nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Trong thực tế, các hình thức sở hữu khơng tồn tại độc lập mà có quan hệ, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau trong một nền kinh tế quốc dân thống nhất. Mỗi hình thức sở hữu có vị trí, vai trị nhất định trong nền kinh tế, hình thức sở hữu này có thể chi phối sự vận động của các hình thức sở hữu khác, đồng thời nó cũng chịu sự tác động trở lại từ các hình thức sở hữu khác trong quá trình vận hành, biến đổi của mình. Các hình thức sở hữu ở Việt Nam hiện nay có mối quan hệ biện chứng với nhau, biểu hiện qua những đặc điểm căn bản sau đây:
Thứ nhất, sở hữu toàn dân là nền tảng, chủ đạo chi phối sự vận động và phát triển của các hình thức sở hữu khác.
Chủ thể của hình thức sở hữu tồn dân là Nhà nước làm đại diện, với chức năng và quyền hạn của mình, Nhà nước đề ra hệ thống luật pháp bắt buộc chủ thể của các hình thức sở hữu khác phải tuân theo. Thông qua hệ thống luật pháp, chủ thể của các hình thức sở hữu khác được sở hữu những tư liệu sản xuất gì, hình thức sở hữu đó được hoạt động sản xuất, kinh doanh trong những lĩnh vực nào, và phải thực hiện những nghĩa vụ ra sao đối với Nhà nước.
Những tư liệu sản xuất cơ bản của xã hội hiện nay đều thuộc sở hữu toàn dân. Cụ thể là đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu có tồn quyền định đoạt, quản lý đối với đất đai. Chủ thể sở hữu của các hình thức sở hữu khác chỉ có quyền sử dụng và các quyền liên quan đến quyền sử dụng như: chuyển nhượng quyền sử dụng; cho, tặng, mua, bán quyền sử dụng; cầm cố, thế chấp quyền sử dụng...Nhà nước giao quyền sử dụng cho chủ thể của các hình thức sở hữu khác có thể là lâu dài hoặc trong một thời gian nhất định, và quan trọng dù giao quyền sử dụng lâu dài hay có thời gian xác định thì Nhà nước vẫn có quyền thu hồi đất đai mà các chủ thể khác đang sử dụng.
Những ngành, những lĩnh vực quan trọng được gọi là “mạch máu” hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế quốc dân đều do Nhà nước sở hữu hoặc nắm quyền sở hữu chi phối như: hạ tầng viễn thông của cả quốc gia; lĩnh vực truyền tải điện quốc gia; trong lĩnh vực hạ tầng giao thông vận tải như sân bay, cảng biển, đường sắt...; những lĩnh vực sản xuất công nghiệp quan trọng liên quan đến tài nguyên quốc gia như than - khống sản, dầu khí...đều do Nhà nước sở hữu 100% vốn hoặc nắm giữ phần vốn chi phối.
Thứ hai, sở hữu tư nhân và sở hữu có vốn đầu tư nước ngồi ngày càng tham gia vào các lĩnh vực mà trước kia sở hữu toàn dân chiếm độc quyền hoạt động.
Trước kia, các lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ cơng.., do một mình sở hữu tồn dân đảm nhiệm, các hình thức sở hữu khác không tham gia hoặc không muốn tham gia. Hiện nay, do nhu cầu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Việt Nam nói chung và trong mỗi địa phương nói riêng là rất lớn, trong khi đó ngân sách nhà nước thì có hạn, vốn của các nhà tài trợ
ngày càng thu hẹp, mơ hình đầu tư theo hình thức hợp tác cơng tư (PPP) có khả năng như một địn bẩy để huy động nguồn lực từ sở hữu tư nhân và sở hữu có vốn đầu tư nước ngồi cho đầu tư cơ sở hạ tầng trong tình hình hiện nay.
PPP (Public - Private Partner) là việc Nhà nước và nhà đầu tư cùng phối hợp thực hiện dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở hợp đồng dự án. Với mơ hình PPP, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ. Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, nó sẽ mang lại lợi ích cho cả Nhà nước và người dân. Cách thức thực hiện PPP phổ biến của Việt Nam hiện nay trong lĩnh vực giao thơng là: mơ hình xây dựng - vận hành - chuyển giao BOT (Build - Operate - Transfer) là hình thức do cơng ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng và vận hành cơng trình trong một thời gian nhất định sau đó chuyển giao tồn bộ cho Nhà nước. Có thể kể ra hàng loạt các dự án BOT giao thông trên phạm vi cả nước như: cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, cao tốc Hà Nội - Lào Cai, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, dự án cải tạo mở rộng quốc lộ 1A Bắc - Nam, sân bay Vân Đồn, dự án cầu Bạch Đằng, dự án cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, dự án hầm đường bộ đèo Cả…
Cách thức thực hiện mơ hình PPP phổ biến hiện nay nữa là: Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư tư nhân để xây dựng cơng trình hạ tầng; sau khi hồn thành cơng trình, nhà đầu tư chuyển giao cơng trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh tốn bằng quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng hoặc quyền kinh doanh, khai thác cơng trình, dịch vụ để thực hiện dự án khác. Có thể kể ra một loạt các dự án điển hình đã đi vào hoạt động như các dự án tại Hà Nội là: dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở, dự án đường Lê Văn Lương kéo dài, dự án nút giao thông Long Biên…Các dự án tại thành phố Hồ Chí Minh là: dự án cầu Phú Mỹ, dự án cầu Sài Gòn 2, dự án mở rộng xa lộ Hà Nội, dự án nhà máy xử lý
nước thải Tham Lương - Bến Cát…
Thứ ba, các hình thức sở hữu khơng tồn tại một cách biệt lập mà có sự đan xen xâm nhập vào nhau, vừa có sự hợp tác vừa có sự cạnh tranh lẫn nhau trong khuôn khổ pháp luật để cùng phát triển.
Hiện nay, chúng ta đang đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong những ngành, những lĩnh vực mà Nhà nước không cần sở hữu 100% vốn, đồng thời thực hiện đẩy mạnh liên doanh, liên kết giữa lĩnh vực sản xuất với các hình thức sở hữu khác, do vậy, trong sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước có sự tham gia góp vốn của nhiều chủ thể sở hữu khác. Ngược lại, doanh nghiệp nhà nước cũng mang vốn của mình góp vào các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
Có nhiều tư liệu sản xuất mà các hình thức sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu có vốn đầu tư nước ngồi đang sử dụng khơng hồn tồn thuộc quyền sở hữu của họ, mà thuộc quyền sở hữu của Nhà nước như: đất đai, hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng giao thông vận tải, năng lượng, khoáng sản…Ngược lại, các doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực chế biến nông sản, lâm sản…cũng chủ yếu sử dụng nguồn nguyên liệu do những người sản xuất nhỏ, cá thể cung cấp. Hoặc trong quá trình sản xuất, kinh doanh, thường một mình doanh nghiệp nhà nước khơng thể tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh từ đầu đến cuối, mà phải có sự hợp tác với các doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu khác. Ln ln có sự chuyển dịch giữa hình thức sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân, cụ thể: trong các hợp tác xã như sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ, khi các thành viên của những hợp tác xã này tích lũy được một số vốn nhất định, họ sẽ tự tách ra hoặc họ sẽ cùng nhau thành lập các công ty trách nhiệm hữu hạn, cơng ty cổ phần, hình thành nên hình thức sở hữu tư nhân, và ngược lại.
Như vậy, các hình thức sở hữu vừa hợp tác, vừa cạnh tranh nhau, hỗ trợ thúc đẩy nhau theo cơ chế thị trường của nền kinh tế thống nhất.