Khái niệm sở hữu, quan hệ sở hữu và những nội dung cơ bản của quan hệ sở hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan hệ sở hữu ở việt nam hiện nay (Trang 36 - 46)

của quan hệ sở hữu

Khi nói đến phạm trù sở hữu, chúng tôi đồng ý với quan điểm của các nhà nghiên cứu khi quan niệm sở hữu bản thân nó là khái niệm chỉ mối quan hệ giữa con người với con người trong việc chiếm hữu vật, chứ không phải là mối quan hệ giữa con người với vật. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thức: “Sở hữu là quan hệ giữa con người với con người đối với việc chiếm hữu của cải và thông qua quan hệ ấy, con người thực hiện mục đích thỏa mãn nhu cầu của mình” [118, tr. 42]. Theo các nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thạo và Nguyễn Hữu Đạt: “Sở hữu là một phạm trù xã hội phản ánh quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu của cải vật chất, là hình thái xã hội có tính lịch sử của việc chiếm hữu của cải vật chất và thông qua quan hệ xã hội ấy thỏa mãn nhu cầu của mình; sở hữu khơng phải là quan hệ giữa người với vật mà là quan hệ giữa người với người đối với vật” [112, tr. 45]. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Kháng: “Sở hữu là quan hệ kinh tế của con người trong xã hội, quan hệ giữa người với người về sự chiếm hữu của cải xã hội; luôn biến đổi cùng với sự biến đổi của các hình thái xã hội trong lịch sử” [55, tr. 11].

Còn phạm trù quan hệ sở hữu được hiểu như thế nào, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, sở hữu được xem xét dưới góc độ quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất - một mặt của quan hệ sản xuất, điều này được thể hiện qua những nội dung cơ bản sau đây:

Mặc dù C. Mác và Ph. Ăngghen không đưa ra một định nghĩa nào về sở hữu với tư cách là một khái niệm chung, trừu tượng, nhưng theo các ơng, vấn đề sở hữu có một vị trí cực kỳ quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Xét cho cùng, nó là động lực trực tiếp thúc đẩy phát triển kinh tế và là vấn đề có

tính bản chất của sự hình thành chế độ xã hội mới. Trong thư gửi J.B. Sơvaitơxe ngày 22 tháng giêng năm 1865 để trao đổi về những quan niệm mà Proudhon đưa ra trong tác phẩm “Sở hữu là gì?”, C. Mác một lần nữa nhắc lại quan điểm của mình. Ơng viết: “Cái mà thực chất Proudhon đã nói đến là sở hữu hiện đại của giai cấp tư sản. Đối với câu hỏi: sở hữu là gì? - người ta chỉ có thể trả lời bằng một sự phân tích phê phán “khoa kinh tế chính trị học”, mơn này bao qt tồn bộ những quan hệ sở hữu ấy, không phải trong biểu hiện pháp lý của chúng, với tư cách là những quan hệ ý chí, mà là trong hình thái hiện thực của chúng, với tư cách là những quan hệ sản xuất”[81, tr. 41, 42].

Như vậy, theo quan điểm của C. Mác, sở hữu ở đây được gọi là quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, là một bộ phận của quan hệ sản xuất, hay nói cách khác quan hệ sở hữu là quan hệ giữa con người với con người trong việc sở hữu tư liệu sản xuất.

Quan hệ sở hữu được hình thành trong quá trình sản xuất của cải vật chất của con người. Để tiến hành sản xuất của cải vật chất, con người sử dụng công cụ lao động tác động vào đối tượng để tạo ra của cải vật chất. Nhưng trong q trình lao động ấy, con người khơng chỉ lao động một cách đơn lẻ, của những cá nhân đơn lẻ, mà con người phải có mối liên hệ với nhau, từ đó hình thành nên hai mối quan hệ kép, như C. Mác và Ph. Ăngghen đã nói: “là một quan hệ khơng đơn giản và là một khái niệm hoặc một nguyên lý không trừu tượng chút nào, mà tổng hòa các quan hệ sản xuất” [79, tr. 415]. Điều này có nghĩa là, quan hệ sở hữu được hình thành một cách khách quan do yêu cầu tạo ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu sinh tồn của con người, chứ không phải là một quan hệ được hình thành bằng ý chí chủ quan của con người.

