2.4.1.1. Tính tất yếu của đa dạng hóa các hình thức sở hữu trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Mỗi giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất ứng với một quan hệ sản xuất nhất định, phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Khi quan hệ sản xuất lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất thì một cách khách quan nó sẽ bị đào thải để nhường chỗ cho một quan hệ sản xuất mới phù hợp và xã hội loài người bước sang một giai đoạn mới, một phương thức sản xuất mới, một hình thái kinh tế - xã hội mới. Từ một phương thức sản xuất cũ chuyển sang một phương thức sản xuất mới bao giờ cũng có một thời kỳ quá độ của quan hệ sản xuất. Trong thời kỳ này, những nhân tố của quan hệ sản xuất cũ và mới đan xen nhau, đấu tranh với nhau theo xu hướng cái cũ dần mất đi, cái mới dần dần trở thành phố biến và khẳng định sự thống trị của mình.
Trong một giai đoạn nào đó của sự phát triển xã hội, bên cạnh một phương thức sản xuất chủ đạo cịn có phương thức sản xuất tàn dư khiến cho trong cùng một thời gian, trong một nước tồn tại nhiều hình thức sở hữu. C. Mác viết: “Chúng ta đau khổ khơng những vì sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, mà cịn đau khổ vì nó phát triển chưa đầy đủ. Ngồi những tai họa của thời đại hiện nay ra, chúng ta còn phải chịu đựng cả một loạt những tai họa kế thừa do chỗ các phương thức sản xuất cổ xưa lỗi thời vẫn tiếp tục sống dai dẳng với những quan hệ chính trị và xã hội trái mùa do chúng đẻ ra” [85, tr. 19].
Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô vào đầu những năm 20 của thế kỷ XX càng khẳng định tính đúng đắn của việc sử dụng và cải tạo dần dần đối với những thành phần kinh tế của xã hội cũ mà C. Mác và Ph. Ăng ghen đã vạch ra. Nhận thấy Chính sách cộng sản thời chiến khơng cịn thích
hợp trong điều kiện đất nước đã hịa bình, từ đó V. I. Lênin khẳng định cần phải thay thế Chính sách cộng sản thời chiến bằng Chính sách kinh tế mới
nhiều thành phần. V. I. Lênin viết: “Khơng cịn nghi ngờ gì nữa, ở một nước trong đó những người sản xuất tiểu nơng chiếm tuyệt đại đa số dân cư, chỉ có thể thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa bằng một loạt những biện pháp q độ đặc biệt, hồn tồn khơng cần thiết ở những nước tư bản phát triển” [69, tr. 68]. Một trong những biện pháp quá độ đặc biệt mà V. I. Lênin nói ở đây chính là việc sử dụng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Điều đó được V. I. Lênin giải thích rõ như sau: “Trong giai đoạn đầu, trong nấc thang thứ nhất, chủ nghĩa cộng sản chưa thể hoàn toàn trưởng thành về mặt kinh tế, chưa thể hồn tồn thốt khỏi những tập tục hay những tàn tích của chủ nghĩa tư bản” [64, tr. 121]. “Vậy thì danh từ q độ có nghĩa là gì? Vận dụng vào kinh tế, có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành phần, những bộ phận, những mảnh của cả chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội
không? Bất cứ ai cũng đều thừa nhận là có” [65, tr. 362].
Hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội - thời kỳ mà V. I. Lênin gọi là “những cơn đau đẻ kéo dài” để cho chủ nghĩa xã hội lọt lòng từ xã hội cũ. Do vậy, sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên, như C. Mác đã nói: “Vấn đề sở hữu biểu hiện ra dưới một hình thức rất khác biệt, tương ứng với những giai đoạn phát triển khác nhau của cơng nghiệp nói chung và với những giai đoạn phát triển đặc biệt của nó ở các nước khác nhau” [79, tr. 427]. Vì vậy, q trình đa dạng hóa các hình thức sở hữu ở Việt Nam sẽ mang những đặc điểm riêng, tùy thuộc vào điều kiện riêng có của Việt Nam.
