lịch sử
Trong giai đoạn mỗi giai đoạn nhất định của sản xuất, do lực lượng sản xuất luôn luôn phát triển tạo ra nhiều trình độ khác nhau, cho nên sẽ tạo ra nhiều kiểu quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất khác nhau, trong đó sẽ có một kiểu quan hệ sở hữu đặc trưng, chủ đạo. Quan hệ sở hữu đặc trưng, chủ đạo là quan hệ sở hữu mà giai cấp thống trị sẽ sở hữu những tư liệu sản xuất cơ bản của xã hội. Bên cạnh đó, các giai cấp khác sở hữu những tư liệu sản xuất khơng cơ bản của xã hội. Ví dụ trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản là giai cấp thống trị sẽ sở hữu tư liệu sản xuất cơ bản như máy móc, đất đai, tiền vốn.., gọi chung là tư bản, các giai cấp khác như nông dân, người buôn bán nhỏ, thợ thủ công.., sở hữu những tư liệu sản xuất không cơ bản.
Trong mỗi phương thức sản xuất bao giờ cũng có một hình thức sở hữu đặc trưng giữ vai trị nền tảng, đồng thời có thể có các hình thức sở hữu khác cùng tồn tại, vì thế tất yếu nó tạo nên cái gọi là kết cấu hay cơ cấu của quan hệ sở hữu. Như vậy, cơ cấu quan hệ sở hữu là mối tương quan giữa các hình thức sở hữu, nói cách khác, cơ cấu của quan hệ sở hữu là tỷ trọng của các hình thức sở hữu chiếm trong một nền sản xuất xã hội. Một cơ cấu quan hệ sở hữu được coi là hợp lý nếu như các quan hệ sở hữu trong đó được thiết lập phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tạo động lực cho lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại, một cơ cấu quan hệ sở hữu bất hợp lý khi các quan hệ sở hữu được thiết lập không phù hợp (lạc hậu hoặc vượt trước) trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, khi đó sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, kìm hãm sức sản xuất của xã hội.
Bắt đầu với phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy, do trình độ phát triển của kinh tế còn hết sức thấp kém, mọi người phải hợp thành những quần thể người không thể tách rời nhằm bảo vệ và kiếm sống, trong quan hệ đó, người ta chia đều các sản phẩm thu được từ tự nhiên, nên chưa có khái
niệm tư hữu. Trong chế độ sở hữu này, hình thức sở hữu đầu tiên là sở hữu thị tộc. Trong tiến trình phát triển của sản xuất, công cụ lao động được cải tiến, của cải bắt đầu dư thừa, ở giai đoạn cuối của phương thức sản xuất này, chế độ sở hữu được kết cấu bằng ba hình thức sở hữu từ thấp đến cao là sở hữu bộ lạc, sở hữu cơng xã, sở hữu cá thể. Có thể thấy, trong xã hội cộng sản nguyên thủy, khi lực lượng sản xuất bắt đầu phát triển, khơng chỉ có một hình thức sở hữu, mà đã có nhiều hình thức sở hữu cùng tồn tại dù chỉ là thô sơ, bao gồm cả mầm mống của cái đối lập là tư hữu. Như vậy, sự phát triển của lực lượng sản xuất đã làm mất dần tính cộng đồng trong quan hệ sản xuất cộng sản nguyên thủy, thúc đẩy ra đời của chế độ tư hữu.
Sang phương thức sản xuất chiếm hữu nô nệ, với sự ra đời của công cụ lao động bằng kim loại, lực lượng sản xuất có bước phát triển quan trọng, năng suất lao động đã tăng lên đáng kể. Lúc này sở hữu tư nhân và nhà nước đầu tiên (nhà nước chủ nô) xuất hiện, chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất ra đời. Trong chế độ sở hữu này, những tư liệu sản xuất cơ bản của xã hội là “cơng cụ biết nói”, “cơng cụ khơng biết nói” thuộc về chủ nơ. Sở hữu cơng xã khơng mất đi mà xuất hiện thêm hình thức sở hữu mới là sở hữu nhà nước. Bên cạnh đó xuất hiện sở hữu tư nhân của những người sản xuất nhỏ. Các hình thức sở hữu tồn tại trong chế độ sở hữu nô lệ là sở hữu bộ lạc, sở hữu nhà nước thời cổ, sở hữu tư nhân, sở hữu nô lệ cũng là đặc trưng của chế độ chiếm hữu nô lệ này.
