Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới quan hệ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan hệ sở hữu ở việt nam hiện nay (Trang 61 - 67)

hữu từ 1986 đến nay

Sau ngày giải phóng miền Nam (1975) thống nhất đất nước, trong điều kiện lực lượng sản xuất hết sức lạc hậu, thủ cơng là chính, cơ sở vật chất kỹ thuật bị chiến tranh kéo dài tàn phá nặng nề, trên con đường đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã xác định chế độ sở hữu trong chủ nghĩa xã hội là sở hữu cơng hữu với hai hình thức tồn dân và tập thể. Trong văn kiện Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ IV (1976) có nêu rõ “Thành tựu lớn nhất là đã thủ tiêu chế độ người bóc lột người, chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa dưới hai hình thức tồn dân và tập thể đã được xác lập một cách phổ biến và các giai cấp đã bị xóa bỏ” [21, tr. 34].

Trong khoảng 10 năm (1976 - 1986) với hai kỳ Đại hội IV và Đại hội V đều ghi vào Nghị quyết nhiệm vụ căn bản là hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, tuy nhiên, kết quả lại không được như chúng ta mong muốn. Ngoài một số thành tựu đáng kể như: cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội được xây dựng với hàng trăm cơng trình cơ giới hóa và hàng nghìn cơng trình giao thơng, thủy lợi vừa và nhỏ, cịn về cơ bản đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.

Trước tình hình này, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng với phương châm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, bên cạnh ghi nhận một số kết quả đạt được, Đảng ta đã nghiêm khắc phê bình những chủ

trương chính sách sai lầm trong cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội trước đây. Đặc biệt, Đảng ta đã vạch ra nguyên nhân chủ quan duy ý chí, chưa vận dụng đúng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: “Kinh nghiệm thực tế chỉ rõ lực lượng sản xuất bị kìm hãm khơng chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất bị lạc hậu mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển khơng đồng bộ, có những yếu tố đi q xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất” [22, tr. 57]. Chỉ ra điều này, Đảng ta đã đạt được một bước tiến rất căn bản trong nhận thức và vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đã khắc phục cách hiểu giản đơn một chiều, cách hiểu không chỉ riêng ở Việt Nam mà Liên Xô và hầu hết tất cả các nước xã hội chủ nghĩa trước đây đều mắc phải.

Trên cơ sở nhận thức khơng tuyệt đối hố bất kỳ một hình thức sở hữu tư liệu sản xuất nào, lực lượng sản xuất ở nhiều trình độ khác nhau tương ứng với nó có nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Đa dạng hố các hình thức sở hữu là nhận thức mới, sâu sắc hơn về quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, là cơ sở lý luận, cơ sở nhận thức để đổi mới chủ trương, đường lối xây dựng và phát triển kinh tế. Việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội là một vấn đề có tính quy luật và được Đảng ta coi là: “Một giải pháp có ý nghĩa chiến lược, góp phần giải phóng và khai thác mọi khả năng để phát triển lực lượng sản xuất” [22, tr. 56]. Đường lối đổi mới này đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, được nhân dân hưởng ứng và đem lại sinh lực mới cho nền kinh tế. Tình hình kinh tế - xã hội của đất nước dần đi vào quỹ đạo ổn định, hàng hóa trên thị trường, nhất là hàng tiêu dùng đã dồi dào, đa dạng và lưu thông thuận tiện.

Tổng kết những thành tựu đổi mới đã đạt được từ Đại hội VI, đến Đại hội VII năm 1991, đã thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, trong đó có nêu ra quan niệm về sở hữu trong chủ nghĩa xã hội như sau: xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực

lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu. Như vậy, đây là bước thay đổi quan trọng trong quan niệm của chúng ta về sở hữu trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nếu như trước kia, chế độ sở hữu trong chủ nghĩa xã hội là sở hữu cơng hữu thuần nhất về tư liệu sản xuất, thì nay sở hữu trong chủ nghĩa xã hội khơng chỉ có cơng hữu, mà vẫn cịn một phần tư liệu sản xuất thuộc các hình thức sở hữu khác. Cương lĩnh này cũng nêu rõ phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất phải thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của kinh tế quốc dân.

Chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu trong chủ nghĩa xã hội như cương lĩnh đã nêu ra, ta có thể hiểu là nắm các tư liệu sản xuất chủ yếu dưới hình thức 100% vốn hoặc có cổ phần chi phối. Điều đó cũng có nghĩa là các hình thức sở hữu khác cũng có thể sở hữu một tỷ lệ nhất định cổ phần của các tư liệu sản xuất chính. Cơng hữu là nắm các tư liệu sản xuất chính, quan trọng và có quy mơ lớn, nhưng các hình thức sở hữu khác có thể nắm những tư liệu sản xuất quy mô nhỏ và vừa, kém quan trọng hơn.

Cũng trong văn kiện Đại hội VII này đã chính thức sử dụng khái niệm “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đảng chủ trương thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước. Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp: “Các hình thức sở hữu có thể hỗn hợp, đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh doanh đa dạng. Các doanh nghiệp không phân biệt quan hệ sở hữu đều tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau, bình đẳng trước pháp luật” [24, tr. 116].

Nhằm thể chế hóa các quan điểm của Đảng về vấn đề quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế, trong Hiến pháp năm 1992 quy định: Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu tồn dân và sở hữu tập thể là nền tảng.

