Sở hữu tư nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan hệ sở hữu ở việt nam hiện nay (Trang 98 - 106)

Ngay từ khi bước vào thực hiện công cuộc đổi mới, nghị quyết Đại hội VI (1986) của Đảng đã đề ra chủ trương coi sự phát triển kinh tế với nhiều hình thức sở hữu và thành phần kinh tế là giải pháp có ý nghĩa chiến lược, góp phần giải phóng mọi năng lực sản xuất và khai thác mọi tiềm năng của đất nước.

Thực tiễn quá trình hơn 30 năm đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sở hữu tư nhân đã phát triển rộng khắp trong cả nước; đóng góp quan

trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách nhà nước, góp phần giữ vững ổn định tình hình chính trị - xã hội của đất nước, thể hiện ở những điểm sau đây:

Thứ nhất, chủ thể sở hữu tư nhân đa dạng, tăng nhanh về số lượng.

Hộ kinh doanh cá thể: dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ về tư liệu sản xuất. Hình thức này phù hợp với hình thức sử dụng lao động trong gia đình, hợp với việc sử dụng lao động th khơng thường xun. Loại hình này phù hợp các mơ hình trang trại, cửa hàng, xưởng sản xuất, thầu xây dựng nhỏ...Các hộ kinh doanh cá thể có quyền độc lập, tự chủ trong sản xuất kinh doanh, làm chủ trong các mối quan hệ sản xuất và cũng chịu trách nhiệm về kết quả tài chính hoặc các quy định pháp lý khác của nhà nước.

Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có tồn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời có tồn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thuê người khác làm giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp tư nhân có dấu trịn doanh nghiệp (có tư cách pháp nhân), nhưng doanh nghiệp tư nhân khơng có điều lệ cơng ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): là một loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và được luật pháp Việt Nam cơng nhận. Trong đó, cơng ty là pháp nhân và chủ sở hữu cơng ty là thể nhân sẽ có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty, đây là hai thực thể pháp lý tách bạch riêng biệt. Hiện nay Việt Nam có 2 loại hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn, đó là cơng ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Loại thứ hai là công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó: chủ sở hữu có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng tối thiểu là 2 và không vượt quá 50; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Cơng ty cổ phần tư nhân: là mơ hình doanh nghiệp được chia thành nhiều phần, chủ sở hữu là các cổ đơng góp vốn, số lượng ít nhất là ba người và không giới hạn số lượng. Hiện nay, đây là loại hình doanh nghiệp tư nhân có thể huy động được nhiều vốn đầu tư.

“Hiện nay cả nước có khoảng 500.000 doanh nghiệp tư nhân, chiếm 90% số doanh nghiệp cả nước và khoảng 1 triệu hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ” [11, tr. 15].

Thứ hai, thị trường hoạt động của sở hữu tư nhân ngày càng mở rộng, các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh ngày càng đa dạng, phong phú.

Cùng với sự lớn mạnh về số lượng, các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân có xung hướng đăng ký kinh doanh nhiều loại ngành nghề khác nhau. Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng đa dạng, lĩnh vực dịch vụ ngày càng được mở rộng để đáp ứng nhu cầu của con người. Đặc điểm của lĩnh vực thương mại và dịch vụ là đa dạng ngành nghề, vốn đầu tư ít, thu lợi nhanh, nên lĩnh vực này thu hút một số lượng lớn các hộ cá thể và doanh nghiệp tham gia. Trong những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này ngày càng gia tăng.

Theo Bộ Công thương, hiện nay sở hữu tư nhân trong nước đóng góp hơn một nửa giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Rất nhiều công ty đã giành được thị phần quốc tế trong nhiều mặt hàng quan trọng như: thủy sản, cà phê, may mặc...Ngồi sản xuất nơng nghiệp, sản xuất hàng hóa, sở hữu tư nhân còn tham gia đầu tư trong các lĩnh vực trọng yếu khác như: thủy điện, bất động

sản, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, sản xuất công nghiệp nặng...Chất lượng hàng hóa dịch vụ do kinh tế thuộc sở hữu tư nhân cung cấp ngày càng cao, đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Bên cạnh đó, là sự phổ biến các thương hiệu sản phẩm của kinh tế tư nhân đã thể hiện rõ sự thừa nhận của xã hội. Trên thị trường Việt Nam, ô tô Trường Hải cạnh tranh từng bước cùng các hãng xe lớn của thế giới; FPT trở thành nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin số 1 Việt Nam; Hoà Phát, Hoa Sen đang dẫn đầu ngành thép; Trung Nguyên dẫn đầu trong ngành cà phê; Phú Thái là doanh nghiệp tư nhân duy nhất trong Top 4 nhà phân phối nội địa lớn nhất Việt Nam, v.v..

