Phong trào Thơ mới trong hành trình phát triển tƣ duy nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những biểu hiện của chủ nghĩa tượng trưng và siêu thực trong thơ việt nam hiện đại (Trang 37 - 49)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Phong trào Thơ mới trong hành trình phát triển tƣ duy nghệ thuật

Trước hết cũng cần phải làm rõ khái niệm về tư duy nghệ thuật và gần gũi hơn là tư duy thơ. Cả hai khía cạnh ấy đều thuộc về thế giới tinh thần, tư tưởng của chủ thể sáng tạo, nghĩa là có tính trừu tượng. Có thể hiểu rằng tư duy thơ là một loại hình đặc thù của tư duy nghệ thuật thể hiện sâu sắc mối quan hệ giữa cái riêng với cái chung, bộ phận và toàn thể. Đồng thời quá trình này diễn ra trong mỹ cảm của chủ thể, nó không tồn tại độc lập mà là kết quả của sự tổng hòa nhiều thao tác phong phú khác nhau. Nó bao gồm sự tưởng tượng, liên tưởng, suy tưởng, điều chỉnh về trạng thái tâm lí, cảm xúc, sáng tạo, thăng hoa, lựa chọn, và kết hợp, khái quát hóa hay cụ thể hóa. Bên cạnh đó, người nghệ sỹ cũng nhận thức về các phương tiện, chất liệu – tính chất và tác dụng để đảm bảo tính thẩm mĩ hay duy trì mạch cảm xúc của toàn bộ thi phẩm. Khám phá tư duy thơ chính là đi sâu vào khai thác cốt lõi trung tâm của tác phẩm nghệ thuật, vì thế khi tìm hiểu một trào lưu thơ hay chặng đường phát triển của một loại hình thơ công việc này vô cùng cần thiết. Tư duy thơ vừa mang tính trừu tượng vừa đa dạng, nó là cách thức chủ thể sáng tạo nên thi phẩm, chúng ta chỉ có thể tiếp cận rõ nhất qua con đường phân tích văn bản tác phẩm thơ. Tuy nhiên bản chất của nghệ thuật là sự sáng tạo không ngừng nên tư duy thơ về mặt cấu trúc và hình thái cũng không tĩnh tại mà có tính năng sản, luôn vận động. Trong những nghiên cứu về tâm lí học sáng tạo, xúc cảm và lý trí thuộc nội giới của thi nhân chuyển hóa thành năng lực hay nói đúng hơn là hoạt lực để hướng đến việc thỏa mãn, giải phóng những dồn nén, hưng phấn của thi nhân. Như vậy quá trình hình thành nên một tác phẩm thơ trọn vẹn cũng tương đồng với công việc tổ chức, kiến tạo thế giới khách quan theo tư duy chủ quan của người sáng tạo. Kết quả là nó được nhận diện bằng hình thức ngôn từ nghệ thuật, hệ thống hình tượng, hình ảnh, âm thanh, nhạc tính, thậm chí cả những “khoảng trắng” đầy hữu ý trong văn bản thơ. Một phương diện khác, thi nhân làm thơ cũng chính là thực hành

quan niệm nghệ thuật, biểu hiện tư tưởng hoặc ý thức hệ, chuyển tải tư tưởng của cả một thế hệ hay thời đại. Vì thế, khái quát về sự vận động của tư duy thơ là một việc làm rất có ý nghĩa, để đưa ra kiến giải về quy luật phát triển và tìm ra mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động qua lại giữa những yếu tố nội sinh – ngoại nhập trong những bối cảnh văn hóa đặc biệt.

