Giải quyết vấn đề quan hệ sở hữu phải đồng bộ với giải quyết vấn đề tổ chức quản lý và vấn đề phân phố

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan hệ sở hữu ở việt nam hiện nay (Trang 151 - 159)

vấn đề tổ chức quản lý và vấn đề phân phối

Trong khi khẳng định vai trò quyết định của quan hệ sở hữu với quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối, cần tránh khuynh hướng nhấn mạnh quá mức và chỉ tập trung giải quyết các vấn đề về quan hệ sở hữu. Bởi vì, vấn đề tổ chức, quản lý, đặc biệt vấn đề phân phối có liên quan trực tiếp đến vấn đề lợi ích của các giai cấp, của người lao động.

Trong việc xây dựng và hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất thời gian qua, các quan hệ tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ phân phối tuy đã được quan tâm nghiên cứu giải quyết, nhưng chưa thấu đáo, trong đó có cả những vấn đề chưa tìm được cách giải quyết đúng đắn. Có thể nói rằng, chính những khiếm khuyết và bất cập, thậm chí cả sự trì trệ, trong quan hệ tổ chức quản lý sản xuất ở cả tầm vĩ mô và vi mô đang là những yếu tố gây nên những cản trở với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính những khiếm khuyết, bất cập trong phân phối các nguồn lực sản xuất và kết quả sản xuất đã làm hạn chế động lực thúc đẩy mỗi cá nhân, mỗi tập thể và mỗi địa phương, phấn đấu cho mục tiêu chung, thậm chí trong một số trường hợp đã nảy sinh sự bất bình xã hội. Rõ ràng, nếu khơng có sự cảnh tỉnh kịp thời và có những hành động có hiệu quả thực sự, khó có thể tránh khỏi sự bất ổn định về mặt xã hội.

Thực tế trong thời gian qua cho thấy, trong quá trình xây dựng và từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, những băn khoăn vướng mắc thường chủ yếu tập trung vào các vấn đề liên quan đến quan hệ sở hữu. Do vậy, những tranh luận khoa học và những quyết sách của Đảng và Nhà nước cũng thường tập trung nhiều hơn vào vấn đề quan hệ sở hữu. Điều đó xuất phát từ nhận thức rằng, xây dựng chủ nghĩa xã hội phải xây dựng được quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, mà yếu tố thể hiện rõ nhất tính chất xã hội chủ nghĩa của quan hệ sản xuất này chính là quan hệ sở hữu. Sự nhấn mạnh sở hữu toàn dân và kinh tế nhà nước, sở hữu tập thể và kinh tế tập thể (theo nghĩa truyền thống từ lý luận kinh tế xã hội chủ nghĩa trước đây), sự chăm chút cho các doanh nghiệp nhà nước và việc tìm mọi cách phục hồi, phát triển các hợp tác xã... có nguồn gốc từ nhận thức này. Thậm chí đến nay một số người vẫn còn nhận thức rằng: sở hữu tồn dân tiên tiến hơn và có hiệu quả hơn sở hữu tập thể; sở hữu tập thể tiên tiến hơn và có hiệu quả hơn sở hữu tư nhân. Với những nhận thức này về quan hệ sở hữu, sẽ khơng thể có quyết định khoa học khi xử lý vấn đề quan hệ sở hữu trong quản lý chiến lược cũng như quản lý tác chiến.

Việc quan tâm quá mức đến quan hệ sở hữu, phát triển các hình thức sở hữu vượt q trình độ xã hội hóa thực tế chính là đã “tạo ra quan hệ sản xuất tiên tiến một cách giả tạo” so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đó cũng là một biểu hiện của sự không phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Trong quá trình phát triển, dù với thể chế chính trị nào và ở trình độ nào, điều quan trọng hàng đầu phải quan tâm chính là chất lượng và hiệu quả của sự phát triển. Trong khi đó, quan hệ sở hữu chỉ có ý nghĩa tạo điều kiện mang tính tiền để bảo đảm u cầu đó, chính trình độ tổ chức quản lý quá trình tái sản xuất ở cả phạm vi vĩ mơ và vi mơ được coi là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp bảo đảm yêu cầu về chất lượng và hiệu quả. Điều này là một trong những cơ sở để lý giải tình trạng hiệu quả thấp kém của khu vực kinh tế nhà nước và

khu vực kinh tế tập thể so với khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi khơng những ở Việt Nam, mà cịn ở nhiều nước trên thế giới.

Thực tế hiện hữu trong suốt q trình từ khi thực hiện cơng cuộc đổi mới đến nay cho thấy rằng, dẫu vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến quan hệ sở hữu cần được nghiên cứu giải quyết, đặc biệt là vấn đề sở hữu đất đai và thực hiện quyền sở hữu đất đai, nhưng những quan điểm, chủ trương và chính sách hiện hành về quan hệ sở hữu khơng phải là yếu tố lớn cản trở việc huy động các nguồn lực ở khu vực ngoài nhà nước vào đầu tư phát triển. Người dân nói chung, các nhà đầu tư trong và ngồi nước nói riêng, tin tưởng vào chủ trương, chiến lược và sự nhất quán của Đảng và Nhà nước về đa dạng hóa hình thức sở hữu, về sự cam kết của Nhà nước trong việc bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của các chủ sở hữu tư nhân, bảo vệ lợi ích đầu tư hợp pháp của các chủ đầu tư.

