tổng thể cơ cấu nền kinh tế
Thứ nhất, đối với sở hữu toàn dân: thực hiện chiến lược và quy hoạch phát triển cần thể hiện rõ định hướng "phân vai" các hình thức sở hữu trong thực hiện đầu tư phát triển. Tinh thần chung trong sự phân vai này là: kinh tế nhà nước sẽ đầu tư tập trung vào phát triển các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng, các ngành và lĩnh vực liên quan trực tiếp đến an ninh - quốc phòng, các ngành và lĩnh vực kinh tế trọng yếu mà Nhà nước cần nắm giữ để định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế (các ngành và lĩnh vực này sẽ thay đổi theo điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của q trình phát triển); kinh tế ngồi nhà nước trong nước và nước ngồi sẽ được phát triển khơng hạn chế trong các ngành, các lĩnh vực sản xuất hàng hóa thơng thường đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, tham gia cùng Nhà nước trong đầu tư phát triển các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng và một phần vào phát triển các ngành, các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế.
Nhà nước cần tiếp tục đổi mới, bổ sung cơ chế, chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước theo hướng:
Xóa bỏ bao cấp đối với các doanh nghiệp nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp nhà nước được tự chủ quyết định kinh doanh theo hệ cung - cầu trên thị trường phù hợp với mục tiêu thành lập và điều lệ hoạt động. Nhà nước có chính sách ưu đãi chung với ngành, vùng, các sản phẩm cần ưu tiên khuyến khích, khơng phân biệt chủ thể sở hữu.
Có quy định kiểm sốt các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước và điều tiết lợi nhuận do độc quyền nhà nước đem
lại. Chuyển phần lớn các doanh nghiệp nhà nước giữ 100% vốn sang hoạt động theo cơ chế công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty cổ phần gồm các cổ đông là doanh nghiệp nhà nước.
Thứ hai, đối với sở hữu tập thể: cần xử lý dứt điểm các vấn đề tồn tại từ
các hợp tác xã kiểu cũ trước đây, tiếp tục đổi mới, phát triển hợp tác xã và tổ chức hợp tác theo cơ chế thị trường, phù hợp với các nguyên tắc: tự ngun, dân chủ, bình đẳng, cùng có lợi và phát triển cộng đồng.
Khuyến khích phát triển các loại hình tập thể đa dạng về hình thức sở hữu và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh bao gồm các tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới, chú trọng phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, các liên hiệp hợp tác cổ phần. Tùy theo tình hình thực tế ở mỗi địa phương, mỗi lĩnh vực ngành nghề để lựa chọn hình thức hợp tác cho thích hợp.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ các hình thức kinh doanh tập thể tiếp cận các nguồn vốn, đào tạo cán bộ quản lý, lao động, hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, hỗ trợ phát triển thị trường, tham gia vào các chương trình xúc tiến thương mại, các dự án đầu tư của Nhà nước.
Thứ ba, đối với sở hữu tư nhân: chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện về thể chế, nhất là chỉ đạo tổ chức thực tiễn để thực hiện đúng đường lối, chính sách, phát huy hơn nữa tiềm năng của sở hữu tư nhân.
Trước hết, phải bổ sung, sửa đổi và cụ thể hóa những quy định pháp luật liên quan đến sự phát triển khu vực sở hữu tư nhân. Sự bổ sung, sửa đổi cơ chế chính sách phải hướng tới sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu về cơ hội và khả năng lựa chọn các điều kiện để phát triển.
Các loại thuế đưa ra phải theo hướng nuôi dưỡng nguồn thu, chứ không phải là tận thu. Vai trị khuyến khích của hệ thống thuế cũng phải được thể hiện rõ hơn. Các chính sách thuế cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện theo ngun tắc cơng bằng và bình đẳng đối với mọi doanh nghiệp nhà nước cũng như ngồi nhà nước. Cần xóa bỏ những kỳ thị, phân biệt đối xử với khu vực tư nhân để nó được thực sự phát triển theo đúng tiềm năng vốn có của nó.
Khuyến khích hình thành các tập đồn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đồn kinh tế nhà nước.
