Sở hữu có vốn đầu tư nước ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan hệ sở hữu ở việt nam hiện nay (Trang 106 - 113)

Một trong những cơ sở cho sự hình thành và phát triển hình thức sở hữu này được Đảng chỉ rõ: “Sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ chế độ tư

bản chủ nghĩa tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là khoa học kỹ thụât và công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại” [26, tr. 84]. Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa và hội nhập, thực trạng về hình thức sở hữu này có một số đặc điểm như sau:

Một là, chủ thể sở hữu đa dạng, đến từ mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội.

Trước đổi mới, chúng ta chỉ quan hệ kinh tế với các chủ thể đến từ những nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Ngày nay chủ thể sở hữu của hình thức này đến từ tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ có chế độ chính trị - xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của nhau, khơng can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hợp tác bình đẳng, hai bên cùng có lợi. “Hiện có 128 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore và Đài Loan (Trung Quốc). Việt Nam đã trở thành “cứ điểm sản xuất” của rất nhiều tập đồn lớn trên thế giới. Có thể kể đến một số ví dụ điển hình, như Samsung có số vốn đăng ký lên tới 17 tỷ USD, hiện chiếm 50% sản lượng điện thoại toàn cầu của Samsung được sản xuất tại Việt Nam; LG - 3 tỷ USD...Việt Nam cũng là trung tâm toàn cầu sản xuất tua-bin của General Electric (GE) và là một trong ba trung tâm toàn cầu của Intel” [19, tr. 63].

Hai là, đối tượng sở hữu là dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào

Việt Nam có nhiều biến động, nhưng tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi có xu hướng tăng theo thời gian.

Kể từ năm 1988 khi Luật đầu tư nước ngồi có hiệu lực và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chính thức có mặt tại Việt Nam, qua hơn 30 năm vận động và phát triển, đến nay sở hữu có vốn đầu tư nước ngoài đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân. Khu vực kinh tế

này đã có những đóng góp quan trọng cho kim ngạch xuất khẩu, tổng giá trị sản xuất công nghiệp, cho tăng trưởng GDP và cho đầu tư phát triển kinh tế- xã hội. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trải qua các giai đoạn sau đây:

“Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời năm 1988, trong 3 năm đầu 1988-1990, kết quả thu hút FDI còn hạn chế, chỉ có 211 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 1.603,5 triệu USD. Đầu tư nước ngoài giai đoạn này chưa thực sự tác động đến tình hình kinh tế xã hội giai đoạn này

Giai đoạn 1991-1995, FDI vào Việt Nam đã tăng vượt bậc với 1.409 dự án, với tổng số vốn đăng ký là 18.379,1 triệu USD. Đây có thể coi là thời kỳ bắt đầu sự bùng nổ FDI tại Việt Nam. Giai đoạn này môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư, do chi phí đầu tư - kinh doanh thấp so với một số nước trong khu vực; lực lượng lao động với giá nhân cơng rẻ có sẵn; nhiều thị trường tiềm năng chưa được khai thác.

Giai đoạn 1996-2000, FDI có sự sụt giảm cả về số vốn đăng ký lẫn quy mô dự án. Tốc độ tăng trưởng vốn FDI đăng ký cao nhất giai đoạn này là năm 1996, tăng 21,58% so với năm 1995. Trong 3 năm tiếp theo (1997-1999), tốc độ thu hút FDI đều giảm, năm 1997 giảm nhiều nhất 38,19%.

Giai đoạn 2001-2005, dòng vốn FDI vào Việt Nam bắt đầu có sự phục hồi nhưng tốc độ cịn chậm. Năm 2004 và 2005 có tốc độ tăng trưởng thu hút FDI cao nhất (mức tăng trưởng tương ứng 42,94% và 50,86%).

Giai đoạn 2006-2010, FDI có sự biến động thất thường. Năm 2006, tổng số vốn đăng ký là 12.004 triệu USD, tăng 75,5% so với năm 2005. Năm 2007 và năm 2008, FDI đổ vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng, do từ tháng 1/2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Giai đoạn 2011-2015, FDI giảm là do ảnh hưởng suy thối kinh tế tồn cầu, các nhà đầu tư giảm sút niềm tin, bên cạnh đó lạm phát và các chi phí đầu vào tăng, việc giải phóng mặt bằng nhiều dự án gặp nhiều khó khăn... Tuy

nhiên, từ năm 2012 - 2015, số lượng dự án FDI và tổng số vốn đăng ký đã có xu hướng cải thiện.

Giai đoạn 2016 - nay, với việc hàng loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực nguồn vốn đầu tư FDI đã bắt đầu tăng lên. Tính chung tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới, cấp vốn bổ sung và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần trong năm 2016 đạt hơn 24,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm 2015. Điểm đáng lưu ý là vốn FDI thực hiện năm 2016 ước tính đạt 15,8 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2015, đạt mức giải ngân vốn FDI cao nhất từ trước đến nay” [138].