Đối với phong trào Thơ mới, dấu ấn thời đại in đậm trong tư duy thơ của các tác giả. Trong các nhân tố thúc đẩy sự sinh thành của Thơ mới, bên cạnh tư tưởng phương Tây được du nhập mạnh mẽ, còn có hai mạch ngầm luôn bền bỉ mà có sức lan tỏa sâu đậm là tinh thần dân tộc của con người Việt Nam đã kết tụ hàng ngàn năm lịch sử và tinh hoa văn hóa phương Đông, cụ thể là văn hóa Trung Hoa trong quá trình giao lưu khu vực. Trong chặng đường đầu tiên từ năm 1932 đến 1935, khi bắt đầu khúc nhạc tân kì, những tác giả mở màn phong trào Thơ mới đã không ngại ngần tuyên xưng tôn chỉ sáng tạo nghệ thuật. Nhà thơ Thế Lữ viết Cây đàn muôn

điệu trình bày về thiên chức của người nghệ sĩ cũng như quan điểm về cái đẹp trong

cuộc sống:

Tôi chỉ là một khách tình si

Ham vẻ đẹp có muôn hình, muôn thể Mượn lấy bút nàng Ly Tao, tôi vẽ Và mượn cây đàn ngàn phím tôi ca

Những lời thơ trữ tình trên là điển hình cho tư duy thơ của chủ nghĩa lãng mạn, bởi lẽ thi phái lãng mạn coi cái cái đẹp là đối tượng trung tâm khơi gợi cảm hứng về cuộc sống và con người. Các bậc thầy thơ lãng mạn vào thế kỷ XIX như Hugo, Lamartine, Chateaubriand, Musset, Vigny, Baudelaire, ... đề cao tính duy mĩ, cho rằng nghệ thuật vị nghệ thuật. Họ tôn thờ cái đẹp và tìm thấy sự phong phú “muôn hình, muôn thể” của nó trong cảnh sắc thiên nhiên, coi thiên nhiên như một tấm gương trong sáng, phản chiếu những cung bậc cảm xúc nội tâm con người. Nhiều thi sĩ Thơ mới say sưa ca ngợi thiên nhiên, Thế Lữ khắc họa cảnh núi rừng hùng vĩ, cao cả trong “Hồ xuân và thiếu nữ”, bến xuân văng vẳng khúc hát thanh cao, bộ tranh tứ bình trác tuyệt về đại ngàn trong kí ức vị chúa sơn lâm. Còn Lưu

Trọng Lư lạc bước vào rừng thu xào xạc có nai vàng ngơ ngác, suối mây, hoa cỏ, lá rụng, ... tất cả đều hư ảo, xa xăm đầy mơ mộng. Trong quá trình phát triển tư duy nghệ thuật, chủ nghĩa lãng mạn còn khẳng định những chủ đề mới mẻ mà trước đó chủ nghĩa cổ điển vốn thường đặt mình vào khuôn khổ lí trí thường không đề cập đến. Những nghệ sĩ lãng mạn nhấn mạnh vai trò cá nhân với niềm kiêu hãnh và quyền hạn cao cả. Sự vượt trội này đã khiến cho ngôi vị của cái tôi đạt đến mức độ gần như tuyệt đối: “Ta là một, là riêng, là thứ nhất(Hy Mã Lạp Sơn).

Ở Việt Nam từ thơ trung đại đến Thơ mới cái tôi cá thể như phát hiện ra chính mình, trở thành một hệ giá trị, hoài nghi con người cộng đồng cũ mòn và khắc kỷ. Trong buổi đầu hội ngộ với phương Tây, thế hệ thi sĩ Thơ mới vui sướng tràn trề như lần đầu được tiếp xúc với thế giới mới mẻ, thanh tân sau bao ngày bị ngăn chặn bởi ước lệ, cổ điển. Người hào hứng, phấn khích nhất là Xuân Diệu – “nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới”. Hơn ai hết Xuân Diệu là người ý thức rõ về quyền năng của cá nhân, dám bộc lộ một cách thành thực những khát vọng hưởng thụ mãnh liệt, những ước muốn sâu kín của mình: “Tôi muốn tắt nắng đi/ Cho màu

