Giải quyết vấn đề quan hệ sở hữu trên cơ sở yêu cầu đảm bảo giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan hệ sở hữu ở việt nam hiện nay (Trang 127 - 129)

giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa

Sự lựa chọn mơ hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam không phải là sự gán ghép chủ quan giữa kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội, mà là sự nắm bắt và vận dụng xu thế vận động khách quan của kinh tế thị trường trong thời đại ngày nay; là sự tiếp thu có chọn lọc thành tựu văn minh nhân loại, nhằm phát huy vai trị tích cực của kinh tế thị trường trong việc phát triển sức sản xuất, xã hội hóa lao động, cải tiến kỹ thuật - công nghệ, nâng cao đời sống nhân dân... Đồng thời, hạn chế những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường gây ra

Tuy nhiên, sự phát của kinh tế nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần tất yếu dẫn đến sự phân tầng xã hội hay phân hóa giai cấp. Khi đã có sự phân hóa giai tầng thì tất yếu sẽ tồn tại cả sự thống nhất lẫn mâu thuẫn giai cấp. Trong khi đó chúng ta đã kiên định lựa chọn “theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, cho nên chúng ta phải nhất quán không để cho quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất trở thành quan hệ thống trị.

hướng xã hội chủ nghĩa chưa thật đồng bộ; công tác quy hoạch, kế hoạch, dự báo còn nhiều yếu kém; hành động của các cơ quan quản lý nhà nước nhiều khi còn vi phạm các nguyên tắc của thị trường; phân hóa giàu nghèo ngày càng mở rộng; sự phát triển của y tế, giáo dục, văn hóa và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội còn nhiều vướng mắc, làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về an ninh, nhất là an ninh phi truyền thống. Do vậy, về lâu dài cần xác định, định hướng xã hội chủ nghĩa là sự định hướng mục tiêu và con đường phát triển đất nước tiến tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, đó là một xã hội cao đẹp, xã hội khơng có áp bức bất cơng, Đảng ta cần làm sáng tỏ thêm một bước nội dung cơ bản của định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta với 4 tiêu chí cơ bản sau:

Một là, về mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa ở nước ta là nhằm: thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh”; giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xố đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn.

Hai là, về định hướng xã hội và phân phối: phải thực hiện tiến bộ và

công bằng xã hội ngay trong từng bước đi và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế phải gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển xã hội, văn hoá, giáo dục và đào tạo.., giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người. Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội.

Ba là, định hướng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực quản lý: Với tư cách

là chủ thể quản lý nền kinh tế vĩ mô, Nhà nước không chỉ là người tạo ra thể chế với một hành lang pháp lý minh bạch, mà cịn đóng vai trị định hướng thơng qua chức năng dự báo và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế. Đồng thời phải phát huy quyền làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm để

nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình đưa ra những quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân. Do đó, hướng xã hội chủ nghĩa trong quản lý phải vừa đảm bảo vai trò làm chủ của nhân dân vừa bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bốn là, để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt

Nam phải đổi mới phương thức lãnh đạo của mình đối với các tổ chức kinh tế - xã hội. Đặc biệt, phải chú trọng phát triển các cơ sở đảng trong các hình thức sở hữu ngoài nhà nước, đồng thời cần hồn thiện mơ hình tổ chức đảng, các đồn thể nhân dân, trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, bảo đảm vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng đối với các đoàn thể trong doanh nghiệp.

Sự định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình đa dạng hóa các hình thức sở hữu chứa đựng một vấn đề khơng thể né tránh, đó là thời kỳ “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Trước mắt chúng ta khơng chỉ có thời cơ lớn, mà cịn có nhiều nguy cơ phải đẩy lùi và vượt qua, khơng chỉ có khả năng đi đúng hướng mà cịn có khả năng đi trệch hướng. Cho nên, để đảm bảo sự định hướng xã hội chủ nghĩa là chính quyền phải thuộc về nhân dân, mà nòng cốt là khối liên minh cơng - nơng - trí thức do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan hệ sở hữu ở việt nam hiện nay (Trang 127 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)