Do quan hệ sở hữu là mối quan hệ giữa con người với con người trong q trình sản xuất thơng qua việc chiếm hữu tư liệu sản xuất và sản phẩm của sản xuất, vì vậy nội hàm của quan hệ này không chỉ xác định chủ sở hữu tư liệu sản xuất mà còn xác định người sử dụng, quyền tổ chức quản lý, điều hành và phân phối lợi ích giữa các chủ thể có liên quan. Do tư liệu sản xuất là

đối tượng sở hữu quan trọng nhất, cho nên việc sở hữu tư liệu sản xuất quy định bản chất của sở hữu trong xã hội. Nếu tư liệu sản xuất thuộc về tất cả mọi người trong cộng đồng thì gọi là sở hữu cơng hữu hay cịn gọi là sở hữu cơng cộng, ngược lại tư liệu sản xuất thuộc về thiểu số cá nhân trong cộng đồng thì gọi là sở hữu tư nhân.

Quan hệ sở hữu biểu hiện ra mà người ta dễ nhận thấy là quyền của chủ sở hữu về đối tượng sở hữu. Theo C. Mác và Ph. Ăngghen, nếu chỉ dừng lại ở nhận thức quyền đó thuộc về ai thì khơng thấy được thực chất của quan hệ sở hữu và không thể giải quyết đúng trong thực tiễn vấn đề quan hệ sở hữu, như các ông đã khẳng định: “Nếu muốn định nghĩa quyền sở hữu như là một quan hệ độc lập, một phạm trù riêng biệt, một ý niệm trừu tượng và vĩnh cửu, thì như thế chỉ là sa vào một ảo tưởng siêu hình hay mang tính chất luật học” [79, tr. 234 - 235]. Quyền sở hữu mang tính lịch sử, C. Mác đã chỉ rõ: “Trong mỗi thời đại lịch sử, quyền sở hữu đã phát triển một cách khác nhau. Cho nên định nghĩa sở hữu tư sản khơng phải là gì khác mà là trình bày tất cả các quan hệ xã hội của sản xuất tư sản” [79, tr. 234]. Do đối tượng sở hữu luôn luôn biến đổi, mà trước hết là công cụ lao động, cho nên quan hệ sở hữu mang tính lịch sử, C. Mác nêu rõ: “Những giai đoạn phát triển khác nhau của sự phân công lao động xã hội cũng đồng thời là hình thức khác nhau của sở hữu, nghĩa là mỗi giai đoạn của phân công lao động cũng quy định những quan hệ cá nhân với nhau, tùy theo quan hệ của họ với tư liệu lao động, công cụ lao động và sản phẩm lao động”[78, tr. 31]. Điều đó cho thấy, khi lực lượng sản xuất thay đổi thì quan hệ sở hữu cũng thay đổi theo, lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định sẽ xác lập một quan hệ sở hữu tương ứng với nó.

Theo C. Mác và Ph. Ăngghen, quan hệ sở hữu luôn luôn vận động và biến đổi, sự biến đổi này được thực hiện bằng sự thay thế quan hệ sở hữu sau phủ định quan hệ sở hữu trước “Quan hệ sở hữu cổ đại đã bị quan hệ sở hữu phong kiến tiêu diệt, và quan hệ sở hữu phong kiến bị quan hệ sở hữu tư sản tiêu diệt. Như vậy, chính lịch sử đã phê phán những quan hệ sở hữu đã qua”

[81, tr. 41]. Những sự thay thế trên là một tất yếu khách quan, là kết quả sự tác động của những quy luật khách quan, chủ yếu là tác động của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Khi lực lượng sản xuất phát triển địi hỏi phải có quan hệ sở hữu mới phù hợp, và ngược lại, khi lực lượng sản xuất chưa địi hỏi thì khơng thể tùy tiện xóa bỏ hình thức sở hữu cịn phù hợp với nó. Về vấn đề này, Ph. Ăngghen viết: “Bất cứ sự thay đổi nào của chế độ xã hội mới, bất cứ sự cải biến nào về mặt quan hệ sở hữu cũng đều là kết quả tất yếu của việc tạo nên những lực lượng sản xuất mới, khơng cịn phù hợp với quan hệ sở hữu cũ nữa”[79, tr. 467].

