Dấu ấn tượng trưng trong ngôn từ và nhạc điệu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những biểu hiện của chủ nghĩa tượng trưng và siêu thực trong thơ việt nam hiện đại (Trang 141 - 145)

3.1 .Bối cảnh thơ khu vực miền Bắc giai đoạn 1945-1975

4.2. Dấu ấn của chủ nghĩa tƣợng trƣngtrong thơ Việt Nam từ sau 1975

4.2.2 Dấu ấn tượng trưng trong ngôn từ và nhạc điệu

Nói đến nghệ thuật thơ điều tiên quyết không thể bỏ qua là ngôn ngữ. Đó chính là phương tiện thể hiện ý tưởng của nhà thơ. Dấu ấn đặc trưng nhất của tượng trưng trong thơ ca sau 1975 là sự cách tân thể hiện qua tính nhạc độc đáo, phong phú, tăng độ mở, độ nhòe mở của ngôn ngữ thơ. Nhiều bài thơ của Lê Đạt, Trần Dần, Nguyễn Quang Thiều…chan chứa nhạc tính:

Cô gái trộm hái sen về ủ tuổi Lỏng khuy cài

gió cởi

một dòng sông

Ngực dự hương đêm thơm mùi tuổi chín Mắt lá tre đằng ngâm mộng ba giêng

(Bóng chữ - Lê Đạt)

Mượn ý bài thơ của Bạch Cư Dị: “Gái nhỏ cưỡi thuyền nhỏ/hái trộm sen

hình ảnh quen thuộc cô gái hái sen, nhà thơ đã liên tưởng đến những tâm sự thầm kín, muốn níu giữ tuổi xuân của cô gái trẻ. Những mộng mơ, khát khao của tuổi trẻ được gửi gắm qua sự ngắt nhịp đều đặn. Câu thơ như câu hát có nốt trầm nốt bổng. Sự đen xen giữa các thanh bằng, trắc như những nốt nhạc trầm bổng trong âm nhạc. Cùng với tính nhạc, ngôn ngữ thơ giàu tính gợi bằng hình ảnh, thanh điệu cũng là điểm nổi bật của thơ ca tượng trưng thời kỳ này. Sự kết hợp giữa các thanh bằng, trắc mang đến những cú chuyển mình cho thơ.

Nắng lóng lánh trong veo mầm mạ trắng Lưng trần ứa giọt sương người mằn mặn Tiếng cuốc kêu thất bát buổi trưa đầy

Rơm rạ ơi ta trở về đây

Cô hàng xóm vặn tay bồng tay bế Bàn tay ấy có lần ta chạm khẽ

Thuở phải lòng nhau nào dám gì đâu

(Về đồng – Nguyễn Duy)

Một câu thơ nhưng được ngắt thành 4 dòng với những từ táo bạo (sùng sục, nặng ngấu), từ gợi hình (vắt vẻo, tím hoa bìm), từ gợi âm thanh (và mang đến sự chuyển đổi cảm giác khác lạ). Các hình ảnh: “gió sùng sục” (hai thanh trắc), “mộc

mạc tím” (toàn thanh trắc). Sự chuyển đổi cảm giác từ khứu giác “mùi bùn” sang

xúc giác “nặng ngấu”. Tất cả tạo nên sự lôi cuốn của bài thơ.

Về vần điệu, nhạc điệu và âm điệu, thơ không chuyển tải chữ nghĩa như trước mà chuyển sang giải chữ - âm - nghĩa. Nói như Dương Tường, thơ của ông không nằm ở góc nhìn “thẳng” mà nằm ở góc nhìn “nghiêng” đầy khác lạ, dựa trên sự phối âm được đặc trưng bởi tính nhạc. Ví du, trong đoạn thơ của bài Romance 4, Dương Tường đã sử dụng ký âm trong tiếng Pháp là "mi mineur” để gợi lên hình tượng:

Bỗng nông nỗi chiều tình si giáng thứ Giọt sao dềnh vũng nhớ

Khuya em về mưa mi mineur

(Romance 4 - Dương Tường)

Ngôn ngữ có mật mã riêng, được lạ hóa so với ngôn ngữ đời thường. Nếu như các thi sĩ trong thơ Mới đi tìm sự lạ hóa bằng những chân trời xa lạ của thiên thai hay ở phương Tây đầy mới lạ thì các tác giả sau 1975 lại tìm những biểu tượng mới, lạ hóa ngay trên chính nguồn tư liệu cũ. Đó là những biểu tượng đã trở thành

kinh điển trong thơ ca nhân loại nhưng được khoác chiếc áo ngôn ngữ mới, tạo nên ngữ nghĩa mới. Đó có thể là những biểu tượng cũ nhưng được cấp thêm ngữ nghĩa mới bằng lối ví von, so sánh hoặc ẩn dụ. Biểu tượng trong thơ sau 1975 mạnh mẽ và quyết liệt bởi tính hệ thống. Trong thơ Dương Tường, ta thấy sự táo bạo khi cung cấp thêm những lớp nghĩa mới để thể hiện mật mã riêng của biểu tượng. Ta thấy điều đó trong sáng tác của Dương Tường với:

Chiều se sẽ hương Vườn se sẽ sương Đường se sẽ quạnh Trời se sẽ lạnh Người se sẽ buồn

(Chợt thu 2 – Dương Tường)

“Se sẽ” lặp đi lặp lại vừa gợi cảm giác lành lạnh mùa thu, vừa gợi dẫn cho biểu tượng thu. Bên cạnh các từ ngữ, cấu trúc đảo ngược vòng tròn cũng làm tăng chất lạ hóa cho câu thơ.