đừng nhạt mất/ Tôi muốn buộc gió lại/ Cho hương đừng bay đi” (Vội vàng). Có thể

thấy rằng, sự bừng tỉnh của ý thức cá nhân đã góp phần làm phơi trải những giá trị bản nguyên, cốt thiết của con người, khiến cho Thơ mới được công chúng đương thời đón nhận nồng nhiệt. Trong khi đó vào thời trung đại, con người cá nhân bị đồng nhất với phận vị, cho nên dù có tự tôn đến mấy họ cũng vượt qua được sự kiềm tỏa của đạo lí, trách nhiệm; ở gia đình thì là người con, người chồng, người vợ, người cha, người mẹ, ra ngoài xã hội là bề tôi, bậc quân thần, chính nhân quân tử... Cái tôi Thơ mới không chỉ khát khao, dạt dào nhựa sống mà còn đa diện, phức tạp; sau niềm vui buổi đầu xuất hiện, cái tôi ấy đã sớm buồn chán và nuôi giấc mộng thoát ly thực tại. Chủ soái của Thơ mới trong giai đoạn đầu là Thế Lữ vừa ca tụng cái đẹp như Cây đàn muôn điệu nhưng cũng không tránh khỏi những Giây

phút chạnh lòng muốn mơ màng thoát lên chốn bồng lai tiên cảnh và nhất là hoài

vọng khắc khoải về quá khứ vàng son: “Than ôi! Thời oanh liệt này còn đâu!” (Nhớ rừng). Mượn lời than đầy bi tráng ấy, nhà thơ gửi gắm niềm khát khao tự do của

người thanh niên tiểu tư sản, chán ghét cảnh giả dối, đua chen, gian trá trong cuộc đời nhỏ hẹp. Tiếp sau Thế Lữ, Thơ mới vang vọng không khí lịch sử bi hùng trong

Tiếng địch sông Ôcủa Phạm Huy Thông. Tuy nhiên dẫu có trầm hùng, hào sảng thì

Lưu Bang, Hạng Võ, Ngu Cơ cũng là những con người một thời vang bóng trong triều đại phong kiến Trung Hoa. Vũ Đình Liên trong lòng day dứt một câu hỏi:

Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ” (Ông đồ) đầy nuối tiếc về những

giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đã phôi phai.

Bước sang chặng đường từ năm 1936 đến 1939, Thơ mới đã toàn thắng, chiếm lĩnh trọn vẹn thi đàn, cuộc tranh luận mới – cũ gần như đã khép lại. Đội ngũ Thơ mới càng trở nên sung mãn, bên cạnh những gương mặt quen thuộc của giai đoạn trước thì nay đã được bổ sung thêm nhiều cây bút dồi dào năng lực như: Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Anh Thơ, Tế Hanh, ... Như vậy, cùng nhìn lại hành trình hơn nửa thời gian tồn tại của phong trào Thơ mới, chúng ta thấy rằng sự gặp gỡ, ảnh hưởng trực tiếp từ khuynh hướng lãng mạn chiếm ưu thế. Tuy nhiên từ năm 1936 trở đi Thơ mới manh nha bước sang địa hạt tượng trưng, siêu thực . Trong các trường phái thơ Pháp du nhập vào Việt Nam, thơ tượng trưng, siêu thực có một sức hấp dẫn đặc biệt đối với các nhà Thơ mới bởi tính độc đáo, hiện đại của nó. Vì thế, họ đã chủ động tiếp nhận và xem nó như một định hướng sáng tạo cho thơ, từ đó hình thành nên một khuynh hướng thơ tượng trưng, siêu thực trong phong trào Thơ mới. Đối với mỗi nhà thơ, việc tiếp biến thơ tượng trưng, siêu thực Pháp có những mức độ khác nhau, phụ thuộc vào quan điểm thẩm mỹ cá nhân. Nhìn chung, sự xuất hiện của thơ tượng trưng đã làm thay đổi tư duy nghệ thuật thơ từ quan niệm thẩm mỹ đến thi pháp. Đồng thời, nó góp phần thúc đẩy Thơ mới tiến nhanh trên con đường hiện đại hóa. Thơ tượng trưng với tư cách một trường phái đã ra đời và phát triển rực rỡ ở Pháp vào nửa cuối thế kỉ XIX, còn chủ nghĩa siêu thực ra đời vào những năm hai mươi của thế kỷ XX cũng tại Pháp đã mở ra thời kì hiện đại cho thơ và có tầm ảnh hưởng tới nhiều nền thơ ca trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vậy, nguyên cớ nào đưa thơ tượng trưng và siêu thực đến với Việt Nam và “bén rễ” được vào phong trào Thơ mới ?

