Những biểu hiện của yếu tố siêu thực trong thơ Thanh Tâm Tuyền

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những biểu hiện của chủ nghĩa tượng trưng và siêu thực trong thơ việt nam hiện đại (Trang 117 - 124)

3.1 .Bối cảnh thơ khu vực miền Bắc giai đoạn 1945-1975

3.5. Thơ Thanh Tâm Tuyền trong ảnh hƣởng của chủ nghĩa tƣợng trƣng, siêu

3.5.2. Những biểu hiện của yếu tố siêu thực trong thơ Thanh Tâm Tuyền

Thanh Tâm Tuyền hiện đại, điều đó là đương nhiên, dòng mạch siêu thực – một khuynh hướng mới mẻ ở phương Tây đầu thế kỉ XX mở ra nhiều chân trời cho sáng tạo của ông. Phá vỡ sự chèn ép của lý trí, kết nối cùng vô thức, những nhà thơ siêu thực ghi lại bài chính tả của những giấc mơ, Thanh Tâm Tuyền đưa chúng ta đi thẳng vào thế giới mộng mị, siêu thực:

Tôi sống thường trực bằng hình ảnh Bài thơ này tôi viết trong giấc mơ

(Hình ảnh)

Thường trong giấc mơ, lí trí mất đi quyền kiểm soát, nên tâm hồn dễ rơi vào trạng thái hoảng loạn, đến mức thành ra mê sảng: “tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ”, “tôi

buồn khóc như buồn nôn”, “tôi buồn chết như buồn ngủ”, “tôi thèm sống như thèm chết”, “tôi thèm giết tôi”, “bóp cổ tôi chết gục”, “tôi hét tên tôi cho nguôi giận”, … Đến đây vô thức tràn ứ, thực tại bị xóa sạch nhường chỗ cho những cảnh tượng địa ngục: “Đêm thức dậy mở mắt mắt đã mù/ Hai con sâu nằm trên chân mày đang khoét lỗ/ Con quạ hôi hám mở lồng ngực bay lên/ Mỏ ngậm trái tim đựng hình ảnh

đời người”. Thời gian đêm là lúc con người nung nấu nhiều ẩn ức: “đêm qua ác

điểu đậu cành khuya/ thả rớt trái tim ác độc/ Trong một tiếng tang thương/ Đêm qua gió cắp mộng lên non trốn chạy/ Rồi gió hú van/ Trong hành lang ám tối giờ

lâm tử”. Để tái hiện giấc mơ, Thanh Tâm Tuyền sử dụng chất liệu là nhiều hình ảnh

hư ảo, mông lung, siêu thực, góp phần “lạ hóa” đối tượng như: nắng thủy tinh, lệ đá xanh, đêm giao thừa thế kỷ mưa rơi sao, bàn tay nước suối, mùa tóc mun, bệnh viện mắt kín mưa đêm, chúm môi lá biếc, sợi tóc đen như một chuỗi cười, mi mắt nặng

trĩu mùa đông cũ … Khó để cắt nghĩa hay tìm ra sự liên hệ mang tính lí do của

những hình ảnh này nhưng nó không hề vô nghĩa bởi trước hết những nắng thủy tinh, mưa rơi sao, mái sáng, đường nằm chiêm bao, bão mặn, bàn tay mây, mắt

trăng, môi nhiệt đới, trán hoang đồng cỏ, hoàng hôn tóc rối, đêm màu hồng … tự

bản thân kết hợp từ đó đã đầy ắp dư âm thẩm mĩ. Nằm giữa đường biên “khả giải và bất khả giải” thơ hay chính là bởi sự lung linh, nhòe mờ như thế. Nghệ thuật tạo hình siêu thực giúp Thanh Tâm Tuyền liên kết những sự vật tưởng chừng như cách xa nhau về ý nghĩa lại được đứng cạnh nhau cùng biểu hiện một sự suy cảm:

Tôi chờ đợi

lớn lên cùng giông bão

hôm nay tuổi nhỏ khóc trên vai tìm cánh tay nước biển

con ngựa buồn lửa trốn con người

(Bài ngợi ca tình yêu)

Đoạn thơ dệt nên một giao hưởng phủ kín nỗi buồn, nó man mác bởi nhiều tín hiệu sâu kín: gục đục lên vai ai đó mà khóc, cánh tay nước biển nghĩa là thấm

thía vị mặn xót xa; cảm giác trống trải, hoang lạnh như trái đất này thiếu ánh lửa. Nhà thơ còn đánh thức dậy những cảm xúc mới mẻ, tinh khôi, xóa đi khoảng cách giữa người nghệ sĩ và độc giả, giúp chúng ta thấy đồng hiện:

Hoa nào không mang tên hỉ là nét rối bời trên bức họa màu sắc nhòa

anh đã vẽ vào em

vào giấc mơ chập chờn lên tiếng hát (Hoa)

Thanh Tâm Tuyền còn mạnh dạn thể nghiệm một dạng thức ngôn ngữ khác giàu tính ám thị, là gọi tên những người con gái – đối tượng chia sẻ niềm tâm sự giấu kín. Không thể nắm bắt được lai lịch của những giai nhân đó nhưng dù tồn tại hay không họ vừa là nàng thơ khơi nguồn thi hứng nhưng đồng thời cũng như một điểm tựa tinh thần cho người nghệ sĩ: “trưa một màu Minh Châu”, “Chút hương trong miệng đắng/ Như Minh Châu còn đây” (Sầu Khúc), “Đừng ngồi trước mặt anh Minh Châu” (Đêm). Đặc biệt thi sĩ dành ưu ái cho Liên, tất cả hoài nghi, đau đáu, trăn trở đều hướng về Liên. Chữ Liên có trong tên một bài thơ “Liên những bài thơ

tình thời chia cắt”, tên một tập thơ “Liên, Đêm, Mặt trời tìm thấy”. Liên là một

“mặt trời tìm thấy”, kí thác nỗi niềm mà nhà thơ ấp ủ:

Anh gọi thầm một mình

Trong giấc mơ phủ làn tóc biếc Anh biết anh gọi thâm một mình Liên

(Liên, những bài thơ tình thời chia cách)

Liên – một ảo ảnh đa diện còn trở thành điểm vẫy gọi cả lí tưởng của con người:

Hỡi Liên những Liên và Liên

Chẳng là anh ngông cuồng kiếm tìm tổ quốc Vậy em biết không. Mà tổ quốc ngàn đời nín thở Vì trời xanh ,mà khổ đau nói sao cho hết

(Nói về dĩ vãng)

Liên thực sự là một cuộc kiếm tìm mà nhà thơ khao khát sẽ thấy được kết quả, dù trên hành trình ấy có nhiều day dứt, rã rời thì Liên vẫn luôn ám ảnh. Chúng ta có cố gắng để cắt nghĩa Liên, Minh Châu… thì cũng vô nghĩa bởi lẽ thơ siêu thực đâu cần sự minh định, bản thân nó đã là một giá trị, nói như cách của nhà hội họa lập thể Georges Braque: “trong nghệ thuật chỉ có một điều đáng giá: cái mà người ta không giải thích được”.

Thơ Thanh Tâm Tuyền không chỉ giàu ấn tượng hội họa mà còn chứng tỏ một khả năng khác của thi ca, là nhạc tính. Nhà thơ chủ trương tự do hóa thơ, không sử dụng các yếu tố vần, nhịp truyền thống mà khai phá chiều sâu nội tại âm nhạc trong thơ. Thanh Tâm Tuyền đặt niềm tin vào thơ tự do. Ông khước từ cơ chế xếp vần vốn là máu thịt của người Việt Nam, dễ đưa thơ đến nhàm chán, để sáng tạo ra: “thứ nhịp điệu tôi gọi là nhịp điệu của hình ảnh. Trong một bài thơ giữa những tiếp nối của ý tưởng bỗng nhiên xuất hiện hình ảnh, có khi một có khi là một mớ xô đẩy nhau, tưởng chừng không ăn nhập gì vào bài nhưng chính thực ở đấy tỏa ra một thứ âm nhạc bao trùm làm rung động toàn bài”. Trong dung lượng một bài thơ, hình ảnh tràn đầy, dồn nén: “Đêm giao thừa thế kỉ mưa sao rơi/ mái sáng đường năm chiêm

bao biển giận dỗi” (Chim), hay trong Bài ngợi ca tình yêu: “Tôi chờ đợi/ cười lên

sặc sỡ/ la qua mái ngói/ thành phố ruộng đồng/ bấu lấy tim tôi/ thành nhịp thở/ ngõ cụt đường làng có hoa cống rãnh/ cây già đá sỏi bùn nước mặn nồng/ chảy máu

tiếng kêu”. Nhà thơ nới lỏng áp lực âm luật, thậm chí phá vỡ luật hài thanh quen

thuộc, đưa vào nhiều từ ngữ dữ dội, bạo liệt làm khuấy động lên sự dằn vặt, khắc khoải. Ngoài ra lối thơ vắt dòng được thể nghiệm phong phú, nhà thơ chủ động phân tách cấu trúc ngữ pháp cố định của câu, cụm từ hay bẻ gẫy ranh giới từ vựng, tạo ra nhịp thơ gấp khúc, hẫng như tiếng nấc:

