quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng
2.2.1. Mối quan hệ giữa quan hệ sở hữu với các yếu tố khác của quan hệ sản xuất hệ sản xuất
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuấ trên ba phương diện chủ yếu: quan hệ về mặt sở hữu tư liệu sản xuất; quan hệ về mặt tổ chức và phân công lao động; quan hệ về phân phối sản phẩm, trong đó quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất có vai trị quyết định. Trong một xã hội nhất định, dù ở bất kỳ trình độ phát triển nào của lực lượng sản xuất thì quan hệ sở hữu bao giờ cũng giữ vai trị quyết định tính chất của quan hệ sản xuất, đó là tính chất của quan hệ tổ chức quản lý và tính chất của quan hệ phân phối, lưu thông sản phẩm xã hội. Và giai cấp nào, tập đoàn nào nắm quyền sở hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội thì giai cấp đó, tập đồn đó nắm quyền chi phối việc tổ chức quản lý sản xuất và trao đổi sản phẩm, quyết định thực hiện lợi ích kinh tế có lợi cho mình. Đồng thời, quan hệ sở hữu quyết định bản chất, cơ cấu của hệ thống lợi ích kinh tế. Do vậy, mặc dù không phải là động lực trực tiếp, nhưng quan hệ sở hữu có tác động mạnh mẽ đến hệ thống các lợi ích kinh tế.
Mặc dù quan hệ tổ chức quản lý bị chi phối và quy định bởi quan hệ sở hữu, song quan hệ tổ chức quản lý sản xuất là nhân tố trực tiếp tác động đến
q trình sản xuất xã hội, nó thúc đẩy hoặc kìm hãm q trình sản xuất. Việc sử dụng hợp lý các hình thức tổ chức quản lý sản xuất trong hệ thống các quan hệ sản xuất của xã hội, khơng chỉ góp phần củng cố vững chắc quan hệ sở hữu hiện có của chủ sở hữu, mà cịn có thể tạo mơi trường sản xuất thuận lợi cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, tạo ra những tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong trường hợp ngược lại, nếu các quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất không được sử dụng hiệu quả và khơng tiến hành hợp lý, có thể gây nên những biến dạng về quan hệ sở hữu đang chi phối nó, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Quan hệ phân phối sản phẩm luôn bị chi phối và quy định bởi quan hệ sở hữu và quan hệ tổ chức quản lý, nhưng chính quan hệ phân phối sản phẩm lại trực tiếp tác động đến thái độ, sự hứng thú, khả năng lao động và sức sáng tạo của chủ sở hữu lẫn người lao động làm thuê. Thực tế đã chứng minh, trong bất cứ nền sản xuất nào và dù ở trình độ phát triển nào, quan hệ phân phối sản phẩm ln có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến lợi ích của mỗi con người trong hệ thống sản xuất đó. Nếu cách thức phân phối về thu nhập của người chủ sở hữu, người làm công tác tổ chức quản lý và người lao động hợp lý, hài hịa thì nó sẽ tác động tích cực đến quan hệ sở hữu và quan hệ tổ chức quản lý. Ngược lại, khi quan hệ phân phối bất hợp lý thì sớm muộn gì nó cũng sẽ tạo ra mâu thuẫn giữa chủ sở hữu với người lao động, mà trước hết là mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế rồi tất yếu là mâu thuẫn về chính trị - xã hội.
Quan hệ giữa người và người trong việc chiếm hữu tư liệu sản xuất là cơ sở quyết định việc thực hiện lợi ích kinh tế của mỗi người, mỗi giai cấp. Lợi ích là quan hệ bề ngồi phản ánh cái sâu thẳm bên trong của sản xuất là quan hệ sở hữu. Vấn đề lợi ích từ lâu đã trở thành yếu tố căn bản kích thích hoạt động kinh tế của con người. Lịch sử cho thấy, con người từ xưa đến nay tranh giành quyền sở hữu, quyền tổ chức quản lý sản xuất cuối cùng cũng chỉ để thực hiện lợi ích kinh tế mà thơi. Giai cấp bị trị xưa nay đi theo lực lượng tiến
bộ thực hiện các cuộc cách mạng xã hội để cuối cùng có được lợi ích chính đáng của mình. Xác định điều này có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong việc xác định mối quan hệ trực tiếp giữa quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối. Khi mà lợi ích của người lao động khơng được bảo đảm thì sớm muộn gì cũng tạo ra mâu thuẫn với chủ sở hữu mà trước hết là mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế rồi tất yếu sau đó là mâu thuẫn về xã hội, chính trị. Trong sản xuất, nếu tổ chức quản lý thích hợp, tổ chức phân phối giải quyết hài hịa vấn đề lợi ích kinh tế thì nó duy trì sự tồn tại và thúc đẩy sự phát triển của quan hệ sở hữu. Trái lại, khi tổ chức quản lý sản xuất khơng thích hợp và khơng giải quyết tốt vấn đề lợi ích thì nó kìm hãm, thậm chí phá hoại quan hệ sở hữu. Nói cách khác, nếu bỏ qua hai yếu tố quản lý và phân phối thì việc xác lập quan hệ sở hữu chỉ là hình thức, khơng có tác dụng tích cực trong thực tế.
Thực tế ngày nay cho thấy, nhờ cải cách trong quản lý tổ chức sản xuất và điều hịa vấn đề lợi ích của người lao động và tồn xã hội mà chủ nghĩa tư bản vẫn còn tiếp tục tồn tại và phát triển. Hiện nay, công nhân được tham gia mua cổ phần, trở thành đồng sở hữu với nhà tư bản trong các công ty. Việc điều chỉnh về cơ chế phân phối, chính sách bảo hiểm lao động, sự điều phối phúc lợi xã hội đã khiến cho đời sống của lao động được đảm bảo, chính những nhân tố này đã khiến cho mâu thuẫn giữa người lao động và giới chủ tạm thời lắng xuống. Tuy nhiên, dù biện minh thế nào đi nữa, xét về bản chất, xã hội tư bản vẫn là một xã hội bất công, bản chất của chủ nghĩa tư bản vẫn là bóc lột lao động.