Ba là, hoạt động sản xuất, kinh doanh của sở hữu có vốn đầu tư nước ngồi chủ yếu là cơng nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

Các chủ thể của dòng vốn này chủ yếu đầu tư vào ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng truyền thống của con người như: điện tử, hóa chất, ơ tơ, xe máy, may mặc, giày dép, xây dựng - bất động sản…Các lĩnh vực công nghệ cao như: sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu q hiếm, nơng nghiệp và nơng nghiệp sạch…ít được quan tâm và đầu tư. Mặc dù những lĩnh vực này nhận được nhiều sự ưu đãi của Nhà nước Việt Nam.

Điều này xuất phát từ mục đích hoạt động của các chủ thể sở hữu là tìm kiếm lợi nhuận tại Việt Nam dựa trên giá nhân công rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn, thuận tiện cho việc xuất khẩu sang nước thứ ba. Cho nên, lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghiệp phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người được quan tâm đầu tư. Do đầu tư vào lĩnh vực này tận dụng được lao động giản đơn, giá nhân công rẻ, sản phẩm làm ra tiêu thụ được ngay, thu hồi vốn nhanh. Cịn các lĩnh vực cơng nghệ cao đòi hỏi phải trước hết phải có lao động tay nghề cao, giá nhân công cao, phải trải qua thời gian nghiên cứu, thử nghiệm lâu dài, dẫn đến vốn đầu tư khơng thể thu hồi nhanh, nên ít được quan tâm đầu tư.

Bốn là, sở hữu có vốn đầu tư nước ngồi tạo ra cơ hội tiếp cận khoa học - công nghệ thế giới và thực hiện chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.

FDI tạo cơ hội tiếp cận khoa học - công nghệ, trở thành động lực phát triển kinh tế trình độ cao. Khoảng cách phát triển khoa học - công nghệ giữa Việt Nam với các nước cơng nghiệp phát triển cịn lớn. FDI tạo cơ hội cho Việt Nam có thể tiếp thu kỹ thuật - công nghệ hiện đại từ các nhà đầu tư nước ngồi. Mặt khác, khu vực FDI kích thích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm với giá cả cạnh tranh.

FDI đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế mới ra đời và phát triển: dầu khí, cơng nghệ thơng tin, hóa chất, ơ tơ, xe máy, thép, điện tử và điện tử gia dụng, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, da giày, dệt may... FDI thúc đẩy ứng dụng kỹ thuật - công nghệ ở nhiều ngành kinh tế, góp phần tăng năng suất lao động và chuyển dịch cơ cấu tỷ trọng các ngành trong nền kinh tế.

FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa nơng sản xuất khẩu và tiếp thu một số công nghệ tiên tiến, giống cây, giống con có năng suất, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, tỷ trọng FDI trong giá trị sản lượng của khu vực nông nghiệp rất thấp.

FDI nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm và kiểm toán với các phương thức hiện đại trong thanh tốn, tín dụng, thẻ. FDI trong lĩnh vực du lịch, khách sạn, văn phòng cho thuê đã làm thay đổi diện mạo của một số đô thị lớn và các vùng ven biển. Nhiều khu vui chơi giải trí như sân golf, bowling, vui chơi có thưởng tạo ra điều kiện hấp dẫn đối với nhà đầu tư và khách quốc tế.

Như vậy, trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, sở hữu có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Chúng ta có thể khái quát những

mặt tích cực, những mặt hạn chế, khuyết điểm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc sở hữu có vốn đầu tư nước ngoài đối với sự vận động và phát triển nền kinh tế Việt Nam như sau:

Thứ nhất, sở hữu có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng ngày càng

cao trong tổng cơ cấu nền kinh tế: “Hiện nay đầu tư nước ngồi đã đóng góp gần 20% GDP và là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư phát triển của Việt Nam với tỷ trọng khoảng 23,7% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội [141]. Nhờ có nguồn vốn đầu tư lớn, phát triển từ thị trường của các công ty mẹ ở nước ngồi, nhiều ngành cơng nghiệp đã phát triển mạnh trong những năm gần đây như khai thác dầu, sản xuất ô tô, sản xuất thép tấm, xi măng, các thiết bị điện/điện tử...

Thứ hai, sở hữu có vốn đầu tư nước ngồi đã thực sự góp phần chuyển

dịch cơ cấu nền kinh tế Việt Nam từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, đồng thời nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi đã góp phần điều chỉnh, hồn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế ở Việt Nam, thúc đẩy cải cách các thể chế kinh tế thị trường. Nó cũng tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua sử dụng, bồi dưỡng, đào tạo lại lực lượng lao động, phát triển nguồn nhân lực cho nền kinh tế Việt Nam trong tương lai.