Như vậy, cơ cấu quan hệ sở hữu trong phương thức sản xuất chiếm hữu nơ lệ với hình thức sở hữu đặc trưng, cơ bản nhất là hình thức sở hữu nơ lệ, chủ sở hữu là các chủ nô, đối tượng sở hữu tư liệu sản xuất cơ bản nhất là cơng cụ biết nói - nơ lệ và các tư liệu sản xuất khơng biết nói, phục vụ lợi ích cho giai cấp chủ nơ. Ngồi ra cịn có các hình thức sở hữu như sở hữu bộ lạc, sở hữu nhà nước tồn tại dưới sự chi phối của hình thức sở hữu nơ lệ.
Trong phương thức sản xuất phong kiến, sản xuất tiếp tục phát triển trở lên mâu thuẫn với hình thức bóc lột dựa trên chiếm hữu người nô lệ, nhận
thức của người nô lệ đã thay đổi. Kết quả của các cuộc chiến tranh và cách mạng thời kỳ cổ đại đã dẫn đến sự phá vỡ hệ thống quan hệ sở hữu trong xã hội chiếm hữu nơ lệ, hình thành hệ thống quan hệ sở hữu phong kiến. Xã hội phong kiến ra đời, người nô lệ được giải phóng, họ trở thành nơng nơ trong xã hội phong kiến. Họ được quyền sử dụng đất đai để lao động sản xuất, tuy rằng phần lớn sản phẩm phải đem cống nộp cho địa chủ, hình thức sở hữu nhỏ của người nông dân ra đời. Chế độ sở hữu phong kiến với tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất thuộc về địa chủ phong kiến. Trong chế độ sở hữu này, cùng với hình thức sở hữu tư nhân về ruộng đất, hình thức sở hữu phường hội xuất hiện do sự phát triển của tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp ở thành thị
Ngồi ra, hình thức sở hữu tư bản nhỏ (chủ yếu là ruộng đất) cũng bắt đầu tồn tại và phát triển. Ở thời kỳ này, kiểu tổ chức kinh tế - xã hội phổ biến là kinh tế tự nhiên. Bản chất của nó là kiểu sản xuất tự túc, tự cấp. Mục tiêu sản xuất là để tiêu dùng cho bản thân. Trong q trình đó, nếu có sản phẩm thừa thì họ mang ra trao đổi, vì thế, sản xuất hàng hóa nhỏ (hay sản xuất hàng hóa giản đơn) ra đời. Q trình tích tụ và tập trung tư bản dần dần làm cho bộ phận tư liệu quan trọng nhất (ruộng đất và công xưởng) tập trung vào tay các đại điền chủ và nhà tư bản. Những người sản xuất nhỏ như nông dân, thợ thủ công dần dần bị phá sản, trở thành người làm thuê, bán sức lao động của mình đề sinh sống. Đó là những điều kiện, tiền đề cho ra đời một chế độ sở hữu mới với những kết cấu bao gồm các hình thức sở hữu mới.
Như vậy, cơ cấu quan hệ sở hữu trong phương thức sản xuất phong kiến với hình thức sở hữu đặc trưng, cơ bản nhất là hình thức sở hữu phong kiến, chủ thể sở hữu là giai cấp địa chủ phong kiến sở hữu tư liệu sản xuất cơ bản của xã hội là ruộng đất, phục vụ lợi ích cho giai cấp địa chủ phong kiến. Ngồi ra cịn có các hình thức sở hữu khác như sở hữu nhỏ của người nông dân, sở hữu tư bản nhỏ, sở hữu phường hội.., tồn tại dưới sự chi phối của hình thức sở hữu địa chủ phong kiến.
bước nhảy vọt về chất so với trước kia. Máy móc ra đời, nền cơng nghiệp cơ khí phát triển mạnh mẽ, kinh tế hàng hóa phát triển thay thế cho nền kinh tế tự cung tự cấp. Chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ra đời, thay thế cho chế độ sở hữu ruộng đất thời phong kiến, những tư liệu sản xuất cơ bản của xã hội thuộc sở hữu của giai cấp tư sản. Trong chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa, các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất có sự biến đổi nhanh chóng, sở hữu ruộng đất trong chế độ phong kiến trước kia thì nay tồn tại với tư cách hàng hóa, các hình thức sở hữu mới xuất hiện như sở hữu cổ phần, sở hữu tư bản nhà nước, sở hữu hợp tác xã, sở hữu tư bản tư nhân.
