Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự vận động, phát triển quan hệ sở hữu ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan hệ sở hữu ở việt nam hiện nay (Trang 72 - 80)

sở hữu ở Việt Nam hiện nay

Một là, sự tác động của cách mạng khoa học - công nghệ đang làm cho đối tượng sở hữu và cách thức thực hiện lợi ích của chủ sở hữu có nhiều thay đổi

Hiện nay cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và công nghệ đã làm thay đổi quan hệ sở hữu, mà trước hết đối tượng sở hữu là tư liệu sản xuất. Vì tư liệu sản xuất là yếu tố tập trung nhất phản ánh sự tiến bộ của khoa học - công nghệ trong thời đó, và do đó nó có ý nghĩa quyết định trong việc tạo ra sự phát triển của sức sản xuất. Trước kia đối tượng sở hữu là những tư liệu sản xuất hữu hình như nhà máy, tiền vốn, đất đai…Ngày nay đối tượng sở hữu khơng chỉ là hữu hình mà vơ hình ngày càng quan trọng như: thương hiệu, thơng tin, bí quyết cơng nghệ, đặt biệt quan trọng nhất là sở hữu được nguồn nhân lực chất lượng cao, sở hữu trí tuệ.

Trong thời đại kinh tế công nghiệp, ai sở hữu tư liệu sản xuất là các nhà máy, đất đai, hầm mỏ thì người đó làm chủ xã hội. Theo logic tương tự, trong thời đại kinh tế tri thức, ai làm chủ tri thức thì người đó có khả năng làm chủ xã hội. Vì tri thức là yếu tố chủ chốt quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất. Tri thức tồn tại trong mỗi người lao động, trong đó sở hữu lao động, đặc biệt là lao động có tri thức cao có vai trị quyết định đối với sự thắng lợi trong kinh doanh. Tri thức khơng thể vay mượn, trong khi người ta có thể vay vốn mua tư liệu sản xuất. Ở thời kỳ của C. Mác, chủ sở hữu chỉ quan tâm đến

làm sao sở hữu được ngày càng nhiều tư liệu sản xuất để gia tăng lợi nhuận và của cải thơng qua việc bóc lột giai cấp cơng nhân. Nhưng ngày nay ở các nước tư bản phát triển, nhà tư bản thường không đánh đổi lợi nhuận bằng mọi giá, họ hướng nhiều hơn vào phát triển bền vững. Hơn nữa, nếu không quan tâm đến lợi ích của người lao động thì chủ sở hữu sẽ khơng thể duy trì và phát triển được đối tượng sở hữu của mình.

Nhờ sự phát triển của khoa học - cơng nghệ, sản xuất được tự động hóa nhiều, giá trị sức lao động trực tiếp của người công nhân kết tinh trong sản phẩm ít, thậm chí là rất ít, dẫn đến giá thành sản phẩm thấp, nhà tư bản lãi nhiều, của cải xã hội dư thừa nhiều, họ đã lợi dụng điều này để có những điều chỉnh như tăng phúc lợi xã hội, trả lương cao cho cơng nhân lao động trí óc, kêu gọi và huy động vốn từ chính những người cơng nhân tham gia đóng cổ phần vào nhà máy của họ. Khi người lao động có quyền sở hữu và quyền định đoạt số cổ phần của họ, thì số lượng những người được gọi là vô sản đúng nghĩa như thời của C. Mác và Ph. Ăngghen đã giảm đi rất nhiều, số lượng người lao động sở hữu cổ phần và hưởng lợi nhuận từ cổ phần đó tăng lên đáng kể và nhanh chóng được phổ biến rộng rãi.

Như vậy, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và những điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản đang làm cho sở hữu hỗn hợp, sở hữu cổ phần phát triển mạnh mẽ, quan hệ sở hữu ngày càng dân chủ. Sở hữu hỗn hợp và sở hữu cổ phần ban đầu được hình thành từ sự liên kết giữa các chủ sở hữu cá nhân riêng lẻ, cùng với đó là q trình hữu sản hóa người lao động, người lao động được mua cổ phần của công ty. Người lao động ban đầu chỉ là người làm thuê thuần túy, thì nay họ có được một phần sở hữu về tư liệu sản xuất, dù nhỏ bé. Với cách thức này, chủ sở hữu là những nhà tư bản vừa huy động được vốn để đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô, nâng cao khả năng cạnh tranh, vừa làm dịu bớt mâu thuẫn giữa trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, làm giảm bớt mâu thuẫn chủ - thợ trong doanh nghiệp.

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, phải cạnh tranh với các nước khác để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, trong khi các đối tượng sở hữu truyền thống trước kia như đất đai, tài nguyên thiên nhiên - khoáng sản, nhân công lao động giá rẻ v.v. đang cạn kiệt hoặc mất dần tầm quan trọng, thay vào đó là các vấn đề sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Khi sở hữu trí tuệ xuất hiện ở Việt Nam, đã tác động đến đời sống kinh tế - xã hội, điều đó đặt ra yêu cầu phải ghi nhận về mặt thể chế. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi bổ sung năm 2009 nêu rõ: quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Như vậy, ở Việt Nam, các đối tượng sở hữu trí tuệ đã được chính thức thừa nhận ngày càng phong phú hơn. Hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã và đang góp phần tích cực thu hút đầu tư nước ngồi, khuyến khích chuyển giao khoa học và công nghệ, thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, nghiên cứu vào hoạt động sản xuất kinh doanh làm tăng năng suất lao động...Từ khi đổi mới đến nay, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến sở hữu trí tuệ đã từng bước được hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam đang diễn ra nghiêm trọng và phức tạp. Thực trạng này đặt ra cho Nhà nước và các chủ thể kinh tế khác nhiều vấn đề cần giải quyết trong quản lý về sở hữu trí tuệ.

Bên cạnh sở hữu trí tuệ, là sở hữu thông tin, khi nguồn lực thông tin đang ngày càng đóng vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở các quốc gia, thì đối với Việt Nam vấn đề này xuất hiện nhiều vấn đề phức tạp. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải hình thành khung pháp lý đầy đủ về sở hữu đối với thông tin (bao gồm cả quyền tiếp cận thông tin và an ninh thông tin), đồng thời nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng cung cấp thông tin.

Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện nền kinh tế tồn tại đa hình thức sở hữu, trong khi mối quan hệ về lợi ích giữa chủ thể sở hữu tư liệu sản xuất và người lao động trên thế giới đã có nhiều thay đổi. Để các hình thức sở hữu tồn

tại và phát triển, đã đặt ra cho Việt Nam phải thay đổi quan điểm và phải giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích giữa chủ sở hữu tư liệu sản xuất với người lao động. Bởi vì, mỗi một hình thức sở hữu sẽ do một giai cấp, tầng lớp xã hội đại diện cho nó, cho nên chúng ta cũng cần phải thừa nhận rằng, một trong những mục đích cốt lõi của hoạt động sản xuất kinh doanh là lãi suất (lợi nhuận) - đó cũng là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, doanh nhân trong mọi nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường. Mặt khác, doanh nhân còn là những người đầu tư tiền của, cơng sức, trí tuệ của mình vào q trình sản xuất kinh doanh. Mặc dù họ chỉ là lực lượng gián tiếp tạo ra sản phẩm, nhưng việc khấu hao tài sản cố định cũng như sự sinh lời (lợi nhuận đương

nhiên) của số tiền đầu tư vào sản xuất kinh doanh ban đầu (nếu như doanh

nhân không đầu tư vào sản xuất kinh doanh mà mang tiền đi gửi tiết kiệm), là một trong những căn nguyên dẫn đến việc họ phải khấu trừ một phần giá trị thặng dư hay giá trị sản phẩm do công nhân sản xuất ra để bù đắp (tạo lợi

nhuận đương nhiên). Ở đây, chúng ta cịn chưa tính đến cơng sức trí tuệ mà

doanh nhân bỏ ra trong suốt quá trình tạo ra sản phẩm. Bên cạnh đó, việc trích lại một phần giá trị thặng dư cịn nhằm mục đích tái sản xuất và điều này, xét cho cùng, cũng là cơ sở để duy trì việc làm - nguồn tạo thu nhập cho người lao động. Rõ ràng, công nhân không thể tạo ra giá trị thặng dư nếu trong quá trình lao động sản xuất thiếu sự tác động (quản lý, lãnh đạo) của doanh nhân.

