hữu tiến đến phù hợp với thông lệ quốc tế
Quá trình phát triển nền kinh tế của Việt Nam hiện nay là quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế. Trong quá trình này, nguyên tác áp dụng pháp luật trong hội nhập quốc tế là ưu tiên áp dụng những cam kết quốc tế và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Khi tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức kinh tế - tài chính khác, Việt Nam phải điều chỉnh hệ thống luật pháp, trong đó có luật pháp về sở hữu và doanh nghiệp, theo các quy định của định chế kinh tế quốc tế này. Cùng với những thay đổi do chính cơng cuộc đổi mới trong nước địi hỏi, pháp luật Việt Nam cịn phải có những thay đổi theo hướng "nội luật hóa" những cam kết quốc tế và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Một loạt văn bản pháp luật pháp luật về quyền sở hữu nói riêng và pháp luật dân sự nói chung đã được ban hành trong những năm 2005, 2006, thời điểm Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO, tuy đã có sự phù hợp với những nguyên tắc của pháp luật quốc tế về những nội dung này, song trong quá trình thực hiện đã bộc lộ những bất cập cần được bổ sung, sửa đổi ở một số quy định cụ thể. Trong đó, quyền sở hữu trí tuệ có nhiều nội dung mới đối với thị trường Việt Nam, đồng thời lại thường xuyên có biến động, phát sinh. Nhiều thách thức đang đặt ra
cho cả phía Nhà nước là người ban hành pháp luật, cũng như các doanh nghiệp là các chủ thể trực tiếp tham gia các quan hệ thương mại trong việc thực thi các điều ước quốc tế, điển hình là đối với Hiệp định của WTO về các khía cạnh liên quan đến thương mại quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS).
Hệ thống những quy định pháp luật về quyền sở hữu bao gồm ba nội dung chủ yếu: 1/ Quy định về tài sản là đối tượng quyền sở hữu; 2/ Quy định
quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu và những người liên quan trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản; 3/ Quy định các biện pháp bảo vệ khi quyền sở hữu bị xâm phạm. Trong những năm qua, ở Việt nam đã bước đầu
hình thành các quy định pháp luật với những nền tảng cơ bản về ba nội dung của quyền sở hữu. Nhận xét chung là các quy định pháp luật về quyền sở hữu hiện hành nhìn nhận tài sản dưới dạng tĩnh. Quy định của pháp luật tập trung mô tả các dấu hiệu vật chất của tài sản, định nghĩa và xác định chủ sở hữu của tài sản và quy định các biện pháp pháp lý mà chủ sở hữu có thể sử dụng để bảo vệ quyền sở hữu của mình. Tuy cịn thiếu, nhưng nội dung thứ nhất và thứ ba của quyền sở hữu được xem là đầy đủ hơn nội dung thứ hai, những quy định điều chỉnh q trình chu chuyển, biến hóa của tài sản với ý nghĩa là vốn khi chúng tham gia giao dịch. Khi đầu tư vào kinh doanh, tài sản liên tục được chuyển hóa sang các hình thái vốn khác nhau, những quyền tài sản mới thường xuyên phát sinh trong các giao dịch. Trong khi đó, hệ thống pháp luật về sở hữu hiện hành còn thiếu rất nhiều quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu khi đưa tài sản tham gia vào các giao dịch dân sự như khi đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp, mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán, dùng tài sản là bất động sản làm bảo đảm tham gia các quan hệ thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh trong các quan hệ hợp đồng giữa chủ sở hữu tài sản với nhau và với các tổ chức tín dụng.
Có thể nói, qua 30 năm đổi mới, khung khổ pháp lý về quyền sở hữu đã được hình thành ở những nội dung cơ bản, tạo hành lang pháp lý thúc đẩy việc huy động, phân bổ, quản lý và sử dụng các nguồn lực trong và ngoài
nước vào đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Song thực tế cho thấy, sự chưa đồng bộ, minh bạch và ổn định của hệ thống pháp luật, việc thiếu những điều kiện cơ bản bảo đảm thực thi pháp luật đang là một trong những điểm yếu của mơi trường đầu tư - kinh doanh. Hồn thiện và bổ sung hệ thống pháp luật cùng với việc bảo đảm những điều kiện thực thi pháp luật phải được coi là nội dung trọng tâm của xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam, bởi vì:
Thứ nhất, việc phát triển nền kinh tế thị trường là mơ hình kinh tế tổng quát của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội không phải chỉ là tuân thủ các nguyên tắc, các quy luật phổ biến của kinh tế thị trường, mà còn phải đảm bảo được những điều kiện cơ bản cho nền kinh tế thị trường phát triển. Điều này có nghĩa, trong hoạt động của mình, Nhà nước (và các chủ thể kinh tế khác) vừa phải tuân thủ một cách tuyệt đối các nguyên tắc và các quy luật phổ biến của thị trường trong việc tạo khung khổ luật pháp và trong thực thi các chức năng của mình, vừa phải chủ động tạo các điều kiện để cho kinh tế thị trường phát triển và vận hành theo các quy luật khách quan vốn có.
