Đánh giá chung các công trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan hệ sở hữu ở việt nam hiện nay (Trang 32 - 34)

Qua khảo sát các cơng trình đã nghiên cứu liên quan đến vấn đề quan hệ sở hữu từ khi Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới (1986) đến nay, đã có khơng ít cơng trình nghiên cứu ở các góc độ khác nhau về sở hữu, vềquan hệ sở hữu tư liệu sản xuất. Tuy nhiên, khi nghiên cứu quan hệ sở hữu với tư cách là quan hệ giữa người với người trong việc sở hữu tư liệu sản xuất vẫn còn những vấn đề chưa được đề cập đến sau đây:

Thứ nhất, khi đề cập đến phạm trù sở hữu, mặc dù có nhiều nội dung

khác nhau, nhưng các cơng trình nghiên cứu đều cho rằng sở hữu là quan hệ giữa con người với con người trong việc chiếm hữu đối tượng sở hữu nói chung và tư liệu sản xuất nói riêng. Tuy nhiên, hiện chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với người trong việc sở hữu tư liệu sản xuất với tư cách là một mặt của quan hệ sản xuất. Nếu như quan hệ sản xuất có sự vận động và phát triển qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, trong mỗi giai đoạn lịch sử của sản xuất sẽ có một kiểu quan hệ sản xuất thống trị tồn tại bên cạnh các kiểu quan hệ sản xuất khác, thì quan hệ sở hữu cũng có sự vận động và phát triển qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Trong mỗi giai đoạn lịch sử của sản xuất, quan hệ sở hữu với kết cấu của nó sẽ có một kiểu quan hệ sở hữu đặc trưng, mang tính chủ đạo tồn tại bên cạnh các quan hệ sở hữu khác. Đây là vấn đề mà các cơng trình nghiên cứu chưa đề cập đến một cách đầy đủ và hệ thống, mặc dù các cơng trình đã có ít nhiều đề cập đến vấn đề này, nhưng đây là những tư liệu tham khảo tốt để chúng tôi tiếp tục thực hiện nghiên cứu.

Việt Nam hiện nay, mặc dù đã có một số cơng trình đề cập đến kết cấu của quan hệ sở hữu, nhưng hiện chưa có cơng trình nào làm rõ những nội dung trong kết cấu đó như: chủ thể sở hữu, đối tượng sở hữu, mối liên hệ giữa các yếu tố trong kết cấu, mục đích hoạt động...Phần lớn các cơng trình nghiên cứu khi đề cập đến thực trạng quan hệ sở hữu ở Việt Nam hiện nay chủ yếu tiếp cận theo hai vấn sau đây: Thứ nhất, các cơng trình đề cập đến những thành

tựu và hạn chế trong quá trình giải quyết vấn đề đa dạng hóa các hình thức sở hữu và thành phần kinh tế. Đó là thành tựu và hạn chế về việc thể chế hóa các quan điểm của Đảng về đa dạng hóa các hình thức sở hữu. Để thực hiện đa dạng hóa các hình thức sở hữu, Nhà nước đã ban hành hàng loạt các bộ luật và luật xác lập các quyền liên quan đến sở hữu. Thứ hai, các cơng trình

nghiên cứu đề cập đến thực tiễn q trình đa dạng hóa các hình thức sở hữu và thành phần kinh tế thông qua các hoạt động kinh tế và thành tựu kinh tế, những số liệu kinh tế mà các hình thức sở hữu đã đạt được, cũng như những tồn tại yếu kém của nó trong nền kinh tế quốc dân. Như vậy, có thể thấy nghiên cứu về thực trạng cơ cấu quan hệ sở hữu ở Việt Nam hiện nay, hiện chưa cơng trình nào làm nổi bật trong kết cấu đó có bao nhiêu hình thức sở hữu, chưa làm rõ trong mỗi hình thức sở hữu có chủ thể sở hữu và đối tượng sở hữu nào, mục đích tồn tại và hoạt động của mỗi hình thức sở hữu đó ra sao, cách thức thực hiện lợi ích của chủ sở hữu như thế nào, vì sao trong cơ cấu quan hệ sở hữu đó, hình thức sở hữu nào lại giữ được vai trò chủ đạo, chi phối các hình thức sở hữu khác.

Thứ ba, nghiên cứu về giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển quan hệ

sở hữu ở Việt Nam hiện nay, mặc dù có rất nhiều giải pháp với những nội dung khác nhau, nhưng tựu chung lại các cơng trình nghiên cứu đưa ra các giải pháp chủ yếu sau đây: giải pháp về hoàn thiện thể chế sở hữu, nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước; giải pháp về đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; giải pháp về phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, đảm bảo giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa; giải pháp về đảm bảo sự bình

đẳng giữa các hình thức sở hữu và thành phần kinh tế trong cơ hội sản xuất kinh doanh. Đây là những giải pháp cơ bản để phát huy vai trị của các hình thức sở hữu và thành phần kinh tế trong điều kiện chúng ta thực hiện đa dạng hóa các hình thức sở hữu và thành phần kinh tế. Tuy nhiên, trước thực trạng của quan hệ sở hữu ở Việt Nam như hiện nay, cần phải đưa ra những giải pháp mang tính tồn diện hơn nhằm hoàn thiện và phát triển quan hệ sở hữu là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, theo chúng tơi, đây vẫn cịn là vấn đề cần được tiếp tục quan tâm nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan hệ sở hữu ở việt nam hiện nay (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)