Trong khi đề cập đến vấn đề quan hệ sở hữu, C. Mác và Ph. Ăngghen coi vấn đề sở hữu giữ vị trí cực kỳ quan trọng cả về mặt kinh tế và chính trị.

Về mặt kinh tế, quan hệ sở hữu là một trong những quan hệ cấu thành

quan hệ sản xuất, là cấu trúc bên trong, ổn định hình thành tính hệ thống của quan hệ sản xuất, được hình thành một cách khách quan trong q trình sản xuất. Nó thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người trong sản xuất, tổ chức, phân phối và tiêu dùng của xã hội. Với tính cách là quan hệ chi phối lao động, quan hệ sở hữu đồng thời quy định cả phương thức hoạt động của các chủ thể ở mọi lĩnh vực sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Nhờ mối quan hệ khách quan này, con người mới có thể tiến hành được q trình sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, nhờ có q trình này mà xã hội lồi người có thể tồn tại và phát triển.

Về mặt chính trị, C. Mác và Ph. Ăngghen cho rằng, giai cấp nào nắm

được quyền sở hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu, thì giai cấp đó nắm quyền tổ chức quản lý sản xuất, nắm quyền phân phối sản phẩm xã hội; giai cấp nào nắm quyền chi phối lĩnh vực sản xuất các giá trị vật chất, thì giai cấp đó nắm quyền chi phối mọi lĩnh vực khác của đời sống xã hội, là giai cấp thống trị trong xã hội và ngược lại. Các ông viết: “Tất cả những cuộc cách mạng gọi là cách mạng chính trị, từ cuộc cách mạng đầu tiên đến cuộc cách mạng cuối cùng, đều được tiến hành để bảo hộ sở hữu thuộc một loại nào đó” [84, tr. 173].

Như vậy, quan hệ sở hữu vừa là kết quả vừa là điều kiện cho sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự biến đổi của các quan hệ sở hữu là kết quả phát triển của lực lượng sản xuất, chứ không phải do ý muốn chủ quan của cá nhân, nhóm, giai cấp nào. Điều này đã được C. Mác phát biểu trong lời tựa cuốn Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị: “Khơng một hình thái xã hội nào diệt vong trước khi tất cả những lực lượng sản xuất mà hình thái xã hội đó tạo địa bàn đầy đủ cho phát triển, và những quan hệ sản xuất mới cao hơn, cũng không bao giờ xuất hiện trước khi những điều kiện tồn tại vật chất của những quan hệ đó chưa chín muồi trong lòng bản thân xã hội cũ” [80, tr. 15-16].

Là một người mácxít, khi đề cập đến vấn đề quan hệ sở hữu, V. I. Lênin hoàn toàn nhất quán và kế thừa những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác, đồng thời ơng cũng bổ sung, hồn thiện nhiều luận điểm về sở hữu, quan hệ sở hữu, cụ thể:

Theo V. I. Lênin, trong quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội là nhân tố quyết định, nó quy định mục đích sản xuất xã hội và quan hệ lợi ích của xã hội. Vì vậy, trong xã hội có giai cấp, thì việc sở hữu tư liệu sản xuất là cái để phân biệt, phân định ra các tầng lớp người trong một hệ thống sản xuất của xã hội, V. I. Lênin viết: “Khi xã hội phân chia thành giai cấp, cái quyết định tính chất của các lực lượng xã hội là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất” [62, tr. 247].

