CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Nghiên cứu về chủ nghĩa tƣợng trƣng, siêu thực trong thơ hiện đại Việt
1.2.4. Nghiên cứu về tượng trưng, siêu thực ảnh hưởng đến quá trình sáng tác
sáng tác của một số tác giả thơ hiện đại tiêu biểu
Các tác giả tiêu biểu được đề cập đến trong ảnh hưởng của tượng trưng siêu thực chủ yếu là các tác giả trong phong trào thơ mới như: Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Xuân Diệu, giai đoạn sau là Nguyễn Đình Thi, Hoàng Cầm, Mai Văn Phấn…
Hàn Mặc Tử là một trong những tác giả thuộc phong trào Thơ mới được nhắc đến như một hiện tượng tiếp nhận tiêu biểu các yếu tố tượng trưng, siêu thực, từ quan niệm cho đến thủ pháp sáng tác. Cuốn Hàn Mặc Tử - thân thế và thi văn
của Trần Thanh Mại đã nghiên cứu về những ảnh hưởng của tượng trưng đối với nhà thơ Hàn Mặc Tử và mở rộng ra đã đề cập đến ảnh hưởng của tượng trưng đến thơ ca Việt Nam. Theo đó, thơ của Hàn Mặc tử rất bí hiểm. Tuy trong lời bình luận của cuốn sách, Trần Thanh Mại không mặn mà về thơ tượng trưng, thậm chí có phần ác cảm với các nhà thơ tượng trưng Pháp được cho là có ảnh hưởng đến Hàn Mặc Tử như Mallarmmé, Valéry nhưng công trình cũng đã chỉ ra được ảnh hưởng của tượng trưng đến Hàn Mặc Tử. Đến năm 1971, trong bài Viết về Hàn
Mặc Tử đăng trên Tạp chí Văn, số 179 ngày 10/6/1971, Phạm Đán Bình đã phân
tích một số điểm khác biệt giữa thơ Baudelaire và thơ Hàn Mặc Tử. Những bông
hoa Áccủa Baudelairevà Thơ điên của Hàn Mặc Tử đều là những áng thơ ra đời
sau những “đau thương”. Bản thân Hàn Mặc Tử cũng khẳng định rằng thơ ông và thơ Baudelaire có những điểm tương đồng và dị biệt. Năm 2007, Nguyễn Toàn Thắng viết chuyên luận Hàn Mặc Tử và nhóm thơ Bình Định, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Trong cuốn chuyên luận, Nguyễn Toàn Thắng đã luận giải và đưa ra những ý kiến của mình về thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê và khẳng định những đóng góp của các nhà thơ này trong khi kiến tạo nên một thế giới hình tượng độc
đáo, cụ thể, cũng như trong xây dựng biểu tượng và tính nhạc trong thơ. Ngoài ra, có thể kể đến một số công trình khác như: Hàn Mặc Tử đau thương và sáng tạo
của Nguyễn Kim Chương, Nỗi khắc khoải siêu hình trong thơ Hàn Mặc Tử của Nguyễn Xuân Hoàng…
Trong cuốn Ba đỉnh cao thơ mới Xuân Diệu – Nguyễn Bính – Hàn Mặc Tử
của Chu Văn Sơn, Nxb Giáo dục 2006, tác giả đã nghiên cứu và chỉ ra phong cách đặc thù của những nhà thơ Việt tiêu biểu: Xuân Diệu – tù nhân của chữ tình, Nguyễn Bính – kiếp con chim lìa đàn và Hàn Mặc Tử - chàng thi sĩ khát khao cái tột cùng. Với mỗi nhà thơ, tác giả chọn một số tác phẩm tiêu biểu để phân tích. Dù mỗi người một vẻ, nhưng chúng ta đều thấy khát khao thể hiện cái tôi bản thể, được “tìm mình” qua những áng thơ.
Tiếp theo là nhà thơ Đinh Hùng, được nhắc đến như một gương mặt tiêu biểu của bút pháp tượng trưng, siêu thực. Ngay từ năm 1967, khi nhà thơ qua đời, trong
Tạp chí Văn số 91 ra ngày 1/10/1967, nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định Đinh
Hùng chịu ảnh hưởng rất rõ nét của thơ tượng trưng. Phan Lạc Phúc nhấn mạnh: “Tuy không đặt ý niệm trường phái rõ ràng như ở Pháp nhưng ta tìm thấy khuynh hướng tượng trưng rõ rệt ở các nhà thơ Bích Khê, Hàn Mặc Tử, Huy Cận và gần gũi chúng ta hơn là thi sĩ Đinh Hùng”[106- tr.86-91].