kiến trúc tâm hồn

ít nhất một ngày thành phố

(Kiến trúc) trong giấc hôn mê thôi khóc tiếng mèo đêm

tình yêu mầu nhiệm hoàn thành vĩnh viễn

(Từ bao giờ) ta hát lên to lớn

con cháu ngày sau còn nghe rõ mà nhớ

đất ta là của ta đừng ai hòng cắt xẻ

(Phiên khúc 20 – Tôi không còn cô độc) Trời sẫm

Như mắt

Như ngõ hoang hồn này Hôm nay

Nghe lời hát quen quen Người đàn bà ấy mang tên Lời từ biệt

Trên một sân ga vắng

Tiếng kèn trầm của một chuyến ô-tô-ray Đầy dĩ vãng

(Bao giờ - Liên, Đêm, Mặt trời tìm thấy)

Những dạng thức hình ảnh, nhịp điệu bị cắt xé như thế này theo Hoàng Ngọc Tuấn là chịu ảnh hưởng của nhạc Jazz – thứ âm nhạc hoang dã, ngẫu hứng có “phong khí da đen”. Trên đất Mĩ, người da đen đã dùng nhạc Jazz để cất lên tiếng nói của những thân phận cô đơn, lưu lạc trên châu lục mới, bị chối từ, sỉ nhục, miệt thị, bạc đãi, người da đen đã biến một biểu lộ cá nhân thành ngôn ngữ cộng đồng: nhạc Blues . Trong tận cùng bi kịch của cuộc sống họ tìm đến âm nhạc như chút tự do cuối cùng để giải phóng những uất nghẹn vì sự đối xử bất công, nhịp lắc say mê với Blues, Jazz được thăng hoa với nhạc cụ là tiếng kèn. Thanh Tâm Tuyền cũng khai thác chất liệu ấy, thơ mang nặng ám ảnh về thân phận con người nên âm hưởng quặn thắt, nức nở:

“Khúc romancero/ Chàng gi-tan máu nóng/ Nostalgic Blues/ Chàng mọi đen lạnh lùng… Khi đêm chạy trở lui/ Người nào thổi harmonica/ Tôi đến bằng mọi cách/ Tiếng

kèn khóc òa”(Đêm). Âm nhạc trong thơ tiến đến nhịp điệu của ý thức, xóa dần dấu ấn

nhạc cảm rất phù hợp với chủ nghĩa hiện đại.

Thanh Tâm Tuyền học hỏi sự phân biệt của Nietzsche giữa hai quan niệm nghệ thuật tương phản nhau: Nghệ thuật Apollon với cái đẹp toàn bộ, hoàn chỉnh, đậm tính duy lí và nghệ thuật Dyonysos phá vỡ những hình thức sẵn có, say sưa đến độ thăng hoa, nhà thơ nghiêng về Dyonysos (Người làm thơ hôm nay) không mơ mộng mà nhìn thực tế bằng con mắt trợn tròn, căng thẳng phá vỡ hết mọi hình dáng để sự vật hiện ra với cái thực chất hỗn loạn, không che đậy. Thơ mới giao thoa giữa hai loại hình trên, nó có tính lưỡng trị, còn Thanh Tâm Tuyền mải miết đi vào hành trình thứ hai Dyonysos. Thanh Tâm Tuyền chịu ảnh hưởng từ chủ nghĩa siêu thực nhưng đọc thơ ông, người đọc không bị chìm đắm bởi những xung lực vô thức. Về phương diện hình thức nghệ thuật, nhà thơ quyết tâm cách tân đến tận cùng nhưng thơ không trở thành xa lạ, tối tăm bởi xét cho cùng hạt nhân quan trọng nhất để giữ nghệ thuật đứng lại với cuộc đời vẫn là vấn đề tư tưởng. Thơ Thanh Tâm Tuyền trĩu nặng cảm thức về thân phận con người cô độc, lạc lõng bị vây bủa trong một xã hội đầy nghiệt ngã. Người nghệ sỹ khi dấn thân vào cuộc sáng tạo cũng chẳng khác gì gánh vác trên đôi vai cây thập tự, sáng tạo ở một khía cạnh nào đó nó được định nghĩa là một hành trình lột xác, tự chôn vùi đi hình hài, thân xác của mình và của người trong quá khứ. Dẫu thành công hay thất bại thì họ vẫn xứng đáng được vinh danh bởi trước hết nó là biểu hiện của lương tri nghệ sỹ và chứng minh hùng hồn cho một sức mạnh nội lực biết vượt qua chính mình.