Thứ hai, trong q trình phát triển, phạm vi và quy mơ mỗi hình thức sở
hữu khơng phải là “nhất thành bất biến” mà ln có sự vận động và biến đổi. Phạm vi và quy mơ một hình thức sở hữu có thể vận động theo hướng thu hẹp lại; đồng thời, phạm vi, quy mơ một hình thức sở hữu khác lại có thể tăng lên. Trong sự vận động ấy, có thể sở hữu tư nhân sẽ chuyển thành sở hữu nhà nước hoặc ngược lại. Nếu sự vận động, chuyển hóa này xảy ra dưới tác động của yêu cầu đối tượng sở hữu được chuyển về chủ thể nào có khả năng sử dụng chúng một cách có hiệu quả nhất, mang lại lợi ích cao nhất cho chủ sở hữu và cho cả chủ thể quản lý, sử dụng chúng thì hãy coi đó là sự vận động tự nhiên - lành mạnh. Với yêu cầu bảo đảm tất cả các nguồn lực của xã hội đều phải được quản lý sử dụng có hiệu quả nhất, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, sự can thiệp của Nhà nước cần phải khuyến khích và tạo điều kiện cho quá trình này thơng qua việc quy định
khung khổ pháp lý rõ ràng và minh bạch. Ngược lại, nếu có những dấu hiệu không minh bạch, một chủ sở hữu sử dụng những thủ đoạn gây sức ép dưới nhiều hình thức khác nhau để mở rộng phạm vi và quy mô sở hữu, sự can thiệp bằng pháp luật của Nhà nước sẽ khơng phải chỉ là cản trở, ngăn chặn, mà cịn là phải xử lý một cách nghiêm minh.
Thứ ba, quy định pháp luật về quyền sở hữu phải bao quát toàn bộ các loại tài sản phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Cũng trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, đã xuất hiện một loạt những tài sản mới có giá trị kinh tế cao như thương hiệu, cổ phiếu, vị trí kinh doanh…địi hỏi phải có những quy định pháp luật cụ thể để điều chỉnh các quan hệ dân sự liên quan. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế tri thức và tình trạng cạnh tranh gay gắt trên thị trường, những tài sản vơ hình, trong đó có sở hữu trí tuệ, ngày càng có vị trí quan trọng. Một phần rất lớn trong những cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và cũng là mối quan tâm lớn của các thành viên tổ chức này là sự bảo hộ của pháp luật Việt Nam đối với đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Những quy định về các đối tượng này trong
Bộ luật Dân sự và Luật sở hữu trí tuệ được đánh giá là khá cụ thể, song còn
thiếu những quy định về cơ chế thực hiện, đặc biệt là hiệu lực bảo hộ của pháp luật còn rất yếu. Nhà nước cần kiên quyết hơn đối với những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ thể hiện qua nhiều biểu hiện trong thực tiễn.
Riêng về quyền sở hữu đối với đất đai và tài nguyên thiên nhiên, hệ thống pháp luật của ta chỉ thừa nhận chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai và công nhận quyền sở hữu đối với tài sản là quyền sử dụng đất, quyền khai thác
tài nguyên và các loại tài sản đã đầu tư trên đất. Quyền sử dụng đất, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên được định giá, được giao dịch trên thị trường. Xây dựng hệ thống pháp luật là điều kiện cần, bảo đảm điều kiện thực thi pháp luật là điều kiện đủ để hệ thống pháp luật phát huy tác dụng trong cuộc sống. Với Việt Nam, cả hai mặt đó đều đang cịn tồn tại nhiều yếu kém, bất cập. Việt Nam đang trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, sự không
đồng bộ của hệ thống pháp luật là điều khơng tránh khỏi. Trong điều kiện đó, việc bảo đảm các điều kiện thực thi pháp luật, bao gồm từ xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật, phổ biến, tuyên truyền luật đến mỗi công dân và mỗi nhà đầu tư, hướng dẫn thi hành pháp luật và xử lý nghiêm minh với những hành vi vi phạm pháp luật.