Thứ ba, sở hữu có vốn đầu tư nước ngồi giúp chúng ta tiếp cận và mở

rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực xuất khẩu, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại, tạo thuận lợi cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Nói đến các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới, biểu tượng của hội nhập, không thể không nhắc đến đầu tư nước ngoài. Đầu tư nước ngồi cịn gián tiếp thúc đẩy giao lưu văn hóa, xã hội và du lịch, cầu nối hữu nghị với các quốc gia trên thế giới.

phát triển kinh tế Việt Nam, sở hữu có vốn đầu tư nước ngồi cũng gây ra những những hậu quả bất lợi và đang là thách thức, đe dọa sự phát triển bền vững đối với nền kinh tế. Ở hầu hết các địa phương có đầu tư trực tiếp nước ngồi, vấn đề ơ nhiễm mơi trường đang rất nhức nhối, tình trạng khơng xử lý chất thải, nước thải mà đổ thẳng ra môi trường làm ô nhiễm như sông Thị Vải, sông Cầu, sông Nhuệ, ô nhiễm môi trường biển miền Trung do tập đoàn Fomosa gây ra…đang diễn ra phổ biến.

Hầu như doanh nghiệp nào khi xin giấy phép đăng ký đầu tư cũng đưa ra phương án xử lý rác thải, nước thải, khí thải, song thực tế rất nhiều doanh nghiệp đã bỏ qua vấn đề này nhằm tiết kiệm chi phí. Nguy hiểm hơn, các doanh nghiệp còn che mắt các cơ quan chức năng bằng hệ thống xử lý chất thải hiện đại nhưng không vận hành hoặc chỉ vận hành khi có sự kiểm tra giám sát. Một hiện tượng rất phổ biến là các cơng ty nước ngồi chuyển giao cơng nghệ lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kỹ chỉ nhằm mục đích bán máy móc thiết bị đã lạc hậu do các nước phát triển bắt buộc phải loại bỏ. Các máy móc thiết bị và cơng nghệ như vậy đã tiêu tốn nhiều tài nguyên, sử dụng nhiều năng lượng và đặc biệt thải ra nhiều chất thải độc hại cho mơi trường. Ngồi ra, trong khu vực kinh tế này cịn xảy ra tình trạng người lao động bị đối xử bất bình đẳng, có hành vi gian lận, trốn thuế, lấn át bên Việt Nam trong các liên doanh…Có hiện tượng các đối tác nước ngoài bằng cách này, cách khác đã ngăn chặn sự phát triển của các doanh nghiệp liên doanh, sau đó kéo dài thua lỗ để phía Việt Nam tự động rút lui và khi đó, doanh nghiệp trở thành 100% vốn đầu tư nước ngồi, đạt được mục đích thơn tính doanh nghiệp và lũng loạn thị trường.

Hiện nay hoạt động chuyển giá của hình thức sở hữu này ở nước ta ngày càng diễn biến phức tạp. Do có cơng ty mẹ đóng ở nước ngồi, cho nên họ có thể cung cấp các nguyên vật liệu đầu vào cho các công ty con ở Việt Nam với giá rất cao, dẫn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty con trên sổ sách thường bị thua lỗ (thực chất ở đây là lỗ giả, lãi thật). Khi hoạt động sản

xuất kinh doanh ở Việt Nam bị thua lỗ, họ khơng phải đóng các loại thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định, điều này gây thất thu cho ngân sách nhà nước.

Nguyên nhân tồn tại những hạn chế, khuyết điểm của sở hữu có vốn đầu tư nước ngồi phải kể đến khung pháp lý và chính sách mở của FDI và hội nhập kinh tế quốc tế tuy ngày càng được cải cách, song quá trình này thiếu sự chuẩn bị kỹ càng về năng lực thể chế, với việc ưu đãi “chiều chuộng” các doanh nghiệp FDI quá mức. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp nước ngồi, nhất là các cơng ty đa quốc gia đã lợi dụng chính sách thu hút đầu tư nước ngồi của chúng ta để lách luật, được hưởng những ưu đãi lớn hơn nhiều các doanh nghiệp trong nước, trong khi các đóng góp cho nền kinh tế chưa tương xứng. Việc đóng góp của hình thức sở hữu này vào nền kinh tế Việt Nam chưa tương xứng và chưa được như kỳ vọng cũng do trình độ sản xuất của các doanh nghiệp trong nước yếu kém, công nghiệp phụ trợ trong nước yếu kém, không liên kết được với các doanh nghiệp FDI trong quá trình hoạt động sản xuất. Hệ quả là các doanh nghiệp FDI phải tìm đến những đối tác quen thuộc để đảm bảo q trình sản xuất, chứ khơng thể hợp tác với doanh nghiệp trong nước để đảm bảo và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, dẫn đến phần lớn giá trị gia tăng được tạo ra trong quá trình sản xuất bị chuyển ra nước ngồi.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan hệ sở hữu ở việt nam hiện nay (Trang 106 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)