Từ những chủ trương, đường lối nêu trên, hoạt động kinh tế của sở hữu tư nhân đã phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng. Năm 2005, Quốc hội đã ban hành Luật doanh nghiệp, tiếp theo là Luật Doanh nghiệp 2014 sửa đổi, luật này áp dụng thống nhất cho doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu, mọi thành phần kinh tế không phân biệt công hay tư. Khi Luật Doanh nghiệp ra đời và đi vào thực tiễn đã tạo mơi trường thơng thống cho hoạt động kinh doanh, tạo bước đột phá về cải cách hành chính, nâng cao đáng kể tính nhất qn, tính thống nhất, minh bạch và bình đẳng của khn khổ pháp luật về kinh doanh ở Việt Nam. Bằng việc đơn giản hoá thủ tục thành lập doanh nghiệp, bãi bỏ hàng trăm giấy phép và quy định pháp luật khơng cịn phù hợp về điều kiện kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát triển vượt bậc của khối doanh nghiệp kinh tế tư nhân.

“Trong giai đoạn 2006 - 2015, so với kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khu vực kinh tế tư nhân (tư nhân + cá thể) đóng góp hơn 40% GDP của cả nước; 30% giá trị tổng sản lượng công nghiệp; khoảng 80% tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ; 64% tổng lượng hàng hóa. Kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 35% tổng vốn đầu tư phát triển (giai đoạn 2006 - 2010) và khoảng 36% (giai đoạn 2011 - 2015)” [11, tr. 15].

Thứ ba, hoạt động sản xuất, kinh doanh của sở hữu tư nhân góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần ổn định và phát triển xã hội

Ở Việt Nam, mỗi năm có thêm khoảng một triệu người đến tuổi lao động, ngoài ra số lao động nơng nghiệp có nhu cầu chuyển sang làm việc trong các ngành phi nông nghiệp cũng tăng lên đáng kể. Yêu cầu mỗi năm phải tạo thêm hàng triệu việc làm đang là một áp lực xã hội lớn đối với Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương. Trong lĩnh vực này, đóng góp của sở hữu tư nhân là không thể phủ định được. Sự tăng nhanh số lượng doanh nghiệp tư nhân hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau đã tạo ra khả năng thu hút một lượng lớn lao động trong xã hội. Các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp, các doanh nghiệp mới được thành lập và sự mở rộng quy mô, cũng như địa bàn kinh doanh của các doanh nghiệp hiện có đã, đang và sẽ thực sự là nguồn cung to lớn về việc làm mới cho xã hội. Hiện nay, hình thức sở hữu tư nhân nhỏ của kinh tế cá thể, của doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn Việt Nam giúp giải quyết lao động dư thừa, nhất là ở miền Bắc và miền Trung nơi có dân số đơng mà đất đai dành cho nơng nghiệp cịn lại rất ít.

“Kinh tế tư nhân thu hút khoảng 51% lực lượng lao động cả nước và tạo ra khoảng 1,2 triệu việc làm cho người lao động mỗi năm. Hiện nay, số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân chiếm khoảng 85% tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế” [11, tr. 15].

Thứ tư, sở hữu tư nhân ngày càng huy động được nhiều vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập quốc dân và ngân sách nhà nước.

Hiện nay, nên cạnh vốn đầu tư của Nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế Việt Nam, thì sự đóng góp vốn đầu tư của các cá nhân vào hoạt động sản xuất kinh doanh có vai trị có vai trị rất quan trọng trong tổng thể nền kinh tế. Sở hữu tư nhân tạo điều kiện khuyến khích người lao động trực tiếp đầu tư vốn, trực tiếp quản lý vốn đầu tư, làm cho hoạt động

sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Trong hình thức sở hữu tư nhân, năng lực của chủ sở hữu được phát huy tối đa vì họ có quyền quản lý và quyết định phân phối sản phẩm. Họ tự quyết định được sản xuất như thế nào, sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, số lượng bao nhiêu. Nếu chủ doanh nghiệp không nắm bắt được xu thế của thị trường, quản lý yếu kém thì doanh nghiệp có thể bị phá sản. Ngược lại, những người có tài năng thực sự sẽ phát huy được năng lực của mình, họ tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả và trở nên giàu có. Hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả thu nhập của người dân tăng lên, đồng thời tăng thu cho ngân sách nhà nước. Nguồn ngân sách đó cũng góp phần khơng nhỏ vào việc đầu tư phát triển giáo dục, xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở rộng các cơng trình phúc lợi..

Như vậy, có thể khái qt lại, sở hữu tư nhân từ việc phải bị xóa bỏ trong công cuộc cải xã hội chủ nghĩa trước đổi mới, từ sau đổi mới đến nay đã được công nhận là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế, và từ năm 2004, Nhà nước quyết định lấy ngày 13-10 hằng năm làm “Ngày doanh nhân Việt Nam”, kinh tế tư nhân đã có được nhiều thành tựu quan trọng.

