thượng tầng
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội giữ vai trò phương pháp luận để phân tích các thời đại lịch sử khác nhau. Để nhận thức đúng các giai đoạn lịch sử xã hội của các chế độ chính trị, nhất thiết phải căn cứ vào đặc tính quy định của hệ thống các quan hệ sản xuất, mà trong đó các quan hệ sở hữu - phương thức kết hợp các yếu tố sản xuất chủ yếu được coi là hạt nhân quy định bản
chất và phương thức vận động của toàn bộ hệ thống. Quan hệ sở hữu là một cơ sở để phân định bản chất chế độ xã hội, là cơ sở phân kỳ lịch sử và phân biệt sự giống và khác nhau của các giai đoạn lịch sử xã hội. Sự biến đổi của quan hệ sở hữu là động lực bên trong thúc đẩy sự thay đổi một hệ thống kinh tế - chính trị - xã hội. Chính trị bắt nguồn từ kinh tế, do kinh tế và vì kinh tế. Sự biến đổi của cơ sở kinh tế, của chế độ sở hữu sẽ kéo theo sự biến đổi của chế độ chính trị với tư cách là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng.
Trong kiến trúc thượng tầng thì chế độ chính trị là một bộ phận quan trọng nhằm bảo đảm quyền lực của giai cấp cầm quyền. Thông qua những thiết chế, thể chế tương ứng (chủ yếu là nhà nước) để thực thi quyền lực về chính trị, kinh tế, xã hội chủ yếu là thực hiện lợi ích kinh tế trong đó vấn đề sở hữu là căn bản nhất. Không phải ngẫu nhiên mà tất cả các cuộc cách mạng xã hội đều coi việc xác lập quyền thống trị của mình đối với tư liệu sản xuất - tài sản quốc gia - như là điều kiện tiên quyết để giữ vững những thành quả cách mạng và phát triển kinh tế.
Như vậy, chế độ sở hữu và chế độ chính trị là những thành phần cốt lõi nhất của một chế độ xã hội. Xây dựng chế độ xã hội mới dĩ nhiên là phải xây dựng mọi mặt của xã hội nhưng cơ bản nhất vẫn là xây dựng được cái cốt lõi đó. Chế độ chính trị là một phạm trù lịch sử, nó biến động cùng với sự biến động của cơ sở kinh tế, của chế độ sở hữu. Quan hệ sở hữu lại phụ thuộc vào lực lượng sản xuất ở một trình độ phát triển nhất định. Thực chất quan hệ giữa chế độ sở hữu và chế độ chính trị là sự phản ánh mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong đời sống xã hội hiện thực. Do vậy, để xác định đúng mối quan hệ giữa sở hữu và chính trị khơng cịn cách nào khác là chúng ta phải trở về đời sống hiện thực của xã hội. Sự biến đổi của nền kinh tế và những mâu thuẫn nội tại của nó sẽ chỉ cho chúng ta con đường hồn thiện chế độ chính trị. Chính sự biến đổi của quan hệ sở hữu như những cơn sóng ngầm quyết định sự biến đổi của chế độ kinh tế - chính trị - xã hội. Sở hữu quyết định hệ thống chính trị chứ khơng phải ngược lại, vì sở hữu là quan hệ kinh tế chứ
không phải là quan hệ tư tưởng của con người trong xã hội, chỉ khi nào con người tôn trọng quan hệ sở hữu như một quan hệ kinh tế thực sự thì quyền lợi kinh tế của chủ sở hữu mới được bảo đảm.
Tuy nhiên, chế độ chính trị và vai trị của người lãnh đạo có những tác động tích cực đến kinh tế và trong những hồn cảnh lịch sử nhất định nó chi phối mạnh mẽ đến quan hệ sở hữu. Chúng ta có thể thấy được điều này qua q trình cải tổ ở Liên Xô (cũ), công cuộc cải cách ở Trung Quốc và tiến trình đổi mới ở Việt Nam.
Chế độ sở hữu và chế độ chính trị có mối quan hệ biện chứng. Tuy sở hữu đóng vai trị cơ sở của chế độ chính trị nhưng chế độ chính trị lại là nhân tố có tác động mạnh nhất đến sự hình thành và vận động của chế độ sở hữu. Thông thường trong lịch sử, khi quan hệ sở hữu lỗi thời, trở thành lực cản của lực lượng sản xuất tất yếu sẽ bị thay thế bởi quan hệ sở hữu tiến bộ hơn và theo đó chế độ chính trị phải tương ứng. Nhưng mặt khác, giai cấp thống trị thơng qua những thiết chế của hệ thống chính trị để tác động, xây dựng và bảo vệ chế độ sở hữu, duy trì quyền lợi kinh tế cho mình. Tùy theo chế độ chính trị và mức độ tác động của nó tại một thời điểm nhất định mà cơ cấu quan hệ sở hữu của các nước có sự khác nhau.
Đối với Việt Nam, do phải trải qua thời kỳ quá độ cho nên không thể khơng đa dạng hóa các hình thức sở hữu trong kinh tế, đồng thời cũng không thể không tăng cường quyền lực chính trị của Nhà nước xã hội chủ nghĩa (thông qua việc hồn thiện từng bước hệ thống chính trị). Vì điều đó đảm bảo cho nền kinh tế nhiều thành phần phát triển đúng định hướng phục vụ lợi ích của quần chúng lao động và tự do sáng tạo trong mỗi cá nhân. Trong việc hồn thiện hệ thống chính trị, cần đặc biệt chú trọng vai trò của Đảng và Nhà nước trong việc nhạy bén nắm bắt, xác lập, thừa nhận về mặt pháp lý các hình thức sở hữu. Phân tích mối quan hệ giữa sở hữu và chế độ chính trị, nhất là vai trị tích cực của hệ thống chính trị giúp chúng ta có cơ sở phương pháp luận trong việc hình thành những nguyên tắc và giải pháp hoàn thiện quan hệ
giữa các hình thức sở hữu ở Việt Nam hiện nay.