Phải khẳng định nguyên nhân đầu tiên là do sự truyền bá văn hóa Pháp của chính quyền thực dân. Sau khi thực hiện xong công cuộc bình định, thực dân Pháp đã bắt tay vào khai thác thuộc địa, đồng thời thi hành chính sách văn hóa. Trước những biến thiên lịch sử lớn lao ấy đất nước ta từ một xã hội phong kiến phương Đông, chịu ảnh hưởng của Trung Hoa về thể chế chính trị và văn hóa tư tưởng đã chuyển sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Hình thái kinh tế xã hội thay đổi cũng tác động đến cơ cấu giai cấp, cụ thể là đầu thế kỉ XX ở Việt Nam xuất hiện thêm những tầng lớp mới: tư sản, tiểu tư sản, tiểu thương, viên chức, thợ thủ công, công nhân, học sinh, trí thức mới ... Trong đó đáng chú ý nhất là giai cấp tiểu tư sản, tư sản thành thị phát triển đông đảo cùng với sự mở rộng quy mô của bộ máy thực dân. Một thế hệ thanh niên trí thức được đào tạo từ nhà trường Pháp – Việt đã trang bị kiến thức Pháp ngữ, am hiểu văn hóa phương Tây, ngay cả trong cung cách giao thiệp, sinh hoạt đời thường cũng tiếp thu những lối ứng xử mới mẻ khác với lớp trí thức thời kì trước. Họ trở thành đội ngũ quan trọng góp phần định hướng về tư tưởng văn hóa nghệ thuật của công chúng thị thành trong giai đoạn giao thời và sau đó. Đồng thời, những luồng gió mới của văn hóa Tây phương theo bước chân của người Pháp đã lan tỏa khắp khu vực Đông Dương. Đặc biệt sự ra đời của chữ quốc ngữ do các giáo sĩ phương Tây xây dựng và truyền bá có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp cho người Việt tiếp cận nhanh chóng, sâu rộng các tư liệu, văn bản, tác phẩm văn học, triết học và chuyển thể sang ngôn ngữ tiếng Việt. Hệ tư tưởng phương Tây du nhập một cách phong phú, tiêu biểu nhất phải kể đến tư tưởng dân chủ và khoa học của các nhà khai sáng Pháp đã ảnh hưởng đến nhiều chí sĩ tiến bộ kết hợp với chủ nghĩa yêu nước vốn là truyền thống cốt lõi của dân tộc Việt Nam, cũng là một động lực thúc đẩy canh tân xã hội. Như vậy có thể thấy rằng chính sách của người Pháp đã tác động làm cho văn hóa Việt Nam thay đổi, xuất hiện những đặc điểm pha trộn giữa phương Đông và phương Tây; làm phong phú thêm bản sắc dân tộc, tạo ra cơ hội tiếp cận một trong những nền văn hóa, văn học hiện đại nhất thời bấy giờ. Trong bối cảnh đó, tầng lớp trí thức có tư tưởng duy tân đã nhận ra rằng nền văn học nước nhà quá phụ thuộc vào hệ hình phương Đông cụ thể là Trung