Tuy nhiên, hiện nay sở hữu tư nhân ở nước ta vẫn còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế và phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có cụ thể:

Một là, tuy số lượng đăng ký kinh doanh đến nay là hơn năm trăm nghìn

doanh nghiệp, nhưng theo báo cáo của Tổng cục thuế (cơ quan trực tiếp quản lý doanh nghiệp về hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước) thì số doanh nghiệp thực sự hoạt động chỉ chiếm khoảng trên 60%, số còn lại chỉ đăng ký kinh doanh trên danh nghĩa hoặc do gặp nhiều khó khăn phải tạm dừng hoạt động. Các doanh nghiệp tư nhân phần nhiều có quy mơ nhỏ bé, năng lực kinh doanh còn hạn chế, trình độ cơng nghiệp lạc hậu, bình quân vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh cịn thấp. Vì thiếu vốn tự có, đại bộ phận các doanh nghiệp này phải đi vay, trong khi đó nhiều cơ sở chưa tiếp cận với vốn vay ngân hàng.

lĩnh vực bất động sản và hưởng lợi từ chính sách đất đai của Nhà nước, mà ít đầu tư vào sản xuất để tạo ra được những sản phẩm có vị thế trên trường quốc tế. Điều này được minh chứng rõ nhất là đến nay chưa có doanh nghiệp tư nhân nào của Việt Nam tạo ra được một sản phẩm có sức cạnh tranh, có thương hiệu, có uy tín trên thị trường thế giới (ngoại trừ những sản phẩm mang tính tự nhiên đặc thù chỉ riêng có của Việt Nam). Ở các nước có nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp của nước họ thường tạo ra những sản phẩm có thương hiệu, uy tín trên tồn thế giới. Bởi vì, chỉ có lĩnh vực sản xuất sản phẩm mới tạo ra được giá trị gia tăng cho nền kinh tế.

Ba là, hoạt động của kinh tế tư nhân còn nhiều tiêu cực, khó quản lý và

kiểm tra, kiểm sốt. Trong các chủ doanh nghiệp tư nhân có nhiều người vẫn mặc cảm, hoài nghi và dè dặt trong việc bỏ vốn ra kinh doanh lâu dài, nặng về hoạt động kinh doanh mang tính chất phi vụ, phân tán và manh mún. Mặt khác, bản thân họ cũng có biểu hiện tiêu cực trong sản xuất kinh doanh như kinh doanh trái phép, trốn, lậu thuế, làm hàng giả.., những điều đó đã làm ảnh hưởng đến độ tin cậy của xã hội đối với họ. Hiện tượng núp bóng, chi phối doanh nghiệp nhà nước để làm ăn phi pháp diễn ra khá nghiêm trọng. Các hiện tượng tiêu cực của khu vực kinh tế tư nhân một phần do chạy theo mục tiêu lợi nhuận, do bản thân những người chủ và nhà quản lý doanh nghiệp thiếu lương tâm, nhưng cũng có nguyên nhân yếu kém của cán bộ, công chức trong doanh nghiệp nhà nước và trong bộ máy quản lý nhà nước.

Những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân ở Việt Nam

Thứ nhất, những vẫn đề liên quan đến nhận thức chung của xã hội về kinh tế tư nhân.

Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam trên một số vấn để cụ thể về phát triển kinh tế tư nhân chưa được làm rõ để tạo ra sự thống nhất cao. Mặc dù đã có những chuyển biến căn bản trong nhận thức về sở hữu tư nhân và khu vực kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế ở Việt Nam, song vẫn còn

nhiều vấn đề quan trọng vẫn chưa được làm rõ ở mức độ cần thiết để có thể triển khai trong thực tiễn. Những vấn đề như: đặc điểm và vai trò cụ thể của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam cũng như quan hệ giữa khu vực kinh tế nhà nước với khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay và trong suốt q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng chủ nghĩa xã hội; về quy mơ, trình độ phát triển kinh tế tư nhân cho từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể; về quan hệ nhà nước với doanh nghiệp tư nhân về vai trò của các chủ doanh nghiệp tư nhân… vẫn còn dừng lại ở quan điểm lớn, mang tính chung chung, chưa được cụ thể để tạo ra sự thống nhất cao trong chỉ đạo thực hiện. Điều này gây nên những lúng túng, e ngại dè dặt cho nhiều cấp ủy đảng và chính quyền địa phương trong việc cụ thể hóa chủ trương chung của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân.

Thứ hai, về cơ chế chính sách của Nhà nước

Một số cơ chế, chính sách của nhà nước chưa phù hợp với đặc điểm của kinh tế đã tạo nên những khó khăn khách quan cho hoạt động kinh tế của hình thức sở hữu này.

- Khó khăn trong việc tiếp cận với đất đai:

Khu vực tư nhân này rất thiếu đất đai để sử dụng làm mặt bằng sản xuất, trong khi đó các doanh nghiệp nhà nước được ưu đãi về đất đai hơn. Hầu hết các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân không đủ vốn để đầu tư vào đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan hệ sở hữu ở việt nam hiện nay (Trang 98 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)