CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.3. Những biểu hiện của chủ nghĩa siêu thực trong Thơ mới
2.3.1. Khám phá hiện thực tuyệt đối bằng giấc mơ
Giấc mơ là một trong những miền đến mong ước mà các tác giả siêu thực hướng đến. Hiện thực hiện hữu trong thế giới của các nhà thơ chỉ là hiện thực khiếm khuyết, là hiện thực mà họ muốn chối bỏ để đi tìm một hiện thực khác toàn bích hơn. Trong giấc mơ do chính bản thân nhà thơ tưởng tượng ra và nhập thân vào quá trình này, anh ta hoàn toàn tin vào sự tồn tại của những sự kiện tồn tại trong đó. Giấc mơ là hội tụ của tiềm thức và những mong muốn của các tác giả. Trải mình trong những giấc mơ cho thấy sự chán ghét, muốn chối bỏ thực tại không như ý của các thi sĩ. Biểu hiện cụ thể của trạng thái mơ là ngụp lặn trong những cơn mộng mị, những lớp sâu xa nhất của tâm linh, vô thức, đầy tính siêu thực đúng như G.Bacherlard khẳng định rằng khi các nhà thơ đi tới tận cùng của cái vô thức thì họ sẽ khám phá ra những “giấc mơ nguyên thủy”.
Freud là một trong những học giả nói nhiều về giấc mơ và lý thuyết của ông được khá nhiều người sử dụng. Theo ông, tác phẩm văn học chính là một giấc mơ trong đó nghệ sĩ là nhân vật chính. Độc giả bị cuốn theo giấc mơ đó và tình nguyện gia nhập giấc mơ của người nghệ sĩ. Cả người nghệ sĩ và độc giả đều chấp nhận tính tất yếu của ảo giác trong mỗi giấc mơ và coi đó là điều tối cao. Trái ngược với Freud, Erich Fromm lại cho rằng giấc mơ là sản phẩm hành vi của con người. Theo đó, qua quá trình hoạt động tâm lý với trạng thái ngủ, giấc mơ chính là biểu hiện của tâm linh. Tuy có quan niệm trái ngược nhau, nhưng cả hai học giả đều không
phủ nhận tính tâm linh của giấc mơ. Đó cũng chính là tâm điểm mà chủ nghĩa siêu thực lấy làm nền tảng.
Tìm đến vương quốc của giấc mơ và những ám ảnh vô thức, các tác giả của chủ nghĩa siêu thực đã kiến tạo nên một thế giới biểu tượng và hình ảnh độc đáo, mới lạ. Đó cũng chính là thành công của Thơ mới. Độc giả không thể quên được thế giới kì dị trong thơ Chế Lan Viên, mức độ đau thương trong thơ Hàn Mặc Tử …. Có sự phân biệt rõ ràng giữa giấc mơ của thơ lãng mạn với giấc mơ của thơsiêu thực. Giấc mơ của văn học lãng mạn tràn ngập màu sắc lí tưởng, đối lập với thực tại đang hiện hữu, thể hiện khao khá thoát ly khỏi thực tại. Đó là sản phẩm của trí tưởng tượng. Giấc mơ của các nhà siêu thực là một thế giới thực tại của chiêm bao. Nó là sản phẩm của hoạt động tâm lí. Nó không phải sản phẩm của trí tưởng tượng mà là sản phẩm của hoạt động vô thức, tiếng nói của những ẩn ức, ám ảnh vốn bị đè nén bên trong mà chưa có dịp để bùng phát. Nó không đối lập với thực tại mà chính là thực tại ở chiều sâu và xa hơn. Nó là một thế giới đa diện trùng phức chứ không phải thế giới phẳng như thơ lãng mạn gợi ra.Với mỗi nhà Thơ mới, cõi mộng lại hiện ra với một dáng vẻ khác nhau. Khi thì là một cõi tuyệt đối mộng mơ trong thơ Bích Khê, khi thì được dệt nên bởi sự chập chờn giữa thế giới nguyên thủy tiền kiếp và đô thị hiện đại trong thơ Đinh Hùng, lúc lại kinh dị, “điêu tàn” với những sọ dừa, xương khô…trong thế giới của Chế Lan Viên nhưng lại là kinh dị và điên loạn một cách đầy trí tuệ.
Nói đến giấc mộng trong Thơ mới không thể không nhắc đến một nhà thơ gắn liền với Trường thơ Loạn – Hàn Mặc Tử. Giấc mơ trong thơ ông là sự trộn lẫn của muôn vàn cảm giác hiện thực trong đó các cảm giác đều đạt tới đỉnh điểm và gợi ra hiện thực tâm linh. Ngay từ tiêu đề của tác phẩm, thơ Hàn Mặc Tử đã đậm đặc trạng thái của con người trong cơn mơ: Mơ, Mơ hoa, Anh điên, Em điên, Hồn
lìa khỏi xác, Hãy nhập hồn vào em, Đôi hồn;còn trong nhiều dòng thơ cảm thức
mơ, chìm vào mộng mị cũng đậm đặc: “Ta thích ngồi mơ dưới bóng cây”(Mơ), “Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ” (Đau thương), “Dám ôm hồn cúc ở trong
không phân biệt ranh giới thực và mộng xuất hiện trong Đau thương. Trăng dường như xâm chiếm, làm “bá chủ” toàn bộ không gian thơ, mở ra cánh cửa giúp độc giả bước vào thế giới mộng mơ: “Không gian dày đặc toàn trăng cả/ Tôi cũng trăng mà
nàng cũng trăng” (Huyền ảo); “Nước hóa thành trăng trăng ra nước/ Lụa là ướt
đẫm cả trăng thơm” (Say trăng). Vượt lên thủ pháp nhân hóa quen thuộc, nhập vào
trăng là những hành động của con người, trăng biết quì, sấp mặt, cúi mình, ngã ngửa, biết ghen, biết rụng,…Có thể thấy rằng thế giới thơ của Hàn Mặc Tử là một thế giới giấc mơ huyền diệu có phần “điên loạn” giống như nhà thơ đã trải lòng:
“Tôi sống mãnh liệt và đầy đủ . Sống bằng tim, bằng phổi, bằng máu, bằng lệ, bằng
hồn, tôi đã phát triển hết các cảm giác của tình yêu . Tôi đã vui, buồn, giận, hờn đến gần đứt sự sống. Thôi mời cô cứ vào… Ánh sáng lạ trong thơ tôi sẽ làm cho gò má cô đỏ gấc. Và một khi cô đã vào là cô sẽ lạc, vườn thơ tôi rộng rinh không bờ bến. Càng đi xa, càng ớn lạnh”(Thơ điên).
Nếu như thơ Hàn Mặc Tử gắn với những giấc mơ có phần đổ vỡ, kinh hoàng thì Bích Khê tạo ra một cõi tuyệt đối mộng mơ. Trong di sản thơ Bích Khê có đến 71 lần thi nhân nhắc đến mộng và 3 lần khẳng định ngoài trời là mộng cả. Cõi mộng ảo và chiêm bao ấy được hữu hình qua nhiều tên gọi: mộng tiên, mộng người, mộng vừng trăng, mộng cầm ca, mộng ảnh, mộng quỳnh dao, mộng thiên tài, mộng
cố hương… Ta thấy mọi dấu vết đời thực đều hóa chiêm bao trong thơ của thi sĩ:
tiếng đàn tỳ bà hay như từ cõi khác vọng về, mỹ nhân đẹp như chỉ có trong giấc mộng, quả măng cụt biến thành khối ngọc, nước mắt người là những dòng châu, đêm trở thành không gian tơ gợn sóng, điệu nhạc gây hoa mộng ngát trời mây, người say rượu hoá thành người đi đuổi bắt nàng thơ trong giấc say… Mộng là một thực thể trong cõi tinh thần, có vận động, có cảm giác: yêu bằng mộng là mơ tim
sáng láng, mộng rứng bồi hồi, mộng bay ngàn dặm với thơ bay. Mộng là thứ men
nồng say đắm lòng người: Tôi miên man uống lại mộng quỳnh dao. Mộng còn bao phủ bằng màu sắc: mộng rớt như chất ngọc, mộng như ngà, mộng rất xanh, mộng trắng phau phau, mộng trắng tợ hoa lê, mộng nở hoa, mộng ngời lên.
Không hoàn toàn đưa thực vào mộng trong thơ như Bích Khê, Đinh Hùng lại tạo ra một thế giới chập chờn giữa thực và ảo với những hình ảnh đậm chất mộng mị những hình ảnh chỉ có trong cõi mơ, kiểu như: “Rồi những đêm sâu bỗng hiện về,/ Vượn lâm tuyền khóc rợn trăng khuya./ Đâu đây u uất hồn sơ cổ,/ Từng bóng
ma rừng theo bước đi.” (Những hướng sao rơi ). Điểm đặc biệt là thế giới mơ mộng
của nhà thơ tuy trộn lẫn giữa thực và ảo nhưng lại là thế giới đằng sau cái hiện thực hiện hữu với: “Trời cuối thu rồi- Em ở đâu?./ Nằm bên đất lạnh chắc em sầu?/ Thu
ơi đánh thức hồn ma dậy,/ Ta muốn vàothăm nấm mộ sâu./ ...Thần chết cười trong
bộ ngực điên,/ Ta nghe em thở tiếng ưu phiền ./ Nỗi lòng xưa dậy tan Thanh Vắng ./
Hơi đất mê người- Trăng hiê ̣n lên” (Gửi người dưới mộ).
Điều đặc biệt là, trong thế giới mộng mị ấy, nhân vật trữ tình hay “tôi” cũng ở trong trạng thái vô thức, mê sảng. Dường như sự nguyên phiến bị phá vỡ thành những thực thể li hợp bất định. Khoảnh khắc làm thơ các nhà thơ là người của cõi mộng - là một thực khác hội tụ của những khao khát lớn lao nhất – là con người thực theo đúng nguyện vọng của họ. Nó là sự nhập thân tuyệt đối của nhà thơ vào cõi mộng mị. Trạng thái ấy được Đinh Hùng, Chế Lan Viên và đặc biệt là Hàn Mặc Tử nói đến nhiều trong sáng tác: “Mê em, ta thoát thân hình/ Nhập hồn cây cỏ, đa
tình mỗi đêm” (Đinh Hùng) … “Điên! Điên! Điên! Và say nữa xin say/ Điên đến
chết và say cho đến khóc” (Chế Lan Viên),“Anh điên anh nói như người dại/ Van
lạy không gian xóa những ngày” (Hàn Mặc Tử) …Nếu cái tôi ý thức là cái tôi
nguyên phiến, thì cái tôi vô thức là cái tôi bị chia lìa, phân rã, bất định, li tan. Cái tôi của Hàn Mặc Tử mang cấu trúc đa tầng phức hợp, có sự phân thân giữa thân xác với linh hồn. Con người tự hình thành tha nhân ngay trong chính bản thân mình. Trong một cái tôi có nhiều “kẻ khác”. Kẻ khác ấy đến từ đời sống vô thức, đầy lạ lẫm: “Ai
đi lẳng lặng trên làn nước/ Với lại ai ngồi khít cạnh tôi”. Cái tôi trữ tình trong thơ
Hàn Mặc Tử vừa phân rã vừa bất định. Phân rã trong cấu trúc cái tôi và bất định trong động thái trữ tình. Nhưng đó không phải là những mảnh thể rời rạc mà đan xen nhau, tranh chấp với nhau tạo thành một trạng thái chập chờn bất định. Đây là nét đặc trưng của cái tôi trữ tình trong thơ siêu thực.