Đứng ở góc độ xem xét này, chúng ta có thể chấp nhận hiện tượng doanh nhân khấu trừ một phần giá trị thặng dư do người công nhân sản xuất ra ở mức độ hợp lý (nếu việc khấu trừ đó nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích khơng chỉ của bản thân doanh nhân, mà còn phục vụ cho lợi ích của xã hội). Điều đó có nghĩa là, tuy cịn tồn tại hiện tượng bóc lột sức lao động trong cơ sở sản xuất kinh doanh ở một mức độ nhất định khiến người lao động chưa tỏ ra "bức xúc", song hiệu quả của việc "khấu trừ" đó lại được chuyển vào những hoạt động vì cộng đồng xã hội. Ở đây, doanh nhân là đối tượng trung gian đưa một phần hiệu quả lao động sản xuất kinh doanh của người lao động

vào việc phục vụ xã hội.

Như vậy, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và những yếu tố thời đại đã tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh tế của chúng ta, buộc chúng ta phải thay đổi nhận thức và hành động liên quan đến quan hệ sở hữu nói riêng và phát triển kinh tế nói chung.

Hai là, tính tất yếu của đa dạng hóa sở hữu trong tồn cầu hóa kinh tế

ảnh hưởng tới quan hệ sở hữu ở Việt Nam

Tồn cầu hóa kinh tế là sự liên kết quốc tế ngày càng sâu rộng các quá trình sản xuất, kinh doanh và các loại hình thị trường giữa các nền kinh tế trên thế giới. Tồn cầu hóa kinh tế không chỉ diễn ra thông qua trao đổi thương mại hàng hóa truyền thống, mà bao gồm cả những giao dịch khác xuyên biên giới quốc gia như các luồng đầu tư, tài chính, cơng nghệ, thơng tin.v.v.

Tiến trình tồn cầu hóa kinh tế được thực hiện thơng qua tiến trình hội nhập của các nền kinh tế, thể hiện thơng qua các biện pháp tự do hóa và mở cửa địa phương, hay việc tham gia các cam kết, thỏa thuận song phương, các thỏa thuận khu vực và đa phương ở phạm vi tồn cầu, mà điển hình là tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việt Nam đã gia nhập WTO này từ năm 2007 và hàng loạt các tổ chức kinh tế quốc tế khác như APEC, ASEM, CPTTP...

Có thể nói, tồn cầu hóa kinh tế khơng phải là sản phẩm riêng có của chủ nghĩa tư bản, mà đây là tiến trình phát triển của văn minh thương mại thế giới, là sản phẩm sáng tạo chung của cả loài người. Tồn cầu hóa kinh tế tạo cơ hội và thách thức, tích cực và tiêu cực mà tất cả các nền kinh tế đều gặp phải. Mặt trái của tồn cầu hóa kinh tế lại ảnh hưởng nhiều đến các quốc gia kém phát triển, nhưng dù muốn hay không muốn các quốc gia này cũng không thể quay lưng, đứng ra ngồi cuộc chơi của sân chơi tồn cầu hóa kinh tế. Tuy nhiên, các quốc gia kém phát triển hồn tồn có thể hội nhập thành cơng khi biết kết hợp các cải cách kinh tế và hành chính - chính trị bên trong, huy động, phát huy các nguồn lực vốn có và tạo dựng cơ chế điều hịa lợi ích của các nhóm xã hội, dân cư.

Qua thực tiễn có thể thấy, cho đến nay, quan hệ sở hữu của nhân loại vận động theo xu hướng không phải là đi đến chỗ đơn nhất hóa sở hữu, mà ngược lại là xu hướng ngày càng đa dạng hóa sở hữu. Nếu như trong xã hội nguyên thủy chỉ mới có cơng hữu ngun thủy, thì ngày nay trong các nước đều đan xen rất nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Xu hướng đó là tất yếu, phù hợp với quá trình xã hội hóa của lực lượng sản xuất.

