lý trên cơ sở các hình thức sở hữu bình đẳng
Nhà nước cần định hướng hoạt động đầu tư và kinh doanh của các chủ thể sở hữu là một trong các chức năng quan trọng của quản lý nhà nước trong
nền kinh tế thị trường. Sự định hướng rõ ràng, ổn định và có đủ độ tin cây là một trong những cơ sở để huy động các nguồn lực từ các chủ thể kinh tế thuộc các hình thức sở hữu vào đầu tư phát triển, đưa hoạt động đầu tư - kinh doanh của họ vào quỹ đạo mà Nhà nước mong muốn và góp phần thiết thực vào việc thực hiện mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế. Về phía các chủ thể kinh tế, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước là một trong những cơ sở quan trọng để xác định chiến lược đầu tư - kinh doanh và yên tâm thực hiện hoạt động đầu tư - kinh doanh lâu dài. Nhà nước thực hiện chức năng này thông qua công cụ kế hoạch và một số cơng cụ chính sách khác.
Trong những năm qua, các cơ quan quản lý ngành và chính quyền các địa phương đã xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển cho các ngành và các địa phương. Nhưng với những khiếm khuyết cả trong tư duy, luận cứ khoa học và trong tổ chức xây dựng, nhiều chiến lược và quy hoạch là sản phẩm chủ quan của người lãnh đạo và người xây dựng hơn là phản ánh xu thế khách quan của nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, các chiến lược và quy hoạch này lại không được sử dụng như một công cụ trong quản lý điều hành, chưa gắn liền với việc ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể để hướng dẫn và khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư phù hợp với quy hoạch. Với những điều kiện đó, Nhà nước chưa thực sự làm tốt chức năng định hướng và điều tiết phát triển các thành phần kinh tế thuộc các hình thức sở hữu khác nhau. Vì vậy, đổi mới quản lý Nhà nước phải thực hiện các yêu cầu và nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, cần bảo đảm các chiến lược và quy hoạch phát triển được xây
dựng trên cơ sở các luận cứ khoa học. Đó là: các tài liệu điều tra cơ bản có đủ độ tin cậy về các nguồn lực; đánh giá đúng tiềm năng và lợi thế phát triển; dự báo đúng xu thế phát triển của khoa học - công nghệ và xu thế vận động của thị trường; đưa ra mục tiêu, định hướng và điều kiện phát triển hiện thực. Đây là điều kiện tất yếu phải đảm bảo, nhưng cũng là điều kiện khó bảo đảm nhất, vì hiện nay phần lớn các chiến lược và quy hoạch phát triển được xây dựng
thường phản ánh ý tưởng chủ quan của người xây dựng chiến lược và quy hoạch, hoặc của người lãnh đạo.
Thứ hai, gắn các chính sách kinh tế vĩ mơ với các định hướng phát triển
đã xác định trong chiến lược và quy hoạch phát triển.
Việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế mới chỉ tạo ra cơ sở để Nhà nước định hướng phát triển các hình thức sở hữu. Để hiện thực hóa định hướng này, Nhà nước cần phải ban hành và chỉ đạo thực thi hàng loạt chính sách kinh tế vĩ mơ theo tinh thần tạo ra những kích thích để thu hút đầu tư của các chủ thể kinh tế ngoài nhà nước vào những lĩnh vực và những vùng lãnh thổ mà Nhà nước mong muốn, tạo ra những rào cản kinh tế để hạn chế đầu tư vào những ngành, những vùng lãnh thổ mà Nhà nước không mong muốn.
Thứ ba, trong hệ thống các chính sách mà Nhà nước sử dụng để quản lý
vĩ mô nền kinh tế, chính sách tài chính - tiền tệ được coi là cơng cụ có tác động mạnh mẽ và trực tiếp nhất đến việc định hướng đầu tư phát triển, vì nó thể hiện rõ rệt những kích thích hoặc những ràng buộc về mặt kinh tế với các chủ thể kinh tế khi thực hiện hoạt động đầu tư - kinh doanh trong một ngành, một lĩnh vực kinh tế hoặc một địa bàn lãnh thổ cụ thể nào đó.
Tập trung đầu tư từ ngân sách nhà nước vào phát triển các yếu tố của kết cấu hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực, đồng thời, cần áp dụng các biện pháp tăng cường quản lý sử dụng vốn đầu tư, tránh phân tán, lãng phí và thất thốt. Đó là cách thức phát huy vai trị của Nhà nước trong việc bảo đảm các điều kiện để phát triển đầu tư của các chủ thể kinh tế. Cùng với việc hồn thiện các chính sách tài chính - tiền tệ, Nhà nước cần chú trọng việc áp dụng các biện pháp ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát và chính sách tỷ giá hối đối linh hoạt…nhằm góp phần tạo mơi trường kinh tế vĩ mô ổn định để thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước vào đầu tư theo định hướng phát triển mà Nhà nước đã xác định.
Việc đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế phù hợp với yêu cầu xây dựng một quan hệ sở hữu dựa trên sự phát triển đa dạng các hình thức sở hữu, các
thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp cũng phải hướng tới yêu cầu mở rộng dân chủ trong hoạt động kinh tế. Cần tạo điều kiện cho mỗi cá nhân được phát huy cao nhất sức sáng tạo và tự do tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, tự do cạnh tranh, tự do trao đổi trong khung khổ pháp luật và dựa trên tín hiệu của thị trường, sự điều tiết của thị trường. Việc mở rộng dân chủ này thể hiện trên cả hai khía cạnh: thứ nhất, mở rộng quyền tự do thực hiện hoạt động kinh doanh của các chủ thể trong khung khổ luật pháp; thứ hai, mở rộng quyền tham gia của các chủ thể kinh doanh vào quá trình hình thành hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách. Một Nhà nước mạnh là Nhà nước tạo được điều kiện thúc đẩy phát triển hệ thống doanh nghiệp và đưa chúng vào hoạt động theo quỹ đạo chung.
Thứ tư, tạo lập mơi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu khác nhau.
Trong khi khẳng định những đổi mới tích cực của quản lý nhà nước về kinh tế trong thời gian qua, cũng phải thừa nhận một thực tế là hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước còn thấp kém, đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế không theo kịp yêu cầu của phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Nhà nước vẫn chưa tạo lập được mơi trường bình đẳng cho sự phát triển các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu khác nhau. Điều đó vừa thể hiện trong nội dung một số chính sách kinh tế vĩ mô, vừa thể hiện trong hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước và hành xử của đội ngũ công chức nhà nước các cấp. Bởi vậy, việc tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế là một trong những vấn đề trọng yếu để phát huy vai trị của các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải bảo đảm sự phát triển đa dạng các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp. Trong điều kiện đó, nội dung các chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước có sự thay đổi cơ bản và, từ đó, Nhà nước có
trách nhiệm thúc đẩy hình thành đồng bộ các loại thị trường với sự tham gia của tất cả các loại hình doanh nghiệp, hình thành thể chế kinh tế thị trường bảo đảm sự bình đẳng cho các doanh nghiệp trên thị trường và đối xử công tâm với hoạt động đúng luật của các doanh nghiệp trên thị trường.
Trong việc hồn thiện các chính sách kinh tế vĩ mô để đưa hoạt động của các chủ thể kinh tế vào quỹ đạo mà Nhà nước đã vạch ra, cần chú ý rằng các ưu đãi để kích thích đầu tư được thực hiện với sự phân biệt ngành, lĩnh vực và vùng lãnh thổ, chứ khơng phải theo hình thức sở hữu, thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư - kinh doanh là nguyên tắc cần được quán triệt một cách tuyệt đối.