Như vậy, cơ cấu quan hệ sở hữu trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa với hình thức sở hữu đặc trưng, cơ bản nhất là hình thức sở hữu tư bản tư nhân về tư liệu sản xuất, chủ thể sở hữu là những nhà tư bản, đối tượng sở hữu tư liệu sản xuất là tư bản (vốn, máy móc, đất đai...), phục vụ lợi ích cho giai cấp tư bản. Ngồi ra cịn có các hình thức sở hữu khác như sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu cổ phần, sở hữu tư nhân của những người sản xuất nhỏ...tồn tại dưới sự chi phối của hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa.
Ngày nay, trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, quan hệ sở hữu đã có nhiều thay đổi, song sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất vẫn đóng vai trị chủ đạo. Bên cạnh sở hữu tư nhân (gồm sở hữu tư nhân tư bản thuần túy, tư hữu của các nhóm tư bản, tư hữu của các nhóm tư bản độc quyền) là chủ đạo, cịn có nhiều hình thức sở hữu phong phú khác như: sở hữu dưới dạng các công ty thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân nhỏ, sở hữu của người lao động trong các công ty cổ phần, sở hữu hỗn hợp của các tập đoàn tư bản quốc tế. Từ thập niên cuối thế kỷ XX, đặc biệt bước sang thế kỷ XXI, khi lực lượng sản xuất phát triển đã thay đổi về chất so với trước kia, đưa nhân loại vào lĩnh vực sản xuất mới là kinh tế tri thức, kinh tế tri thức làm xuất hiện hình thức sở hữu mới. Trong thời đại kinh tế tri thức, ai làm chủ tri thức thì người đó có khả năng làm chủ xã hội. Vì tri thức là yếu tố chủ chốt quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất. Tri thức tồn tại trong mỗi
người lao động, tri thức khơng thể vay mượn, trong khi người ta có thể vay vốn mua tư liệu sản xuất.
Khi nghiên cứu quan hệ sở hữu với tồn bộ lịch sử phát triển của nó sẽ thấy được sự vận động, phát triển của quan hệ sở hữu bị quy định một cách khách bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất. Trong mỗi một giai đoạn của sản xuất, các hình thức sở hữu khơng chỉ tồn tại biệt lập mà cịn đan xen, tác động lẫn nhau trong một chỉnh thể từ đó hình thành các quan hệ xã hội, chính trị - kinh tế sinh động. Sự vận động và phát triển của quan hệ sở hữu qua các giai đoạn lịch sử nêu trên là liên tục và có tính kế thừa, không đứt đoạn và tách rời nhau. Nếu giai cấp thống trị thơng qua nhà nước thể chế hóa các quan hệ sở hữu, tạo nên các hình thức sở hữu phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất thì sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, ngược lại nếu thể chế hóa các quan hệ sở hữu tạo nên các hình thức sở hữu khơng phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm sản xuất, của cải vật chất làm ra không đáp ứng được yêu cầu của xã hội, từ đó sẽ gây ra các cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Điều này hoàn toàn đúng với Việt Nam ở giai đoạn trước và sau đổi mới. Trước đổi mới, chúng ta đã thể chế hóa các quan hệ sở hữu quy định chỉ cho phép tồn tại hai hình thức sở hữu tồn dân và tập thể, các hình thức sở hữu khác tồn tại trước đó bị xóa bỏ, dẫn đến sản xuất bị kìm hãm, đình trệ, gây ra khủng hoảng kinh tế - xã hội. Khi thực hiện công cuộc đổi mới, chúng ta đã thể chế hóa các quan hệ sở hữu cho phép tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, từ đây sức sản xuất của xã hội được giải phóng, khủng hoảng kinh tế - xã hội được đẩy lùi và chúng ta ngày càng đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội.