Những sáng tạo về nhạc tính

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những biểu hiện của chủ nghĩa tượng trưng và siêu thực trong thơ việt nam hiện đại (Trang 105 - 107)

3.1 .Bối cảnh thơ khu vực miền Bắc giai đoạn 1945-1975

3.3. Những biểu hiện của khuynh hƣớng tƣợng trƣng, siêu thực trong thơ

3.3.5. Những sáng tạo về nhạc tính

Ngôn ngữ thơ đích thực là sự hòa quyện giữa chữ, nghĩa và vỏ âm thanh. Thi sĩ Hoàng Cầm từng đặt ra: “Nhạc điệu trong một bài thơ chính là chiếc xe chở cái hồn của bài thơ đi để nhập, để hòa với hồn người đọc” [13].Thơ Hoàng Cầm giàu nhạc điệu, giai âm chủ đạo là luyến láy, dặt dìu không khỏi gợi nên âm hưởng làn điệu quan họ trao duyên. Tiết tấu trong câu thơ được kết hợp bằng thanh điệu bằng trắc đan xen tinh tế. Có những câu thơ, đoạn thơ tràn ngập thanh bằng như dòng thi cảm miên man, không dứt: “Em ơi! buồn làm chi/Anh đưa em về sông

Đuống/ Ngày xưa cát trắng phẳng lì/ Sông Đuống trôi đi/ Một dòng lấp lánh/ Nằm

nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ” (Bên kia sông Đuống). Dòng sông

Đuống như chảy về từ hoài niệm hiện lên đẹp đẽ, đầy gợi cảm, đôi bờ trù mật, xanh tươi, giữa những thanh bằng đầy tiêu tao ấy, nhà thơ rung lên tơ đàn, nốt nhấn rơi vào thanh trắc: “cát trắng, lấp lánh, biêng biếc, nhớ tiếc, xót xa” cũng là cảm giác nhức nhối bởi hiện thực đã chia lìa.

Một điểm thú vị nữa là Hoàng Cầm rất ưa chuộng thể thơ tự do, đa số các bài thơ được kiến tạo theo hình thức này. Toàn bài là những câu dài, ngắn so le, ngắt nhịp đầy bất ngờ, dụng ý:

Tôi người làng quan họ Quê mẹ bên này sông Cách quê cha một dòng nước trắng

(Tôi người làng quan họ) Đê mười tám khúc Văn Giang Chuông Bách Môn đổ xô gò má

Nẻo Đông Triều khép mở gió kỳ lân Chớp rạch dáng tiên vén xiêm xõa ngủ Thoắt chìm

Gấu đẩy đá Thiên Thai

(Đêm Thổ)

Những câu thơ ngắn như dấu lặng, là phút nghẹn ngào, bước ngoặt trong tâm trạng. Thơ Hoàng Cầm vì thế mà giàu chất kịch tính, đậm tự sự, cấu tứ bài thơ thường tổ chức theo hình thức một câu chuyện: mở đầu là chuyện đời người mẹ, thuở thiếu nữ vốn là cô gái xinh đẹp, mê hát quan họ đến khi lấy chồng, cuộc sống hôn nhân trắc trở khóa chặt tiếng hát cô, vậy mà cô dám bỏ lại sau lưng tất cả lời thị phi, cô đi theo khát vọng quan họ. Đến Về Kinh Bắc, mạch chuyện càng dày lên,

Đèn nhang I kể chuyện dòng họ hiển vinh, trong quá khứ đã lập công cho đất nước,

Đèn nhang II phảng phất Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều tái hiện cuộc

đời phù du mệnh bạc của người đàn bà nhan sắc. Đến Nhịp Hai - Kiếp trước

Nhịp bốn - Rồi cùng đi tất cả, nhà thơ kể chuyện lịch sử dân tộc: Thánh Gióng

(Nắng phù sa), Mị Châu (Gió lông ngỗng), Trai đời Trần, Gái Hậu Lê. Có lẽ ấn tượng nhất là câu chuyện tình yêu trong Nhịp năm – Còn em.

Giống như một làn điệu âm nhạc bao giờ cũng xuất hiện điệp khúc, thơ Hoàng Cầm chính là dư vang của trầm tích quan họ, ca dao, đồng dao nên thủ pháp trùng điệp hay cấu trúc hồi hoàn thường xuất hiện. Mưa Thuận Thành nhịp ngắn, gấp gáp vừa phản chiếu giai điệu giọt mưa rơi, nhưng cũng gần với nhịp đồng dao:

Hạt mưa chèo bẻo Nhạt nắng xiên khoai Hạt mưa hoa nhài Tàn đêm kỹ nữ Hạt mưa sành sứ Vỡ gạch Bát Tràng

(Mưa Thuận Thành)

ngào, đưa đẩy trong quan họ cứ thầm nhuần rất tự nhiên vào thơ Hoàng Cầm. Nhiều âm đệm, tiếng đưa hơi, những nốt vang, rền, nảy, bật cũng biến tấu thành nhiều nguyên âm, hay diễn tả những tiếng lòng trúc trắc khó nói lên thành lời:

Bà mối nhai trầu bỏm bẻm

Chưa vợi chùm cau thường têm trầu cánh phượng Đã nghe tin cô ả chê chồng

Ứ hự… từ đâu?

(Tiếng hát quan họ - Tôi người làng quan họ)

Có thể nói rằng trong thơ Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 Hoàng Cầm đi một lối riêng không phụ thuộc vào thi pháp chung của thời đại thi ca đậm tính chất cách mạng và quần chúng. Hoàng Cầm vừa thể nghiệm nhiều cách tân nghệ thuật mang giá trị thẩm mĩ cao vừa gần gũi, thân quen bởi những thi liệu hay cốt cách văn hóa dân gian khỏe khoắn. Dấu ấn tượng trưng không quá đậm đặc mà có nhiều biến tấu phù hợp với một điệu hồn xứ Việt.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những biểu hiện của chủ nghĩa tượng trưng và siêu thực trong thơ việt nam hiện đại (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)