hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Đây là quy luật phát triển cơ bản, có tính chất nền tảng và đã được lịch sử phát triển của xã hội loài người kiểm nghiệm và chứng minh. Những thất bại, kể cả sự đổ vỡ về chính trị, xã hội ở Liên Xơ - Đơng Âu trước đây cũng có nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ sự cứng nhắc, giáo điều và đi ngược lại yêu cầu, đòi hỏi của quy luật này.
Nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của Việt Nam hiện nay là đưa đất nước phát triển theo con đường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Muốn thực hiện được nhiệm vụ nói trên, bắt buộc chúng ta phải giải phóng sức sản xuất huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thực tiễn đổi mới kinh tế ở nước ta chỉ ra rằng việc điều chỉnh các quan hệ sở hữu và phá vỡ các quan hệ sở hữu cũ là một bảo đảm quan trọng cho sự thành công của cơng cuộc đổi mới.
Do trình độ lực lượng sản xuất của nước ta còn thấp, vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, dù muốn hay khơng muốn chúng ta phải duy trì nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên quan hệ đa sở hữu về tư liệu sản xuất. Chủ trương phát triển lâu dài nền kinh tế nhiều thành phần đã được Đảng và Nhà nước khẳng định từ nhiều năm nay. Mọi quan hệ sản xuất và những hình thức sở hữu nào kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất cần phải bị giới hạn và có thể bị loại bỏ để tạo điều kiện thơng thống cho sức sản xuất phát triển. Tuy nhiên, trong nhận thức lý luận và quan điểm chỉ đạo hành động thực tế vẫn còn vướng mắc và e
ngại sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các hình thức sở hữu. Đó cũng chính là nguyên nhân việc cơ cấu các hình thức sở hữu trong xã hội ít chuyển biến hơn so với sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất ở Việt Nam trong những năm qua. Liên quan đến vấn đề này phải kể đến nhận thức về tư hữu và tư hữu hóa trong quan hệ sở hữu. Có nhiều tâm lý cho rằng quan hệ sở hữu tư nhân chỉ tồn tại trong một thời gian có hạn định, sau đó sẽ bị xóa bỏ để nhường chỗ cho quan hệ sở hữu công hữu, để đảm bảo được mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Nhất quán thực hiện chế độ đa sở hữu thông qua việc đa dạng hóa các hình thức sở hữu ở Việt Nam hiện nay, về thực chất là phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức kinh doanh hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một tất yếu khách quan trong điều kiện của Việt Nam hiện nay. Tính tất yếu khách quan được quy định không chỉ bởi quy luật vận động của sở hữu, bởi xu hướng phát triển của thời đại, mà còn bởi đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta - quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, từ một nước tiểu nơng cịn chịu nhiều ảnh hưởng nặng bởi những tàn dư của phương thức sản xuất châu Á. Chúng ta lựa chọn “phương thức phát triển rút ngắn” để đạt mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh. Song bản thân “phương thức phát triển rút ngắn” cũng hàm chứa yêu cầu kết hợp giữa phát triển tuần tự với phát triển nhảy vọt. Để phát triển lực lượng sản xuất, tư tưởng đó là hợp lý. Tuy nhiên, việc vận dụng “phương thức phát triển rút ngắn” trong xử lý các vấn đề liên quan đến quan hệ sản xuất, đặc biệt là quan hệ sở hữu, lại đòi hỏi phải hết sức thận trọng.
Cần luôn nhớ rằng, Việt Nam đang ở những nấc thang rất thấp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thời kỳ mà quan hệ sản xuất mới đang trong quá trình hình thành, quan hệ sản xuất cũ còn đang tồn tại và được sử dụng như những lực lượng quan trọng để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Với quan hệ
sở hữu được xác lập dựa trên đa dạng hóa các hình thức sở hữu là yêu cầu bắt nguồn từ thực tế các nguồn lực trong xã hội. Quy luật về sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất dưới góc độ quan hệ sở hữu quy định rằng quan hệ giữa những người sản xuất, kinh doanh, người lao động, người quản lý phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và bản thân lao động của những con người ấy.
Như vậy, trong khi khẳng định sự kiên định trong việc lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, nếu khơng có những quyết sách mềm dẻo, linh hoạt và uyển chuyển trong xử lý vấn đề quan hệ sở hữu, thì khơng những khơng từng bước đạt được mục tiêu đã chọn, mà có thể kéo lùi sự phát triển và gây ra những nghi ngờ, thậm chí mất lòng tin vào lý tưởng cao đẹp đó.