Đồng thời với việc bảo đảm sự tương thích giữa quan hệ sở hữu với quan hệ tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ phân phối, cũng cần chú ý tới xu hướng đan xen giữa một số yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất và một số yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất. Trên góc độ nghiên cứu, có thể tách bạch các yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để xem xét, đánh giá vị trí, vai trị của từng yếu tố, nhưng trên thực tế, các yếu tố này luôn tồn tại trong mối quan hệ tương tác với nhau, ảnh hưởng và phụ thuộc lẫn nhau. Lâu nay, quan hệ tổ chức, quản lý quá trình sản xuất thường được coi là một bộ phận hợp thành quan hệ sản xuất, nhưng thực ra quan hệ này đã hàm chứa trong lực lượng sản xuất. Sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất và giữa những người lao động với nhau trong quá trình sản xuất vừa hàm chứa nội dung của lực lượng sản xuất, vừa hàm chứa nội dung của quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất.

Hiện nay chúng ta đang xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vì vậy các tiền đề, cơ chế, chủ thể cũng như hình thức phân phối của mơ hình xã hội chủ nghĩa trước đây đã thay đổi. Trong nền kinh tế thị

trường ở nước ta đang tồn tại chế độ đa hình thức sở hữu đối với nhiều chủ thể sản xuất kinh doanh khác nhau. Vì vậy, chủ thể phân phối thu nhập cũng là đa ngun hóa chứ khơng chỉ có một chủ thể là Nhà nước. Mặt khác, thước đo phân phối cũng không phải đơn nhất là lao động mà là đa dạng thức, do sự đa ngun hóa loại hình sở hữu và tính đa ngun của các chủ thể lợi ích kinh tế quyết định.

Từ những nội dung đã nêu ở trên có thể xác định rằng, trong thời gian tới, bên cạnh việc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, điều chỉnh và bổ sung các vấn đề liên quan đến quan hệ sở hữu, cần đặc biệt quan tâm tới các vấn đề liên quan đến hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối, tạo một động lực mạnh mẽ cho quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Tiểu kết chương 4

Để hoàn thiện quan hệ sở hữu ở Việt Nam hiện nay, luận án đã đưa ra hai quan điểm mang tính định hướng và năm giải pháp với những nội dung đa dạng phong phú. Về nội dung quan điểm: Trước hết trong điều kiện lực lượng sản xuất của chúng ta cịn thấp kém và đang phải đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa lực lượng sản xuất. Do vậy, việc giải quyết vấn đề quan hệ sở hữu buộc chúng ta phải theo quy luật quan hệ sở hữu phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, có nghĩa quan hệ sở hữu phải được thiết lập dựa trên sự đa dạng các hình thức sở hữu. Thứ hai, giải quyết vấn đề quan hệ sở hữu phải trên cơ sở đảm bảo giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, có nghĩa, chúng ta coi việc xác lập đa dạng hóa các hình thức sở hữu là phương tiện, cách thức để phát triển kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất và để thực hiện mục tiêu lâu dài là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Do vậy, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa là sợi chỉ xuyên suốt trên con đường thự hiện mục tiêu lâu dài đó. Về nội dung các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển quan hệ sở hữu, luận án đã đưa ra năm giải pháp cụ thể: đổi mới quản lý

Nhà nước, thiết lập cơ cấu quan hệ sở hữu hợp lý trên cơ sở các hình thức sở hữu bình đẳng; tiếp tục hồn thiện và bổ sung hệ thống pháp luật về quyền sở hữu tiến đến phù hợp với thông lệ quốc tế; xử lý những hạn chế, yếu kém của các hình thức sở hữu trong tổng thể cơ cấu của nền kinh tế; tạo lập nền tảng chính trị - xã hội cho việc giải quyết vấn đề quan hệ sở hữu; giải quyết vấn đề quan hệ sở hữu phải đồng bộ với giải quyết vấn đề tổ chức quản lý và vấn đề phân phối. Trên đây là những giải pháp mang tính đồng bộ và tồn diện liên quan việc giải quyết vấn đề quan hệ sở hữu nói riêng và giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội nói chung trong bối cảnh Việt Nam ngày càng chịu ảnh hưởng và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu về quan hệ sở hữu ở Việt Nam hiện nay, dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về sở hữu, cách thức chủ nghĩa Mác - Lênin và Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết vấn đề quan hệ sở hữu trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng tôi rút ra một số kết luận chủ yếu sau đây:

Vấn đề quan hệ sở hữu được các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin quan niệm là quan hệ giữa con người với con người trong việc sở hữu tư liệu sản xuất, là quan hệ cơ bản nhất của quan hệ sản xuất. Theo đó giai cấp nào sở hữu tư liệu sản xuất sẽ có quyền quyết định cách thức tổ chức sản xuất và cách thức phân phối thành quả của sản xuất. Theo các ông, chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất là căn nguyên của mọi bất công trong xã hội, do những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội thuộc về một thiểu số cá nhân, và đương nhiên nền sản xuất của xã hội chỉ phục vụ lợi ích của một thiểu số cá nhân. Thông qua giải phẫu chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, các ông đã khẳng định chế độ sở hữu tư bản chủ tất yếu bị thay thế bằng chế độ sở hữu sở hữu cơng hữu về tư liệu sản xuất. Do vậy, xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và thiết lập chế độ sở hữu công hữu về tư liệu sản xuất là con đường, biện pháp và đích đến để tạo lập một xã hội cơng bằng bình đẳng, khơng có áp bức bất công. Tuy nhiên, các ông cũng chỉ ra rằng, để thực hiện được điều này là một chặng đường dài, khó khăn, với nhiều bước đi khác nhau, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia.

Trong quá trình vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam, bắt đầu từ năm 1986, Đảng ta đã thực hiện chủ trương đổi mới quan hệ sở hữu bằng cách từ bỏ chế độ sở hữu đơn nhất về sở hữu sang hình thành chế độ đa hình thức sở hữu. Trải qua hơn 30 năm đổi mới quan hệ sở hữu, đến nay chúng ta đã có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với cơ cấu quan hệ sở hữu có nhiều hình thức sở hữu tương ứng với nhiều thành phần kinh tế. Kinh tế nhà nước thuộc sở hữu toàn

dân được coi là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, là lực lượng vật chất quan trọng để định hướng và cân đối vĩ mô nền kinh tế.

Tuy nhiên, thực tiễn cơ cấu quan hệ sở hữu Việt Nam hiện nay còn rất nhiều bất cập khơng dễ giải quyết đó là: Thứ nhất, vấn đề quản lý, sử dụng

các nguồn lực quốc gia của chủ thể Nhà nước và kinh tế nhà nước thuộc sở hữu toàn dân chưa phát huy được vai trò chủ đạo trên nhiều mặt, trong đó quan trọng nhất là năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mặc dù vẫn còn đang chiếm giữ nhiều nguồn lực của cải của xã hội, song sự đóng góp của nó vào tổng thể nền kinh tế thì chưa tương xứng với những gì đã nhận được. Thứ hai, sở hữu tập thể được xác định nòng cốt là hợp tác xã, trải qua quá trình đổi mới từ mơ hình cũ sang mơ hình mới bước đầu đã đạt được những tiến bộ mới, giúp người nơng dân nhanh chóng hội nhập với kinh tế thị trường, giúp những cá nhân nhỏ lẻ muốn liên kết với nhau để hoạt động có hiệu quả. Nhưng hiện nay, quy mơ của hình thức sở hữu này cịn q nhỏ bé, khiêm tốn, còn nhiều hạn chế trong ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh, lúng túng trong xác định mơ hình phát triển. Thứ ba, sở hữu tư nhân trải qua hơn 30 năm phát triển, ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu tổng thể của nền kinh tế quốc dân, có đóng góp quan trọng vào giải quyết việc làm cho người lao động, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, thúc đẩy khả năng sáng tạo cá nhân. Tuy nhiên hình thức sở hữu này còn tồn tại những hạn chế yếu kém mang tính bản chất cố hữu của nó, do vậy cần có những định hướng chiến lược để đi đúng quỹ đạo. Thứ tư, sở hữu có vốn đầu tư nước ngồi ngày càng có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế của nước ta, giúp chúng ta tiếp thu được những công nghệ sản xuất tiên tiến, cách thức quản lý sản xuất tiên tiến, tăng kim ngạch xuất khẩu. Nhưng đến nay, trải qua hơn 30 năm thu hút đầu tư nước ngồi, dường như hình thức sở hữu này đã phát huy hết vai trò tác dụng và đang gây ra cho chúng ta nhiều bất lợi thua thiệt, đang đặt ra cho chúng ta nhiều thách thức không dễ giải quyết. Do vậy, để hoàn thiện quan hệ sở hữu trên cơ sở thực hiện đa dạng hóa các hình thức sở hữu và thành phần kinh tế, địi hỏi chúng ta phải có hệ thống

những quan điểm và giải pháp mang tính tồn diện và đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới, cụ thể là:

Quan điểm giải quyết vấn đề quan hệ sở hữu ở Việt Nam hiện nay trong điều kiện trong điều kiện lực lượng sản xuất còn thấp kém và đang phải đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa lực lượng sản xuất, cho nên bắt buộc chúng ta phải theo quy luật quan hệ sở hữu phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. Quan hệ sở hữu phải được thiết lập dựa trên sự đa dạng các hình thức sở hữu. Thứ hai, giải quyết vấn đề quan hệ sở hữu phải trên cơ sở đảm bảo giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, điều này có nghĩa, chúng ta coi việc xác lập đa dạng hóa các hình thức sở hữu là phương tiện, cách thức để phát triển kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất và để thực hiện mục tiêu lâu dài là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, do vậy, giữ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan hệ sở hữu ở việt nam hiện nay (Trang 151 - 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)