3.6. Bùi Giáng với những ảnh hƣởng của chủ nghĩa tƣợng trƣng, siêu thực

Trong văn học miền Nam Việt Nam, Bùi Giáng xuất hiện trong đời sống văn chương, học thuật trước và sau năm 1975 trên bốn lĩnh vực: sáng tác thơ, nghiên cứu triết học, phê bình văn học và dịch thuật. Ở mỗi phương diện sáng tạo, Bùi Giáng đều có những dấu ấn độc đáo, trở thành một trường hợp hy hữu trong nghệ

thuật Việt Nam biểu hiện năng lực sung mãn, một bút lực say mê. Đặc biệt nhất là thơ Bùi Giáng hiện diện trong những vùng giao thoa, đầy tính lưỡng cực. Thơ vừa thấm nhuần tư tưởng đạo đức, triết lý, có khi lại tuôn trào từ cội nguồn vô thức đầy siêu lý để thành thơ; giọng điệu thơ vừa bí ẩn, hoang liêu vừa hồn nhiên, đùa giỡn tựa như một cuộc rong chơi. Đọc thơ Bùi Giáng, chúng ta thấu thị bằng một cảm giác nhẹ nhõm, bâng khuâng không cần phải huy động lí trí nhọc nhằn, để nhận ra ở đó một thế giới giàu mộng tưởng, đôi khi lóe sáng linh cảm xuất thần. Cuộc đời ông trải qua hai phần ba thế kỉ (1926 – 1998), Bùi Giáng đã sống vào những giai đoạn miền Nam sóng gió, bi đát: chính trị hỗn loạn, chiến tranh thảm khốc, xã hội sa đọa, tinh thần dân chúng xáo động, hoang mang… Ông hấp thụ tất cả những điều ấy bằng một tinh thần riêng không giống với logic bình thường. Từ năm 1954 đến 1975, ở miền Nam, Bùi Giáng là người vô địch về thơ, số lượng tác phẩm dồi dào. Cách làm thơ của ông rất lạ lùng, hình như thơ là bầu khí quyển bao bọc con người Bùi Giáng, theo lời kể của nhà văn Mai Thảo, Bùi Giáng là người Ngủ ra thơ, thở ra thơ, đi ra thơ, đứng ra thơ. Chứ không phải nghĩ thơ, làm thơ. Chúng ta còn ngạc nhiên hơn nữa bởi ông tuôn thơ ào ạt và trong điều kiện hiếm khi đủ tỉnh táo, có thể điểm ra nhan đề một số tập thơ tiêu biểu: Mưa nguồn (1962), Lá hoa cồn (1963),

Màu hoa trên ngàn (1963), Ngàn thu rớt hột (1963), Bài ca quần đảo(1963), Sa

mạc trường ca (1963), Sa mạc phát tiết (1969), Mùi Hương Xuân Sắc (1987), Rong

rêu (1995), Đêm ngắm trăng (1997), Mười hai con mắt (2001), Thơ vô tận vui

(2005), Mùa màng tháng tư (2007)… Nhìn chung về thơ Bùi Giáng cho đến bây giờ vẫn chưa thể thống kê nổi, bởi mỗi bước chân trên nẻo đời lang bạt, ông đều để lại dấu ấn của mình trên thơ với thi tứ lai láng. Thơ ông thường hay ở câu chứ không phải ở bài. Và có một hiện tượng thú vị: những câu thơ được xem là hay của Bùi Giáng thường được lặp lại khá nhiều lần, ở những bài thơ khác nhau, có khi cách nhau đến cả hàng chục năm. Điều đó chứng tỏ Bùi Giáng không những tâm đắc mà còn sống thường trực với những câu thơ ấy. Ông làm cả hàng ngàn bài thơ, thật ra, là để ngắm nghía từ nhiều góc độ khác nhau sự huyền diệu của một số tứ thơ. Bên cạnh đó, Bùi Giáng còn nổi bật với tư cách là một nhà biên khảo triết học,

ông đã dày công dịch thuật cả ngàn trang tư tưởng triết học tân thời bậc nhất ở Sài Gòn sau năm 1954: những A. Gide; Hoelderlin, Nietzsche, Martin Heidegger, Rilke … Vì vậy trong thơ Bùi Giáng cũng phảng phất bóng dáng của một số trào lưu, chủ nghĩa tư tưởng hiện hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những biểu hiện của chủ nghĩa tượng trưng và siêu thực trong thơ việt nam hiện đại (Trang 117 - 124)