Cần tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển ở tất cả các ngành và lĩnh vực mà pháp luật khơng cấm. Theo đó, thúc đẩy phát triển mọi hình thức liên kết sản xuất, kinh doanh, cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo mạng sản xuất, chuỗi giá trị thị trường giữa kinh tế tư nhân với kinh tế nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi nhằm tiếp nhận, chuyển giao, tạo sự lan toả rộng rãi về công nghệ tiên tiến và quản trị hiện đại. Tập trung hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới, sáng tạo, hiện đại hóa cơng nghệ và phát triển nguồn nhân lực thơng qua việc khuyến khích, hỗ trợ kinh tế tư nhân đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ; kết nối doanh nghiệp, ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo với các nhà đầu tư, quỹ đầu tư; thúc đẩy hình thành và phát triển các khu cơng nghệ cao, các vườn ươm công nghệ cao và các doanh nghiệp khoa học công nghệ.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp tư nhân, cụ thể: đẩy mạnh xây dựng nâng cao văn hóa doanh nghiệp và đạo đức doanh nhân. Hiện nay, thực trạng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam, bên cạnh những cái tích cực thì cịn nhiều yếu tố tiêu cực. Cần phải thường xuyên tuyên truyền, nâng cao ý thức tuân thủ, quy tắc đạo đức nghề nghiệp và các chuẩn mực hành vi, ứng xử trong các doanh nghiệp tư nhân, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, hạn chế rủi ro cho đạo đức nghề nghiệp có thể phát sinh; cũng như xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, gian lận (nếu có) để răn đe, phịng ngừa chung.
Tạo sự đồng thuận xã hội trong quan điểm nhìn nhận và đánh giá vai trị của doanh nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Một mặt, nêu cao trách nhiệm của đội ngũ doanh nhân đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cùng với việc khuyến khích và tạo mơi trường thuận lợi để các chủ sở hữu và các doanh nhân phát huy khả năng trong hoạt động đầu tư - kinh doanh; mặt khác, cần đề cao vai trò của
doanh nhân như những "chiến sĩ đi tiên phong trên mặt trận kinh tế", có các hình thức thích hợp tơn vinh sự đóng góp của đội ngủ doanh nhân trong công cuộc phát triển đất nước.
Đẩy mạnh xây dựng văn hóa kinh doanh và nâng cao trách nhiệm xã hội của mỗi doanh nghiệp. Đây chính là việc bản thân mỗi doanh nghiệp tự tạo cho mình sự ủng hộ của cộng đồng xã hội với cơng cuộc kinh doanh của mình.
Thứ tư, đối với sở hữu có vốn đầu tư nước ngồi: thể chế hóa các quy
định về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hướng đến những lĩnh vực công nghệ cao, cụ thể: Nhà nước chỉ thực hiện ưu đãi đối với doanh nghiệp nào đầu tư vào lĩnh vực cơng nghệ cao, cần ngay lập tức xóa bỏ tình trạng cào bằng ưu đãi như hiện nay. Xem xét lại tồn bộ khung chính sách ưu đãi đầu tư hiện tại đối với FDI và tập trung ưu đãi cho các dự án công nghệ cao để hướng các nhà đầu tư nước ngoài vào các dự án công nghệ cao mà Việt Nam cần, trong giai đoạn tới chỉ nên dành ưu tiên đặc biệt cho các dự án FDI công nghệ cao. Đối với những lĩnh vực và địa bàn mà các doanh nghiệp Việt Nam đã có thể thực hiện bằng cơng nghệ và kỹ thuật ngang bằng mức tiên tiến thế giới, thì khơng khuyến khích FDI (như: bất động sản, du lịch nghỉ dưỡng, bán buôn - bán lẻ, sản xuất hàng tiêu dùng..).
Trên thực tế, nhiều dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi khơng những khơng đóng góp tích cực mà còn là nhân tố góp phần đưa Việt Nam vào bẫy cơ cấu kinh tế lạc hậu - sử dụng nhiều lao động kỹ thuật thấp, tiêu hao nhiều năng lượng tài ngun và tàn phá mơi trường. Do đó, cần có những quy định chặt chẽ hơn về tiêu chuẩn công nghệ được phép nhập khẩu vào Việt Nam, một mặt để nâng cấp nền công nghệ quốc gia, mặt khác để không biến Việt Nam thành bãi thải công nghiệp của thế giới.
Chính sách ưu đãi đầu tư phải được thực hiện theo nguyên tắc có điều kiện và có thời hạn. Nếu nhà đầu tư thực hiện tốt những mục tiêu kỳ vọng có thể được gia hạn hoặc tăng thêm ưu đãi. Ngược lại, các nhà đầu tư không thực hiện đầy đủ những cam kết về điều kiện ưu đãi thì khơng được áp dụng ưu
đãi, có thể buộc phải bồi hoàn các ưu đãi đã được hưởng. Do vậy, cần phải tiếp tục cải tiến công tác thẩm định các dự án đầu tư để đảm bảo hiệu kinh tế - xã hội, đảm bảo lợi ích của quốc gia, của từng địa phương.