Ngày nay xu hướng phát triển của sở hữu tư nhân đã thay đổi nhiều, những cơng ty, xí nghiệp, tập đoàn tư nhân lớn trên thế giới về thực chất đều là sở hữu hỗn hợp (tức là sự tham gia góp vốn của rất nhiều cá nhân, chứ không phải là sở hữu của một hoặc một vài cá nhân như trước kia). Những công ty cổ phần sở hữu hỗn hợp có số lượng cổ đông lớn trở thành những cơng ty đại chúng, nó báo hiệu hình thành một khu vực sở hữu mới - sở hữu

xã hội hoặc sở hữu đại chúng. Các loại hình doanh nghiệp này là sự thể hiện

trực tiếp của quan hệ liên kết giữa các chủ sở hữu để hình thành nên một pháp nhân kinh tế. Khi đó, người góp vốn có thể khơng trực tiếp tham gia q trình điều hành doanh nghiệp, mà họ có thể ủy quyền quản lý, sử dụng tiền vốn thuộc sở hữu của mình cho những người do họ lựa chọn theo những cách thức khác nhau. Ở đây có sự tách biệt giữa quyền sở hữu với quyền quản lý và sử dụng, nhưng vẫn đảm bảo được đối tượng sở hữu có chủ sở hữu thực sự và thuộc về ai. Xu hướng phát triển các loại hình doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu đã diễn ra ở phương Tây từ thế kỷ XIX, và phát triển mạnh từ đầu thế kỷ XX cho đến nay. Điều này đã được Đảng ta nêu ra từ Đại hội X: “Doanh nghiệp cổ phần ngày càng phát triển, trở thành hình thức kinh tế phổ biến, thúc đẩy xã hội hóa sản xuất kinh doanh và sở hữu” [ 21, tr. 83].

Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, khi gia nhập vào sân chơi chung của nền kinh tế thế giới, để huy động mọi nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước phát triển lực lượng sản xuất, phát triển nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu khơng chỉ hợp quy luật khách quan, hợp với xu thế của thời đại mà cịn là một giải pháp có ý nghĩa chiến lược. Trong khi thế giới đang tồn tại xu

hướng đa dạng các hình thức sở hữu, Việt Nam khơng thể nơn nóng muốn đốt cháy giai đoạn, thủ tiêu các hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, trong khi những điều kiện khách quan cần có chưa hình thành. Mặt khác, ở Việt Nam, sở hữu toàn dân ra đời trong điều kiện trình độ lực lượng sản xuất lạc hậu khơng tương thích với quan hệ sở hữu công hữu, bản thân sở hữu cơng hữu cũng chưa có đủ điều kiện phát huy tác dụng tích cực. Hơn nữa, tự bản thân Nhà nước không thể gánh vác hết mọi trọng trách trong sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho tất cả mọi người dân. Trong khi đó, hiện nay thiếu việc làm đang là vấn đề nan giải, thất nghiệp là cơ sở của nghèo đói và nguyên nhân của hàng loạt các tệ nạn xã hội nghiêm trọng khác. Chấp nhận sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu để cùng với doanh nghiệp nhà nước sẽ có nhiều doanh nghiệp tư nhân ra đời cùng tạo việc làm cho người lao động, giải quyết vấn đề thất nghiệp và các vấn đề xã hội khác. Như vậy, tồn tại nhiều hình thức sở hữu tương ứng với nhiều thành phần kinh tế là nhu cầu tự thân, khách quan của quá trình phát triển.

Tiểu kết chương 2

Dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về sở hữu với những nội dung cơ bản như sau: Vấn đề sở hữu được các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin quan niệm là quan hệ giữa con người với con người trong việc sở hữu tư liệu sản xuất, là quan hệ cơ bản nhất của quan hệ sản xuất. Theo đó giai cấp nào sở hữu tư liệu sản xuất sẽ có quyền quyết định cách thức tổ chức sản

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan hệ sở hữu ở việt nam hiện nay (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)