CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2. Những biểu hiện của chủ nghĩa tƣợng trƣngtrong Thơ mới
2.2.3. Nhạc tính trong Thơ mới
Các thi sĩ tượng trưng rất quan tâm đến nhạc tính của thơ. Trong bài Art
poétique(Thi nghệ), Paul Verlaine kêu gọi bằng câu mở đầu: “De la musique avant
toute chose” (cần có nhạc tính trước hết mọi thứ ...), còn Mallarme thì quan niệm
nhạc điệu trong thơ tượng trưng không phải bình thường, nó cần tính chất êm dịu, mê hoặc, dễ quyến rũ lòng người, khi vang lên có sức cuốn hút giống thần chú (incantatoire) vậy. Trên cơ sở nối tiếp truyền thống “thi trung hữu nhạc” của phương Đông và tận dụng lợi thế của tiếng Việt là thứ ngôn ngữ giàu thanh điệu, cùng với việc tiếp nhận quan niệm thẩm mĩ của thi phái tượng trưng Pháp, các nhà thơ Việt Nam đã thực sự phổ vào thơ những cung đàn mới mẻ, hiện đại. Âm nhạc của thơ tượng trưng không cứng nhắc, vô hồn, “trống rỗng” mà luôn linh động, tiềm ẩn khả năng khơi gợi, tạo sinh nghĩa. “Thơ là sự giao động giữa âm thanh và ý nghĩa”. Nó góp phần khải thị thế giới bí ẩn, thống nhất, tương giao và thể
hiện những rung động sâu thẳm trong hồn người. Thơ mới đã xuất hiện những áng thơ - nhạc bất hủ, vô cùng tân kỳ, độc đáo, thậm chí coi nhạc là cảm hứng và chủ đề chính yếu. Không thể không đề cập tới bộ ba bài thơ Huyền diệu, Nhị hồ, Nguyệt cầm của Xuân Diệu hay Nhạc sầu của Huy Cận, Đàn ngọc của Hàn Mặc Tử; Tỳ bà,
Nghê thường của Bích Khê. Mối nhân duyên thơ – nhạc đã có tự ngàn đời, đến thơ
tượng trưng, sự giao hòa ấy gần như được đẩy lên đến mức độ tuyệt đối. Điểm khác biệt rõ nhất nằm ở tính chất gợi cảm trong nhạc tính của thơ tượng trưng. Các thi sĩ Thơ mới có thể nói rằng đã vận dụng nhuần nhuyễn tính năng này và trao cho thơ năng lực ám gợi đầy mê hoặc. Nó xuất phát từ tư tưởng coi thi ca là địa hạt cao cả, là sự thăng hoa, tinh túy của ngôn từ.
Từ trước đến nay nhạc tính trong thơ được xây dựng trên nguyên tắc của sự phối thanh, ngắt nhịp, hiệp vần. Các thi sĩ tượng trưng tạo nhạc cho thơ mình không nằm ngoài nguyên tắc ấy. Tuy nhiên, cách phối thanh, ngắt nhịp, hiệp vần trong thơ tượng trưng không còn rập khuôn theo kiểu truyền thống mà có sự đột phá, nhất là phối thanh. Cùng lắng nghe khúc đàn rung lên ngân lên từ Xây mơcủa Nguyễn Xuân Sanh để cảm nhận lối bình thanh dựa vào kết hợp các thanh bằng:
Tay sương lam mờ đương buông tơ Nghe sương lam mờ đương giăng mơ Đêm rải men tràn nơi lối dẻo
Hàng dương say đường thôi ngâm thơ (...) Hồn nào lang thang bên đêm êm Hồn hoa chơi vơi bình trăng mềm...
(Xây mơ- Nguyễn Xuân Sanh)
Xây mơngắt nhịp đều đặn 2/2/3, cùng thủ pháp điệp từ, điệp ngữ, từ láy
(“đương”, “hồn”, “sương lam mờ”, “lang thang”, “chơi vơi”...) và hiệp vần theo
chiều dọc: “tơ” - “mơ” - “thơ”, “êm” - “mềm”, theo chiều ngang: “sương” -
“đương”, “mờ” - “tơ”, “mờ” - “mơ”, “dương” - “đường”, “đêm” - “êm” đầy điêu
luyện. Chất nhạc trong thơ tượng trưng có một sức mạnh kì diệu, như phép thôi miên dìu người ta đi vào trạng thái bồng bềnh, chơi vơi như chìm trong cõi mộng:
“Tôi ước ao là tôi ước ao./ Tình tôi vô lượng sẽ dâng cao/ Như bông trăng nở, bông
trăng nở,/ Những cánh bông thơ trắng ngạt ngào.”(Ước ao – Hàn Mặc Tử), “Sương
nương theo trăng ngưng lưng trời/ Tương tư nâng lòng lên chơi vơi” (Xuân Diệu).
Kiểu loại thơ bình thanh này trong Thơ mới có thể khẳng định rằng Bích Khê thành công hơn tất cả, ông tạo tác nên những câu thơ, đoạn thơ mà người phải thốt lên rằng hay vào bậc nhất Việt Nam: “Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng/ Vàng rơi! Vàng rơi!