Quốc nghĩa là mới dừng lại ở tầm khu vực, chuyển mình chậm chạp, chưa thể vươn tới nhịp độ phát triển của quy mô thế giới và thời đại. Vì thế, yêu cầu đổi mới trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, trở thành lực đẩy mạnh mẽ đối với nền văn học dân tộc. Bên cạnh việc phát huy các giá trị văn học truyền thống, các nhà Thơ mới đã chủ động tiếp cận văn học phương Tây, chủ yếu là Pháp (thay vì Trung Hoa như trước đây). Vào thời điểm tương ứng lúc bấy giờ là khoảng đầu thế kỷ XX, văn học Pháp đã vượt qua chủ nghĩa lãng mạn, thấm nhuần chủ nghĩa tượng trưng và bắt đầu có hướng rẽ vào siêu thực. Vậy không có lý gì mà nền thơ Việt Nam không bắt nhịp với khuynh hướng tượng trưng, siêu thực của văn học Pháp. Từ năm 1941, khi tổng kết “một thời đại trong thi ca”, Hoài Thanh - Hoài Chân chỉ ra một thực tế: “Mỗi nhà thơ Việt Nam hình như mang nặng trên đầu năm bảy thơ Pháp” và “…thơ Việt đã diễn lại trong mười năm cái lịch sử một trăm năm của thơ Pháp, từ lãng mạn đến Thi Sơn, tượng trưng và sau tượng trưng” [129- tr 32]. Thực tiễn đã chứng minh rằng tinh thần lãng mạn của thơ Pháp đã thâm nhập vào văn học Việt Nam từ trước năm 1932 và in đậm trong giai đoạn đầu của phong trào Thơ mới với những sáng tác của Thế Lữ, Huy Thông. Từ năm 1936 trở đi, khuynh hướng lãng mạn phai nhạt, mòn cũ nhường chỗ cho khuynh hướng tượng trưng và sau đó cho khuynh hướng siêu thực. Đồng thời khi nhận định về sự ảnh hưởng phong phú này, Hoài Thanh cũng nhắc đến tên tuổi của nhiều nhà thơ đủ các trường phái khác nhau từ Lamartine, Musset, Hugo đến De Noailles, Baudelaire, Verlaine, A.Samain, Mallarmé, Valéry.

Điều kiện thứ hai để thúc đẩy thơ tượng trưng, siêu thực du nhập được vào nước ta vì nó có những điểm gần gũi trong cái nhìn thế giới và quan niệm thi học với thơ Việt Nam. Trong quan niệm sáng tạo của các nhà thơ tượng trưng, thế giới là một thể thống nhất, mở đầu cho nguyên tắc thẩm mĩ ấy là những lời “tuyên ngôn” khá độc đáo của nhà thơ Baudelaire dưới hình thức một thi phẩm: Tương hợp

(Correspondances) in trong tập thơ Những bông hoa Ác (Les Fleurs du Mal). Tiếp

theo là bài Tựa của Mallarmé viết cho cuốn Luận về ngôn từ (Traité du verbe)của René Ghil, Nghệ thuật thơ (Art poestique) của Verlaine. Theo cách nhìn ấy, chúng

ta thấy rằng thế giới không thể chia cắt, giữa vạn vật và con người ẩn chứa sự kết nối vô hình mà bền chặt, có sự ảnh hưởng, lan truyền đến nhau tựa như những làn sóng đầy sức mạnh nội lực. Trong khi đó tư duy của người Á Đông cũng coi trọng sự hòa hợp thẳm sâu và thiêng liêng ấy. Con người được coi là một thực thể tương hợp, tương thông với vũ trụ (vũ trụ vạn vật nhất thể), là một tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ, bằng mối liên hệ siêu việt mà con người cảm nhận được cái mênh mông huyền bí của thế giới này (thiên nhân hợp nhất). Tiếp theo, về mặt bút pháp thơ tượng trưng sử dụng biểu tượng để thấu thị thế giới, các nhà thơ coi nó giữ vai trò trung gian, giúp con người tri giác cái bất khả tri, vô hình, siêu nghiệm; không dừng lại ở

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những biểu hiện của chủ nghĩa tượng trưng và siêu thực trong thơ việt nam hiện đại (Trang 37 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)