Cùng với ngôn từ, cú pháp thơ tạo nên sợ mờ nhòe cho câu thơ. Nhiều cú pháp mới được sử dụng để tăng độ hấp dẫn của câu thơ như: đảo ngược vòng tròn để diễn tả những trăn trở băn khoăn của nhân vật trữ tình, cú pháp thơ bình đẳng trong hô ứng, cú pháp không cần sử dụng liên kết từ, kiểu cú pháp gợi nhiều đáp án, đảo ngược để nhấn mạnh và gây ấn tượng ngược trở lại với đối tượng biểu đạt hay sự rút gọn tối đa để gia tăng tính biểu đạt, tăng tính hấp dẫn hoặc tạo ra sự lạ hóa… Ta thấy kiểu cú pháp khác lạ trong thơ Trần Dần, kiểu như:

Ư nụ cười rêu

ngủ đá ngõ bàn chân úa năm xưa đầu ngõ một vì sao lạ (Sổ bụi – Trần Dần)

Đây là lối diễn đạt lạ nhưng lại hạn chế trong sự lưu thông ý tứ, đôi khi gây khó khăn cho độc giả trong quá trình tiếp nhận. Do đó, kiểu diễn đạt này càng về sau càng mất đi vị trí trong lòng độc giả và chỉ tồn tại trong một bộ phận tác giả.

Ta có thể cảm nhận sâu sắc hơn về cái biểu đạt thông qua cách liên kết ngang trong: “Nhà tôi đó…không cổng và không cửa” (Nguyễn Duy) hay cú pháp đảo ngược trong: „Thu rất em/và xanh rất cao” trong Thu nhà em của Lê Đạt.

Một vấn đề không thể bỏ qua là thể loại thơ. Thể loại thơ được sử dụng phong phú. Lục bát vẫn là thể loại được các nhà thơ ưa chuộng nhưng không phải thể lục bát hoàn toàn truyền thống mà là lục bát “cách điệu”. Các nhà thơ cách điệu bằng sự thể hiện của những chữ viết hoa, viết thường theo dụng ý nghệ thuật nhất định, không thụt vào đầu dòng như lục bát thông thường, thay đổi tốc độ đọc nhanh – chậm khác nhau của câu thơ theo cảm hứng…

Những lối kết hợp phổ biến trong thơ tượng trưng được các tác giả giai đoạn này tiếp thu một cách triệt để. Ví dụ: bài Đàn ghita của Lorca của Thanh Thảo, xuất hiện một loạt các biểu tượng: tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghita ròng ròng máu chảy, tiếng đàn như cỏ mọc hoang, giọt nước mắt vầng trăng, chiếc đàn

ghi ta màu bạc… Biểu tượng lớn nhất bài thơ là hình ảnh cây đàn ghi ta gắn với cả

cuộc đời của Lorca cho thấy những mộng mơ, tưởng tượng của một đời nghệ sĩ gắn liền với những mật ngọt và đắng cay. Những hình ảnh: áo choàng đỏ, ghi ta, điệu

đã trở nên quá thân thuộc với độc giả nhưng được cấp thêm những lớp nghĩa mới, đem đến hơi thở lạ của chúng ta. Đó là hình ảnh dũng sĩ đấu bò tót của “Tây Ban

Nha áo choàng đỏ gắt”, là sự thương cảm của toàn nhân loại với nghệ sĩ Lorca sau

khi ông qua đời: “giọt nước mắt vầng trăng”… Với kết cấu bao gồm nhiều vỉa tầng văn hóa Tây Ban Nha đan xen, chồng lấn lên nhau, bài thơ là một kết cấu hoàn mỹ về màu sắc – âm thanh – hình khối, tạo ra vũ điệu bi hùng được cất lên bởi sự sống, cái chết, sự bất tử của con người và một dân tộc. “Lilalilalila...” là âm thanh của tiếng đàn nhưng cũng là biểu tượng cho loài hoa được nhân dân Tây Ban Nha yêu thích – hoa tử đinh hương (lilac). Màu của hoa lại trùng với màu đỏ của áo choàng. Qua đó, ta thấy sự mờ nhòe, trộn lẫn giữa các cảm giác, giữa thực và ảo. Ta còn bắt gặp những kết hợp tương phản, đối lập, dị biệt, đa hình ảnh, “nghệ thuật sắp đặt”…Với Thanh Thảo, đó là sự hài hòa của “nghệ thuật sắp đặt”:

không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang giọt nước mắt vầng trăng

long lanh trong đáy giếng

Sự kết hợp giữa “nước mắt” và “vầng trăng” cho thấy đa quan hệ. Ở đó hiện hữu quan hệ song song, đẳng lập, so sánh, sở hữu và đồng nhất. Điều thú vị là không có một mối quan hệ nào rõ ràng và đơn nhất. Tất cả đan cài, chồng lấn tạo nên một thế giới huyền ảo trong thơ ông.

Tóm lại, từ ngôn ngữ, cấu trúc, thể loại đến sự kết hợp giữa các câu, từ đều được khoác chiếc áo mới dựa trên sự “lạ hóa”, tạo nên thi pháp mới, mang đậm dấu ấn tượng trưng của thơ ca sau 1975.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những biểu hiện của chủ nghĩa tượng trưng và siêu thực trong thơ việt nam hiện đại (Trang 141 - 145)