Thu mênh mông” (Tỳ bà).Trong nhiều thi phẩm, vần bằng làm chủ âm: “Tôi qua tim
nàng vay du dương/ Tôi mang lên lầu lên cung thương/ Tôi chưa bao giờ thôi yêu
nàng/ Tình tang tôi nghe như tình lang”(Tỳ bà). Tiếng nhạc đang lan tỏa và bay bổng
trong không gian với các âm vang mở đậm đặc (nàng, mang, nàng, tang, lang). Có khi Bích Khê thiên về lối gieo vần cùng dòng như là những nốt luyến láy của bản nhạc: “Lam nhung ô! Màu lưng chừng trời/ Xanh nhung ô! Màu phơi nơi
nơi”(Hoàng hoa). Chưa hết, âm hưởng du dương của những thanh bằng còn được kết
hợp với những thanh trắc đan xen tạo nên sự trầm bổng, réo rắt: “Ô! Nắng vàng thơm ... rung rinh điệu ngọc/ Những cánh hồng đơm, những cánh hồng đơm/ Nhẹ nhàng, nhịp nhàng thở đều trong sương/ Trắng không gian như gờn gợn sóng/ Từ ở phương
mô nhạn mang thơ về” (Nhạc). Bằng âm nhạc kì lạ thi sĩ đưa chúng ta từ thế giới hạ
đẳng của cảm giác đến thế giới siêu đẳng của tâm linh. Với trường hợp Bích Khê, ông xứng đáng được xưng tung là “thi sĩ thần linh” bởi khả năng dẫn dụ tâm hồn bằng âm nhạc. Đọc những thi phẩm như Tỳ bà, Hoàng hoa, Nhạc, Nghê thường ranh giới cảm nhận về hình ảnh, ý nghĩa, nội dung hoàn toàn bị xóa nhòa để nhường chỗ cho chất nhạc đang ru hồn người.
Hấp thụ những điểm ưu việt trong thơ tượng trưng Pháp về nhạc tính nhưng các thi sĩ Thơ mới cũng dựa trên cơ sở nối tiếp truyền thống “thi trung hữu nhạc” của phương Đông và tận dụng lợi thế của tiếng Việt - ngôn ngữ đơn tiết, giàu thanh điệu. Họ sử dụng âm nhạc như một chức năng khải thị thế giới bí ẩn, thống nhất, tương giao và len sâu vào tâm tư sâu thẳm trong lòng người. Trong các nhà thơ hiện đại Việt Nam theo khuynh hướng tượng trưng, Vũ Hoàng Chương thuộc số những người khai thác thành công tính nhạc cho thơ. Mười hai tháng sáulà bài thơ - nhạc đặc trưng của thi sĩ .
Cách hiệp vần, ngắt nhịp uyển chuyển, nghệ thuật trùng điệp phong phú (điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu, đoạn...). Nhà thơ còn mượn lối diễn tấu của ca khúc, chuyển hóa các âm giai cổ truyền thành lời thơ (“Hồ, xừ, xang, xế, bàn tay điên cuồng”, “Xừ,
xang, xế, xự,xang, hồ”, “Xế, hồ, xang... khói mờ rung”), khiến cho bản tình điệu càng bi
thương. Một trường hợp khác là Đinh Hùngthơ của ông pha trộn giữa khí chất Đông phương huyền bí qua hệ thống từ Hán Việt kết hợp với những mĩ từ thanh tao tạo nên nhạc tính độc đáo. Ngôn từ tiếng Việt âm sắc khá rõ, giống như một nốt nhạc trong bản hòa âm, vận dụng điều này nên dòng thơ của Đinh Hùng âm điệu nhịp nhàng, các thanh bằng – trắc hài hòa:
Khi Miếu Đường kia phá bỏ rồi, Ta đi về những hướng sao rơi Lạc loài theo dấu chân cầm thú Từng vệt dương sa mọc khắp người
(Những hướng sao rơi)
Hầu hết các bài thơ với nguồn cảm hứng trở về miền sơn dã, buổi hồng hoang đều toát lên một nhịp phách mạnh mẽ, dồn dập theo kiểu: “Lòng đã khác ta trở về Đô thị/ Bỏ thiên nhiên huyền bí của ta xưa/ Bóng ta đi trùm khắp lối hoang
sơ/ Và chân bước nghe chuyển rung đồi suối” (Bài ca man rợ). Trong nhiều trường
hợp, nhà thơ còn phát huy tối đa kiểu câu thơ gãy khúc:
Tình mất rồi! oán hận đã mênh mông Chớ thờ ơ! Ta nổi giận vô cùng, Nhiều ác mộng hằng len vào giấc ngủ Ta quên hết! Ta sẽ làm bạo chúa
(Ác mộng)
lối thơ vắt dòng:
Mộng viết lên từng bản điếu tang dài, Lời văn thư kinh dự - Nghệ Thuật cười một tiếng bi ai.
Nhịp điệu thay đổi linh hoạt, tiết tấu chuyển gam đa dạng làm gia tăng nhạc tính và khí phách lời thơ, chẳng thế mà nhiều bài thơ của Đinh Hùng sau này đã được phổ nhạc khá nhiều (Tự tình dưới hoa; Tiếng dương cầm; Bài hát mùa thu).