng nghệ cao, giảm dần thu hút đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh truyền thống.

Sau hơn 30 năm thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngồi (FDI), có thể khẳng định, FDI đã có những đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Song cũng phải thừa nhận rằng, FDI chưa đáp ứng được mục tiêu và kỳ vọng đặt ra cho thu hút công nghệ cao do một số nguyên nhân. Thứ nhất, công nghệ mà các doanh nghiệp FDI đưa vào Việt Nam tuy cao hơn mức Việt Nam có, nhưng phần lớn là các cơng nghệ trung bình, hoặc trung bình tiên tiến so với các nước trong khu vực (trừ một số các dự án có quy mô lớn trong các lĩnh vực điện tử - viễn thông, thiết bị tin học...). Đây cũng là các công nghệ đưa vào Việt Nam theo lợi ích của chủ đầu tư, chứ

không theo nhu cầu đổi mới công nghệ do Việt Nam chủ động đưa ra hoặc địi hỏi.

Mặt khác, cơng tác thẩm định, quản lý công nghệ FDI đưa vào Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức, sự liên kết trong quản lý công nghệ FDI nhập khẩu, vận hành giữa các cơ quan quản lý nhà nước chưa được chặt chẽ. Chưa nhận thức rõ rằng: nhà đầu tư thường chú trọng hàng đầu đến lợi ích đầu tư, đầu tư để sinh lời, nên tìm cách bỏ qua các quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu và vận hành cơng nghệ, thiết bị do chính họ đưa vào. Khơng ít trường hợp do dễ dãi trong việc thẩm tra năng lực nhà đầu tư, nên đã nhập khẩu máy móc, thiết bị qua sử dụng, lạc hậu, đã bị thải loại ở nước ngồi.

Thứ hai, Việt Nam đã có định hướng chung về thu hút cơng nghệ cao, song lại chưa có định hướng chi tiết (hay kế hoạch chi tiết) cho từng ngành nghề, do vậy chưa có được các giải pháp cụ thể để thu hút FDI công nghệ cao cho từng ngành và lĩnh vực, nên cũng chưa tiếp cận được với các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng có cơng nghệ cao tương ứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan hệ sở hữu ở việt nam hiện nay (Trang 117 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)