quan hệ sở hữu
Thứ nhất, tạo lập sự đồng thuận cơ bản trong hệ thống chính trị và trong toàn xã hội.
Điểm mấu chốt trong việc tạo lập nền tảng chính trị - xã hội cho giải quyết các vấn đề này là phải tạo lập được sự đồng thuận cơ bản trong hệ thống chính trị và trong tồn bộ xã hội về các quan điểm, chủ trương và chính sách của Đảng về vấn đề quan hệ sở hữu. Sự đồng thuận ấy chỉ có thể được tạo lập một cách bền vững trên cơ sở nhận thức tự giác của các chủ thể khác nhau chứ khơng phải là sự áp đặt manh tính khiên cưỡng. Theo nguyên lý sự đồng thuận trong nhận thức và trong hành động sẽ chỉ có được khi lợi ích được đảm bảo, đến lượt mình, bản chất của đồng thuận chính là tìm kiếm lợi ích. Vận dụng ngun lý này vào việc giải quyết vấn đề quan hệ sở hữu có thể thấy, nếu quan điểm, chủ trương, chính sách giải quyết các vấn đề quan hệ sở hữu bảo đảm được lợi ích của các chủ thể có liên quan, thì có khả năng tạo lập được sự đồng thuận xã hội. Thực ra, khó có thể hài hịa được lợi ích của tất cả các chủ thể khi đưa ra một quyết sách về quan hệ sở hữu, nhưng nếu một chủ thể khơng tìm thấy trong quyết định đó chút ít lợi ích gì, trong khi lợi ích của chủ thể khác có liên quan lại hết sức rõ ràng, sẽ khơng thể có sự đồng thuận xã hội. Các chủ thể khác nhau có năng lực và lợi ích khác nhau, nên khơng thể cùng hồn tồn nhất trí về một vấn đề cụ thể liên quan trực tiếp đến họ. Bởi vậy, khơng thể cầu tồn mong đợi sự đồng thuận có tính chất tuyệt đối, mà cần hướng tới sự đồng thuận của đa số các chủ thể và mỗi chủ thể phải tính đến lợi ích lâu dài của cả cộng đồng chứ khơng phải lợi ích trực tiếp trước mắt của một chủ thể hoặc một bộ phận thiểu số trong cộng đồng xã hội. Ở đây, điều quan trọng là làm cho các tầng lớp xã hội nhận thức sâu sắc rằng,
việc giải quyết vấn đề quan hệ sở hữu trong giai đoạn hiện nay là cách thức giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất, huy động mọi nguồn lực và tiềm năng để góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Thực tiễn lịch sử đất nước và thực tiễn công cuộc đổi mới trong những năm qua cho thấy, khi ý Đảng hợp với lòng dân, nghĩa là các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng phù hợp với ý nguyện của nhân dân, sẽ tạo lập được sự đồng thuận cao về chính trị - xã hội và tạo lập được một động lực mạnh mẽ thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Ngược lại, khi cịn có những băn khoăn, vướng mắc, cịn những e ngại về chính trị - xã hội, cịn có những luồng ý kiến khác nhau về mỗi quan điểm, chủ trương, chính sách lớn, chắc chắn sẽ nảy sinh cản trở đối với quá trình phát triển. Rõ ràng là, để bảo đảm "đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống", thì trước hết "phải đưa cuộc sống vào Nghị quyết của Đảng". Các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, một mặt, phải dựa vào cơ sở lý luận được xác định là nền tảng tư tưởng của Đảng; mặt khác, phải xuất phát từ chính cuộc sống, giải quyết trúng và đúng các vấn đề đang đặt ra trong cuộc sống.
Thứ hai, tiếp tục nghiên cứu các vấn đề quan hệ sở hữu với tinh thần mở rộng dân chủ.
Việc nghiên cứu các vấn đề quan hệ sở hữu đã và đang nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và các cơ quan nghiên cứu lý luận nhằm tạo lập luận cứ khoa học cho các quan điểm, đường lối, chủ trương và các giải pháp lớn của Đảng, hệ thống pháp luật của Nhà nước về quan hệ sở hữu
Như đã đề cập, vấn đề quan hệ sở hữu trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay là vấn đề phức tạp và nhạy cảm. Phức tạp vì các vấn đề đó được thực hiện ở Việt Nam trong những chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ. Nhạy cảm vì những e ngại nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển, nghĩa là đi lệch mục tiêu lý tưởng của Đảng đã đề ra.
thức sở hữu, về vai trò của kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể trong cơ cấu nền kinh tế, về vai trị của doanh nghiệp nhà nước, trong đó có các tập đồn kinh tế nhà nước… là điều không thể tránh khỏi. Không thể phủ nhận một thực tế đã và đang tồn tại ở nước ta: nhiều luận điểm đã được khẳng định nhất quán trong các văn kiện của Đảng từ khi thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế, nhưng đến nay vẫn cịn có những ý kiến khác nhau, trong đó có cả những ý kiến trái chiều. Có thể coi đó là một trong những biểu hiện của việc chưa đạt được sự đồng thuận ngay trong hệ thống chính trị. Mà sự chưa đồng thuận này sẽ tạo nên những khó khăn trong việc "đưa nghị quyết vào cuộc sống". Song cũng lại cần nhận thức rằng, với những vấn đề quan trọng của quá trình phát triển, sự tồn tại những quan điểm, những ý kiến khác nhau là hiện tượng tự nhiên và chính điều đó mới là động lực cho sự phát triển.
Trong điều kiện này, liên quan trực tiếp đến vấn đề quan hệ sở hữu, cần chú ý mấy vấn đề quan trọng sau đây:
Chỉ đưa vào các Nghị quyết của Đảng những vấn đề đã thống nhất, hoặc đã bảo đảm sự thống nhất về cơ bản. Cố gắng thể hiện nội dung các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về quan hệ sở hữu một cách giản dị nhất để mọi đảng viên và quần chúng đều có thể thơng hiểu một cách thống nhất. Điều này khơng những khơng làm giảm, mà chính là cách làm tăng tính khoa học của các văn kiện Đảng, là một trong những điều kiện để tạo sự đồng thuận xã hội và để “đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống”.
Các nghiên cứu khoa học về vấn đề quan hệ sở hữu hướng tới mục tiêu xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa là cần thiết, nhưng luôn luôn phải quán triệt rằng Việt Nam hiện đang trong những chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, mà trong những chặng đường này, chưa hình thức sở hữu nào phát triển đến độ đủ khả năng chi phối hồn tồn các hình thức sở hữu khác, các hình thức sở hữu ấy đều là những "bộ phận", những "mảnh" quan trọng cấu thành nền kinh tế quốc dân. Nghiên cứu vấn đề quan hệ sở hữu cũng cần đặt trong quan hệ hữu cơ với các nội dung phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mà khi nói đến phát triển kinh tế thị trường, không thể không thừa nhận sự tồn tại các hình thức sở hữu.
Đồng thời với việc tiếp tục nghiên cứu các vấn đề vừa cơ bản, vừa thời sự về quan hệ sở hữu cần đổi mới quy trình xây dựng pháp luật và các chính sách có liên quan. Do đây là vấn đề có phạm vi rộng, nên chúng tơi chỉ xin đề cập tới một trong số các nội dung liên quan đến quy trình xây dựng pháp luật và chính sách: mở rộng dân chủ, thu hút các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh vào q trình xây dựng pháp luật và chính sách có liên quan.
Trước khi xây dựng dự thảo và chính sách lớn, cần tổ chức điều tra một cách nghiêm túc và khoa học tình hình thực tế, xác định đúng những vấn đề bức xúc nhất, nguyên nhân gây nên vấn đề đó có liên quan đến quản lý nhà nước và những yêu cầu của đối tượng được điều chỉnh với quản lý nhà nước. Sau khi có dự thảo luật và chính sách đó, cần mở rộng sự tham vấn dưới nhiều hình thức khác nhau, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp tham gia đóng góp ý kiến vào các dự thảo đó. Cần có thái độ thực sự cầu thị, nghiêm túc tiếp thu nhằm bổ sung và hồn thiện các dự thảo trước khi thơng qua. Đây cũng là cách thức thể hiện và cũng là điều kiện để "đưa cuộc sống vào nghị quyết". Trong thực tế, hiệu lực thi hành một số luật và chính sách cịn thấp kém là do chúng chưa phản ánh đúng tình hình thực tế nên khơng thể giải quyết hữu hiệu vấn đề đặt ra trong thực tế.
Thứ ba, giải quyết tốt mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị.
Ý nghĩa kinh tế của việc thực hiện đa dạng hóa các hình thức sở hữu trong quá trình phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay chính là giải phóng và huy động các nguồn lực trong xã hội vào đầu tư phát triển, phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa để từng bước xây dựng nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội, tạo nền tảng vật chất đề không ngừng nâng cao đời sống vật chất của nhân dân lao động. Thơng qua những việc đó sẽ tạo lập được nền tảng kinh tế ngày càng vững mạnh để thực hiện yêu cầu chính trị là xây dựng và củng cố lòng tin của các tầng lớp nhân
dân vào Đảng, vào hệ thống chính trị. Theo ý nghĩa đó, phải coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước cũng như của cả hệ thống chính trị trong các hoạt động chính trị. Cũng theo ý nghĩa đó, phải lấy mức độ phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân làm tiêu chuẩn đánh giá tính đúng đắn của các quan điểm, chủ trương của Đảng và các cơ chế, chính sách của Nhà nước. V. I. Lênin đã đưa ra những luận điểm hết sức quan trọng về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị và chỉ rõ: Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế; chính trị khơng thể khơng giữ địa vị ưu tiên so với kinh tế. Hiểu đúng và vận dụng hợp lý các luận điểm này có ý nghĩa quan trọng trong giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ sở hữu trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Trong khi nhấn mạnh vai trò của kinh tế với chính trị, cũng cần nhận thức và vận dụng đúng đắn luận điểm của V. I. Lênin về “chính trị khơng thể không giữ địa vị ưu tiên so với kinh tế”. Điều này có nghĩa, việc giải quyết vấn đề quan hệ sở hữu hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế cũng chính là hướng tới phục vụ mục tiêu bảo vệ và phát triển những thành quả chính trị mà Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta giành được. Hơn nữa, nếu khơng bảo đảm được những tiền đề về chính trị - xã hội sẽ không thể thực hiện được những yêu cầu và những mục tiêu kinh tế. Cụ thể hơn, điều này có nghĩa, việc đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước về kinh tế, tạo lập sự đồng thuận xã hội và mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự ổn định về chính trị - xã hội là những điều kiện tiền đề chính trị tối quan trọng cho việc giải quyết vấn đề quan hệ sở hữu.
Trong việc vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị để giải quyết vấn đề quan hệ sở hữu ở nước ta, cần phòng ngừa khuynh hướng tuyệt đối hóa mặt kinh tế hoặc tuyệt đối hóa mặt chính trị. Trong thực tế, khuynh hướng thứ hai thường dễ xảy ra hơn trong việc xác định vai trò của sở hữu
toàn dân và kinh tế nhà nước, sở hữu tập thể và kinh tế tập thể, từ đó tạo ra những áp lực chính trị cho q trình phát triển kinh tế, đưa ra những yêu cầu về chính trị khơng gắn với trình độ phát triển hiện tại của nước ta trong những chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Thứ tư, chú trọng giải quyết các vấn đề an sinh xã hội trong quá trình phát triển kinh tế.
Thực hiện đúng và có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội sẽ góp phần quan trọng trong việc giải quyết vấn đề quan hệ sở hữu, củng cố lòng tin của xã hội với mục tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế thị trường. An sinh xã hội thể hiện quyền cơ bản của con người và là công cụ để xây dựng một xã hội hài hòa, văn minh. Nguyên tắc cơ bản của an sinh xã hội là đảm bảo sự đoàn kết, chia sẻ và tương trợ cộng đồng đối với các rủi ro trong đời sống. Do vậy, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội có tác dụng mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy sự đồng thuận, bình đẳng và cơng bằng xã hội. Bên cạnh đó, hệ thống an sinh xã hội thơng qua tác động tích cực của các chính sách chăm sóc sức khỏe, an tồn thu nhập và các dịch vụ xã hội, sẽ nâng cao năng suất lao động, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu lao động nói riêng và tồn bộ q trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã cố gắng giải quyết nhiều vấn đề xã hội bức xúc và thu được một số kết quả tích cực, nhất là về xóa đói giảm nghèo, tạo thêm nhiều việc làm mới, chăm sóc sức khỏe nhân dân, trợ giúp đồng bào các vùng bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh… Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhiều vấn đề xã hội chưa được giải quyết tốt và đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tình trạng phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nơng thơn, khoảng cách chênh lệch trình độ phát triển giữa các vùng có xu hướng ngày càng nới rộng ra. Đời sống người lao động, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp rất nhiều khó khăn. Hàng loạt vấn đề xã hội phức tạp đã nảy sinh từ việc thực thi Luật
Đất đai, đặc biệt là tình trạng nơng dân mất đất… Chính sách an sinh xã hội hướng tới tất cả các đối tượng trong cộng đồng dân cư, nhưng trong đó các đối tượng dễ bị tổn thương và các đối tượng chịu nhiều thiệt thòi trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường là những đối tượng luôn phải dành được sự ưu tiên.
Phát triển kinh tế thị trường, phát triển kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi sẽ có những ảnh hưởng xã hội hết sức sâu sắc. Ngoài những tác động tích cực, sự phát triển ấy cũng mang lại những hệ lụy xã hội: sự phân hóa giàu nghèo, sự gia tăng khoảng cách chênh lệch giữa các vùng và giữa các tầng lớp dân cư. Nhận thức sâu sắc điều đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định những chủ trương cơ bản về định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta. Đó là: thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, giải quyết vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người. Trong khi đó, hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam chưa phát triển đồng bộ và tương xứng với thành tựu phát triển kinh tế, mức độ bao phủ thực tế còn thấp, khả năng tiếp cận của nhiều nhóm đối tượng dân cư đối với một số chính sách, chương trình an sinh