Trong giai đoạn thơ sau phong trào Thơ mới (1942-1945), Nguyễn Đình Thi là một trong những tác giả được nghiên cứu nhiều, đặc biệt tập trung vào thơ “không vần”. Đóng góp lớn nhất của tác giả này trong cách tân thơ là đã có những yếu tố báo hiệu sự chuyển dịch từ thơ tiền hiện đại sang hiện đại. Một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về thơ không vần của Nguyễn Đình Thi có thể kể đến là: Trong bài Nguyễn Đình Thi một cánh én bay qua mùa xuân, in trong cuốn Thơ như
là mỹ học của các khác, Nxb Hội Nhà văn, 2012, Đỗ Lai Thúy đã chỉ ra những
điểm được coi là “vượt ngưỡng” trong thơ ông nhưng vẫn còn dang dở, chưa vượt qua được những chướng ngại vật để đi đến tận cùng con đường, phát triển thành quan niệm nghệ thuật bền vững. Bài Nguyễn Đình Thi từ quan niệm đến thơcủa Mai Hương, bài Số phận những tìm tòi hình thức trong thơ Việt Nam sau 1945 – thơ
Nguyễn Đình Thi và dư luận của Vương Trí Nhàn và bài Nguyễn Đình Thi và một
hướng tìm tòi của thơ hiện đại đều in trong 50 năm văn học Việt Nam sau cách
mạng tháng Tám, ...
Trong chuyên luận Mai Văn Phấn và hành trình thơ vào cõi khác, Nxb Hội Nhà văn, xuất bản năm 2015, Ngô Hương Giang và Nguyễn Thanh Tâm đã chỉ ra rằng, trên con đường liên tục “vong thân”, Mai Văn Phấn đã bước qua các khuynh hướng từ lãng mạn cho tới tượng trực, siêu thực rồi đến tân cổ điển. Trong đó, tư tưởng tượng trưng siêu thực biểu hiện khá rõ nét trong mỗi bước đi của nhà thơ.
Ngoài ra, có thể kể đến một số công trình khác như: Lý Hoài Thu (2003),
Thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám – 1945, Nxb Giáo dục; Lưu Khánh
Thơ (2005), Thơ và một số gương mặt thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội; Bích Thu (2000), Hàn Mặc Tử - Một hiện tượng độc đáo của thi ca
Việt Nam thế kỷ XX, Tạp chí Văn học (1)….
*Tiểu kết
Qua tổng quan vấn đề nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng, ở mức độ khác nhau, các nhà nghiên cứu đều đồng thuận rằng ở Việt Nam tuy không hình thành hẳn chủ nghĩa siêu thực, tượng trưng với hệ thống lí thuyết hoàn chỉnh hay xác lập trọn vẹn về tuyên ngôn và thực hành sáng tạo nhưng đã có những dấu ấn không thể phủ nhận được của trường phái nghệ thuật này trong bức tranh chung thơ Việt. Nó thể hiện trong tiến trình vận động thơ Việt Nam từ thế kỷ XX đến nay. Những ảnh hưởng của yếu tố tượng trưng siêu thực đến văn học qua các thời kỳ là một vấn đề được khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, các công trình mới chỉ tập trung chủ yếu vào phong trào Thơ mới với những tác giả tiêu biểu như Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận…Trong khi đó, ở giai đoạn này, thơ Việt Nam chưa hình thành chủ nghĩa tượng trưng mà mới chỉ dừng lại ở sự du nhập và tiếp thu yếu tố tượng trưng. Vì thế, nghiên cứu kĩ sự ảnh hưởng này ở những giai đoạn sau là một trong những khoảng trống còn bỏ ngỏ. Khi nghiên cứu trực tiếp vào sự ảnh hưởng lên tư tưởng, bút pháp nghệ thuật, các tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng trong quan niệm nghệ thuật, bút pháp xây dựng biểu tượng, tính
nhạc trong thơ, cách tân về thể thơ ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, những nguyên lí của sự ảnh hưởng đó vẫn chưa được đề cập đến. Một số tác giả có ảnh hưởng của tượng trưng, siêu thực và đã có những đóng góp lớn với thơ hiện đại Việt Nam được các nhà nghiên cứu đặc biệt đề cập nhiều hơn. Do mục đích nghiên cứu nên ảnh hưởng của tượng trưng, siêu thực trong sáng tác của các nhà thơ này chỉ được nêu lên ở mức độ vừa phải, hoặc thậm chí là điểm mặt, chỉ tên. Mặc dù vậy, đây là những căn cứ thực tiễn quan trọng để chúng tôi có thể lựa chọn những gương mặt tiêu biểu để nghiên cứu điển hình, đại diện cho các giai đoạn trong các chương sau cũng như tiếp thu những phát hiện của các nhà nghiên cứu đi trước.
CHƢƠNG 2: YẾU TỐ TƢỢNG TRƢNG, SIÊU THỰC TRONGPHONG TRÀO THƠ MỚINHÌN TỪ GÓC ĐỘ BỐI CẢNH TIẾP NHẬN VĂN HÓA
PHƢƠNG TÂYĐẦU THẾ KỈ XX