Do quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất quy định nên địa vị của từng tập đoàn trong hệ thống sản xuất xã hội. Cho nên, đến lượt mình, địa vị của từng tập đồn trong hệ thống sản xuất lại quy định cách thức mà các tập đoàn tổ chức và quản lý quá trình sản xuất. Đồng thời, cũng chính quan hệ sở hữu này quyết định phương thức phân phối sản phẩm cho các tập đoàn người theo địa vị của họ trong hệ thống sản xuất của xã hội. Theo V. I. Lênin, thực chất giai cấp là sự khác biệt về lợi ích kinh tế, sự khác biệt này do sở hữu tư liệu sản xuất mang lại, ông viết: “Người ta gọi giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất nhất

định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn, mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đồn khác do chỗ các tập đồn có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế nhất định” [67, tr. 18] .

Như vậy, theo quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin, khi con người sống và tồn tại, con người phải có mối quan hệ với tự nhiên và mối quan hệ với nhau gọi là quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ sản xuất và trong quan hệ sản xuất thì quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất là quan trọng nhất. Quan hệ sở hữu bị quy định bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Khi nhà nước xuất hiện, quan hệ sở hữu được thể chế hóa về mặt pháp lý bằng hệ thống pháp luật thì tồn bộ văn bản pháp lý ấy và cơ chế vận hành tạo thành chế độ sở hữu. Do chế độ sở hữu bị quy định bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nên mỗi chế độ sở hữu không phải là tồn tại vĩnh viễn, mà nó bị thay đổi bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Từ những cơ sở lý luận nêu trên, chúng tơi có thể đưa ra luận điểm về quan hệ sở hữu như sau:

Quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu tư liệu sản xuất của xã hội, trong một giai đoạn lịch sử nhất định của sản xuất, bao giờ cũng có một kiểu chiếm hữu đặc trưng, chủ đạo chi phối các quan hệ chiếm hữu khác. Sự chiếm hữu này được thể hiện ra bằng loạt các quyền như: quyền định đoạt, quyền kiểm soát, quyền quản lý, quyền sử dụng, phản ánh lợi ích của con người.

Như vậy, trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định của sản xuất, hay còn gọi là trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định của nền kinh tế, quan hệ sở hữu có những nội dung sau đây.

gia tham gia vào cả hai bên của quan hệ sở hữu, tức bao gồm cả chủ thể quyền và chủ thể nghĩa vụ. Nói đến chủ sở hữu là nói đến một thực thể này có thể “phơ diễn” những quyền năng đối với thực thể kia thông qua đối tượng sở hữu.

Đối tượng sở hữu: bao gồm tất cả những vật và sự việc mà chủ thể sở

hữu dựa vào đó để đạt được những lợi ích nhất định, cụ thể hơn là “vật trung gian” trong mối quan hệ giữa người với người trong q trình sản xuất. Đó chính là của cải của xã hội, trong đó cơ bản và quyết định nhất là tư liệu sản xuất. Đối tượng sở hữu luôn vận động và biến đổi theo sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, khi con người còn bị lệ thuộc rất nhiều vào lực lượng tự nhiên, công cụ lao động rất thô sơ, buộc người nguyên thủy phải dựa vào nhau để tạo thành sức mạnh chống chọi với thiên nhiên, thú dữ mà sinh tồn. Vì vậy, đất đai, cây cối, súc vật trên địa bàn cư trú của họ, mọi tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt đều thuộc sở hữu chung của tất cả mọi người trong cộng đồng. Có thể nói, đối tượng sở hữu lúc này là tất cả, nhưng cũng chưa xác định được cái nào là chủ yếu, cái nào là thứ yếu.

Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, tiền bạc, súc vật, công cụ sản xuất, một số lớn nô lệ và ruộng đất tập trung vào tay chủ nô. Đối tượng chủ yếu của sở hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan hệ sở hữu ở việt nam hiện nay (Trang 36 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)