Các Đại hội Đảng tiếp theo (VIII, IX), căn cứ vào tình hình thực tiễn, chúng ta đã khơng ngừng bổ sung và phát triển quan niệm về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và chế độ sở hữu trong chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, quan niệm thừa nhận sản xuất hàng hố khơng đối lập với chủ nghĩa xã hội mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xác lập. Chỉ khi nào nền sản xuất hàng hóa ấy đã tạo nên được một khối lượng tư liệu sản xuất cần thiết cho việc cải tạo đó thì khi ấy mới thủ tiêu được chế độ tư hữu. Còn trong giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản mỗi người là vẫn còn lệ thuộc vào sự phân cơng lao động xã hội, vẫn cịn có sự đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay, lao động vẫn còn là phương tiện để sinh sống chứ chưa phải là nhu cầu bậc nhất của mỗi con người, sức sản xuất của xã hội chưa đạt đến mức của cải tuôn ra dào dạt để phân phối theo nhu cầu, thì vẫn phải đi con đường vịng thực hiện phân phối thơng qua trao đổi hàng hoá. Như vậy, sự tồn tại của kinh tế thị trường trong chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan, là sự kế thừa của văn minh nhân loại trong giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản.

Tại Đại hội X năm 2006, Đảng đã có sự điều chỉnh thêm một bước nữa về quan niệm sở hữu trong xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta hướng tới. Đại hội đã nêu ra cương lĩnh xây dựng đất nước thay cho Cương lĩnh năm 1991, trong đó có nêu ra: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”[27, tr. 68]. Chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế tiếp tục được khẳng định: “Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước

giữ vai trị chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân” [27, tr. 329]. Điểm mới trong Văn kiện này là đã gộp kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân thành kinh tế tư nhân, đồng thời khẳng định đảng viên được phép làm kinh tế tư nhân trong khuôn khổ pháp luật.

Tiếp nối những tư tưởng được đưa ra ở các kỳ Đại hội trước và căn cứ vào tình hình thực tiễn của công cuộc đổi mới, Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) tiếp tục có những bổ sung, phát triển quan niệm về sở hữu trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội đã xác định: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp” [29, tr. 70]. So với quan niệm ở Đại hội X, quan niệm của Đại hội XI này có phần “mở hơn”. Chúng ta có thể hiểu “quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp” là trong mỗi giai đoạn, thời kỳ cụ thể, trên cơ sở tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, không chỉ xác định quan hệ sản xuất phù hợp, mà quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp cịn có nghĩa, nó có thể đề ra các kế hoạch, sách

lược, chiến lược cho sự phát triển của lực lượng sản xuất. Hay nói cách khác, quan niệm lần này của Đảng đề cập đến sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất, nói đến mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Việc tồn tại hay không tồn tại sở hữu tư nhân trong chủ nghĩa xã hội không phải là ý muốn chủ quan của con người, mà nó phụ thuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nó xua tan những nghi ngờ rằng sở hữu tư nhân chỉ tồn tại trong một thời hạn nhất định, đến một lúc nào đó chúng ta sẽ làm một cuộc cách mạng hay cuộc cải tạo xóa bỏ sở hữu tư nhân để có chủ nghĩa xã hội. Đảng tiếp tục khẳng định: “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức tổ chức kinh doanh. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác

cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân” [29, tr. 73-74].

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn 30 năm đổi mới đất nước, Đại hội XII (2016) của Đảng tiếp tục ngày càng nhận thức rõ hơn mối quan hệ giữa chế độ sở hữu, hình thức sở hữu và loại hình kinh doanh. Mỗi chế độ sở hữu trong thực tiễn có thể có nhiều hình thức sở hữu mà ở đó sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và biểu hiện ra là các loại hình kinh doanh có hiệu quả cao góp vào q trình tăng trưởng kinh tế. Sự phát triển đa dạng của các hình thức sở hữu là do sự phát triển của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất càng đa dạng, trình độ kinh tế - xã hội càng phát triển, quan hệ sản xuất càng mở rộng thì tính đa dạng trong quan hệ sở hữu cũng ngày càng tăng lên.

Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã đưa ra khái quát mới về mặt lý luận: “Thể chế hoá quyền tài sản (bao gồm quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt và hưởng lợi từ sử dụng tài sản) của Nhà nước, tổ chức và cá nhân đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013” [31, tr. 20], theo đó: “Mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều phải hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật. Có chính sách thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp Việt Nam thật sự trở thành lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bảo đảm quyền tự do kinh doanh các lĩnh vực mà luật pháp không cấm” [31, tr. 21]. Để thực hiện bước đi đó, chúng ta phải tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Đảng ta cũng đã chỉ rõ chế độ sở hữu trong thực tiễn có thể có nhiều hình thức sở hữu mà ở đó sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và biểu hiện ra là các loại hình kinh doanh có hiệu quả cao góp vào q trình tăng trưởng kinh tế. Sự phát triển đa dạng của các hình thức sở hữu là

do sự phát triển của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất càng đa dạng, trình độ kinh tế - xã hội càng phát triển, quan hệ sản xuất càng mở rộng thì tính đa dạng trong quan hệ sở hữu cũng ngày càng tăng lên.

Như vậy, khái quát lại, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thực hiện công cuộc đổi mới (1986) đến nay luôn nhất quán xác định: chế độ sở hữu ở Việt Nam hiện nay mang đặc trưng là chế độ tồn tại đa hình thức sở hữu, trong đó hình thức sở hữu toàn dân mà Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu giữ vai trị chủ đạo, chi phối các hình thức sở hữu khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan hệ sở hữu ở việt nam hiện nay (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)