2.4.1.2. Việc xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất phải là một quá trình lâu dài
Khi nghiên cứu xã hội tư bản, C. Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ ra rằng, sự đối lập giữa tư bản và lao động là sự đối lập vốn có của bản thân chế độ tư hữu. Cùng với sự phát triển của sản xuất, sự đối lập này sẽ trở nên gay gắt hơn và tới một giai đoạn nhất định nào đó, nó sẽ phá vỡ hình thức tồn tại của
nó - sự phá vỡ chế độ tư hữu và chủ nghĩa cộng sản có sứ mệnh thực hiện bước đi tự nhiên này của lịch sử. Vậy khi nào có thể thủ tiêu được chế độ tư hữu?, Ph. Ăngghen đã giải thích rằng khơng phải khi nào chế độ tư hữu cũng có thể tồn tại được trong lịch sử lồi người, vì vậy, khơng phải khi nào sự tồn tại của nó cũng là bất hợp lý. Theo các nhà kinh điển, thời điểm chín muồi để xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa là khi “những bóng ma của chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu” đã trở thành một thế lực, khi mà toàn bộ xã hội tư sản hiện đại đã bất lực trước những lực lượng sản xuất mạnh mẽ “giống như một tay phù thủy khơng cịn đủ sức trị những âm binh mà y đã triệu lên”. Tính tất yếu của q trình xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa và thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất dưới chủ nghĩa xã hội được C. Mác tiếp tục khẳng định trong "Tư bản", C. Mác đã vạch trần được cái bí mật sâu xa nhất của chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa - bóc lột giá trị thặng dư, nơ dịch và làm tha hóa con người. Ơng khẳng định chế độ diệt vong của chế độ tư hữu hoàn toàn hiện ra như kết quả của sự vận động những quy luật kinh tế trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
Chúng ta cũng biết rằng, không phải C. Mác, Ph. Ăngghen là những người đầu tiên chủ trương xóa bỏ chế độ tư hữu. Trước C. Mác vài thế kỷ, sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa với những mặt trái của nó đã khiến cho những nhà tư tưởng của thời đại đó cảm thấy sự cần thiết phải xóa bỏ nó. Có thể nói, với chủ nghĩa Mác, tồn bộ mặt trái của chế độ tư hữu, về cơ bản đã bị phanh phui. Lập luận của của học thuyết Mác, đặc biệt là trong bộ Tư bản và trong
Bản thảo kỉnh tế - triết học năm 1844, rõ ràng là những lập luận khó vượt qua
trong lĩnh vực phân tích những "tội lỗi" của chế độ tư hữu. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, bằng cả cuộc đời nghiên cứu và hoạt động cách mạng của mình đã tìm ra lơgic về sự tất yếu phải xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa.
V. I. Lênin là người đã phát triển và vận dụng sáng tạo tư tưởng của C. Mác, Ph. Ăngghen về sở hữu vào hoàn cảnh cụ thể ở nước Nga. V. I. Lênin đã
chỉ ra hai con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đối với các nước tư bản phát triển, sau khi giai cấp vơ sản giành được chính quyền, sẽ trực tiếp chuyển lên chủ nghĩa xã hội. Đối với các nước lạc hậu, con đường đó phải trải qua nhiều khâu trung gian, nhiều bước quá độ tạm thời. Ngay sau cách mạng tháng mười, trong tác phẩm “Về bệnh ấu trĩ tả khuynh” “và tính tiểu tư sản”, V. I. Lênin đã cực lực phê phán những tư tưởng nóng vội muốn xác lập ngay chế độ cơng hữu. Đặc biệt, trong chính sách kinh tế mới, ơng đã đưa ra tư tưởng về nền kinh tế nhiều thành phần, về các hình thức kinh tế quá độ, đặc biệt về vấn đề sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước với tư cách là “sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội, là phòng chờ đi vào chủ nghĩa xã hội”, là “nấc thang lịch sử”, là “bước tiến lên chủ nghĩa xã hội”.
Như đã đánh giá ở trên, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về quan hệ sở hữu là một bước ngoặt cách mạng trong cách nhìn nhận, đánh giá về bản chất của xã hội tư bản, dự báo về một xã hội sẽ phủ định xã hội tư bản, xã hội đó đầy tính nhân văn hướng đến những giá trị cơng bằng và bình đẳng. Mặc dù bàn nhiều đến việc xóa bỏ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, song các ơng chưa chỉ ra mơ hình cụ thể về chế độ công hữu, cũng như khơng giải thích một cách rõ ràng các cấp độ của quyền sở hữu, mặc dù vào giai đoạn này, các hình thức sở hữu đã khá phát triển, thậm chí đã phát triển đến trình độ điển hình. Các ơng mới chỉ dự báo về sự thay thế chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa bằng chế độ công hữu, đồng thời nhấn mạnh rằng, đây là một q trình khó khăn và lâu dài.
Những hạn chế này do điều kiện lịch sử và do yêu cầu cụ thể của cuộc cách mạng trong thời đại của các ông quy định. Điều các ông quan tâm nhất là “xóa bỏ một cách tích cực chế độ tư hữu” là một giải pháp để giải phóng con người, mà trước hết là những người cơng nhân khơng có sở hữu khỏi ách thống trị của chế độ tư hữu và trả lại cho con người một đời sống đích thực thay vì một “đời sống bị tha hóa”.
nhấn mạnh rằng: "sở hữu tư nhân là hình thức giao tiếp cần thiết ở một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất, rằng hình thức giao tiếp đó khơng thể bị xóa bỏ, và là điều kiện cần thiết cho sự sản xuất ra đời sống vật chất trực tiếp, chừng nào chưa tạo ra được những lực lượng sản xuất, mà đối với chúng sở hữu tư nhân trở thành xiềng xích hoặc trở ngại" [78, tr. 514].
Tư tưởng này cũng được Ph. Ăngghen nêu rõ trong tác phẩm Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản: “Liệu có thể thủ tiêu được chế độ tư hữu
ngay lập tức hay không? Trả lời: Không, không thể được, cũng y như không thể làm cho lực lượng sản xuất hiện có tăng lên ngay lập tức đến mức cần thiết để xây dựng một nền kinh tế công hữu. Cho nên, cuộc cách mạng của giai cấp vơ sản đang có tất cả những triệu chứng là sắp nổ ra, sẽ chỉ có thể cải tạo xã hội hiện nay một cách dần dần, và chỉ khi nào đã tạo nên được một khối lượng tư liệu sản xuất cần thiết cho việc cải tạo đó thì khi ấy mới thủ tiêu được chế độ tư hữu” [79, tr. 469].
Sau này, trong điều kiện của xã hội Nga ở đêm trước của cách mạng xã hội chủ nghĩa, để tránh sự xuyên tạc và bơi nhọ những người cộng sản từ phía kẻ thù, V. I. Lênin đã phân biệt rất rõ đối tượng của việc xóa bỏ sở hữu tư nhân là tư liệu sản xuất chứ không phải sở hữu cá nhân. Hơn thế nữa, V. I. Lênin còn thấy rõ ràng về sách lược, việc thủ tiêu chế độ tư hữu không nhất thiết là phải ngay một lúc quốc hữu hóa tất thảy các tư liệu sản xuất xã hội. Đây chính là cơ sở để ông đề ra những giải pháp mềm dẻo, thích hợp với tình hình cụ thể ở từng giai đoạn cụ thể của cách mạng.
Như vậy, khơng có gì là trái với quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin khi mà trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam, chúng ta chủ trương phát triển một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu phù hợp với trình độ hiện nay của lực lượng sản xuất, hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam, một nước đang trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa, lực lượng sản xuất cịn ở trình độ thấp, nền kinh tế vẫn ở tình trạng lạc hậu, trang bị kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn ở mức thấp so với nhiều nước trên thế giới và khu vực. Những luận điểm cơ bản trên đây của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở để chúng ta xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách, hồn thiện hệ thống pháp luật, kịp thời giải quyết những vấn tề cấp bách nhất về quan hệ sở hữu, giải phóng các nguồn lực cho phát triển và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay.