3.1 .Bối cảnh thơ khu vực miền Bắc giai đoạn 1945-1975
3.3. Những biểu hiện của khuynh hƣớng tƣợng trƣng, siêu thực trong thơ
3.3.3. Phương pháp tạo hình
Phương pháp tạo hình trong thơ Hoàng Cầm có sự khác biệt so với nhiều cây bút cùng thời. Nếu các thi sĩ của chủ nghĩa lãng mạn hay hiện thực chủ yếu vẫn sử dụng các thủ pháp tu từ quen thuộc như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ thì Hoàng Cầm lại ưa cách sắp đặt, kết nối những hình ảnh tưởng chừng như rời rạc, khác xa nhau tạo thành hiệu ứng thẩm mĩ. Thực chất đây cũng là hệ quả của giấc mơ, bởi trong cơn mơ người ta không thể kiểm soát được, chuỗi hình ảnh đứt nối liên tiếp thật khó để tìm sự liên kết. Với đặc trưng này thơ Hoàng Cầm càng gần hơn với thi pháp của chủ nghĩa siêu thực. Sự lệch chuẩn, phá vỡ logic thông thường trong thơ cũng đặt người đọc vào tình thế phải giải mã sự bất thường ấy. Vậy thao tác nào giúp độc giả có thể tri nhận mạch ngầm trong văn bản thơ Hoàng Cầm? Nhà phê bình văn học Lê Lưu Oanh đưa ra một gợi ý: “Giữa hai sự vật và hiện tượng
chừng tách rời nhau, tựa hồ không thể đứng bên nhau trong một mạch suy nghĩ đã xuất hiện mối liên hệ để chúng đột nhiên trở nên gần gũi… Mối liên hệ này có được chính nhờ một thao tác tư duy, một năng khiếu tinh thần trong hoạt động nhận thức, một hiện tượng tâm lí: sự liên tưởng”[99 - tr 133]. Trong những giây phút “siêu thăng” (Baudelaire) của cảm xúc, tâm trạng vượt quá logic thông thường sẽ tạo nên nhiều liên tưởng siêu thực. Hoàng Cầm đưa chúng ta nhập hồn vào một dòng thi ảnh đầy bí ẩn: “Cúi lạy mẹ con lại về Kinh Bắc/ Chiều xưa giẻ quạt voi lồng/ Thân cau cụt vẫy đuôi mèo trắng mốc/ Chuồn chuồn khiêng nắng sang sông…”(Đêm
Thổ), “Nhớ mưa Thuận thành/ long lanh mắt ướt… Hạt mưa chèo bẻo/ hạt nắng
xiên khoai/ hạt mưa hoa nhài… Mưa chuông chùa lặn/ về bến trai tơ”(Mưa Thuận Thành); “Em thì Em ngắt quãng tân hôn/ Theo chị lùa mưa đuổi nắng buồn/ Hai
đứa lung linh lơi yếm áo/ Thuyền trăng dềnh sã cánh cô đơn”. Những hình ảnh
chiều quê Kinh Bắc, nắng giẻ quạt, cây cau/ đuôi mèo (Con mèo mà trèo cây cau – Ca dao), chuồn chuồn/ dòng sông, cũng nằm sâu trong ngữ liệu văn học dân gian. Không chỉ bài trí thi ảnh phức hợp với cấp độ một bài thơ mà Hoàng Cầm còn có ý thức xây dựng một tổ khúc liên hoàn, loạt bài thơ: Cây Tam cúc, Lá Diêu bông, Cỏ
Bồng thi, Quả vườn ổi, Nước sông Thương minh chứng cho một hành trình kiếm
tìm tình yêu vĩnh cửu. Như vậy tư duy liên tưởng thậm chí liên tưởng liên văn bản chính là chìa khóa để giải mã những giấc mơ. Nếu không có cơ sở này thơ dễ sa vào lối thơ bí hiểm, bịa tạc rất vô nghĩa, thơ Hoàng Cầm hướng tới tính gián đoạn, giãn cách của sáng tạo vô thức nhưng trong bề sâu vẫn chất chứa tính chỉnh thể thống nhất. Người đọc kết nối thêm nhiều tư liệu về “Lý lịch tự khai” của nhà thơ sẽ bắt vào quá trình đồng sáng tạo cùng thi nhân và trong thi trình ấy không khỏi có những khoái cảm thẩm mĩ bất ngờ.
Bên cạnh đó thơ Hoàng Cầm còn tồn tại nhiều khoảng vô ngôn, hay nói cách khác là những khoảng trắng, là dấu lặng:
Em mười hai tuổi tìm theo Chị Qua cầu bà Sấm bến cô Mưa Đi…
Ngày tháng lụi tìm không thấy Dải yếm lòng trai mải phất cờ
(Quả vườn ổi)
Bốn nhịp trong Lá Diêu bông: “Hai ngày Em tìm thấy lá/ Chị chua mày/ Đâu phải lá Diêu Bông; Mùa đông năm sau Em tìm thấy lá/ Chị lắc đầu; Ngày cưới Chị/ Em tìm thấy lá/ Chị cười xe chỉ ấm trôn kim; Chị ba con/ Em tìm thấy lá/ Xòe tay
phủ mặt Chị không nhìn”. Hình thức là tự sự, đối thoại nhưng thực chất là độc thoại
trong nỗi cô đơn tận cùng. Nhiều bài thơ kết thúc để ngỏ, nhân vật trữ tình cứ khắc khoải, chơi vơi trong niềm ngóng vọng:
Gió quê vi vút gọi
Diêu bông hời… ới Diêu bông
(Lá Diêu bông) -Em đứng nhìn theo em gọi đôi…
(Cây Tam cúc)
Tình yêu nếu quá tròn đầy, viên mãn chưa chắc đã đẹp, nhiều khi cái đẹp gắn với nỗi buồn (Tình chỉ đẹp khi còn dang dở …), thơ Hoàng Cầm đau đáu về những mối tình đắng cay. Đã mang kiếp “giời đày” (làm thơ), lại có gen “nòi tình” (đa cảm) nên Hoàng Cầm để lại cho cuộc đời chiếc Lá Diêu bông, sợi Cỏ Bồng thi, người đọc sẽ cùng ông lãng du để đi tìm lời giải đáp cho những ẩn số đó.
Nhìn lại về sự nghiệp văn chương của Hoàng Cầm, chúng ta thấy con đường ông đi trải qua nhiều biến thiên lịch sử. Vào những thời khắc đau đớn, tủi nhục nhất của cuộc đời, bản thể nghệ thuật lại trỗi dậy bên trong tâm thức, lại thêm những ưu tư trầm uất về cõi tâm linh nên ông đã ngược dòng thời gian tìm về quá khứ, nguồn cội quê hương. Đã thành quy luật của muôn đời, giữa những chênh vênh của cuộc sống, như một lẽ tự nhiên con người thường tìm về bến đỗ bình yên nhất là quê hương. Về nơi cố hương cũng có nghĩa là hòa mình vào những giá trị sơ nguyên của văn hóa cộng đồng, con người như tìm thấy chính “bản lai diện mục‟ của mình để thỏa sức sáng tạo. Có lẽ chìm vào thế giới vô thức như thế nên thơ Hoàng Cầm đi một dòng riêng, cách biệt về tư duy thẩm mĩ so với thời kì Thơ mới trước đó và hình thành một vùng
thẩm mĩ độc đáo so với dòng thơ cách mạng mang tính chất chính trị xã hội, gắn liền cá nhân trong ý thức cộng đồng. Thơ Hoàng Cầm dù tách rời đời sống cách mạng và kháng chiến những vẫn có sức bật mạnh mẽ, kết hợp nhuần nhuyễn dấu ấn văn hóa truyền thống với tư duy thẩm mĩ hiện đại, hài hòa giữa tình cảm cội nguồn sâu sắc với những khao khát sâu kín của cá nhân. Thơ vì thế mà hấp dẫn và đồng cảm với tha nhân.
3.3.4. Tính chất tương giao và những liên tưởng bất ngờ
M.B. Khrapchenko đã từng nói: “Tất cả những gì được truyền vào các hình tượng nghệ thuật đều mang trên mình nó dấu ấn của những xúc động, khát vọng, tình cảm của nhà văn”[48 - tr 241]. Với Hoàng Cầm, hình tượng nghệ thuật trong thơ không phải chỉ là tri thức khách quan mà nó là kết quả của những rung cảm thẩm mĩ hình thành từ niềm say mê chất chứa nơi tâm hồn. Mặt khác chất liệu của thơ là ngôn từ, thơ Hoàng Cầm là loại ngôn từ giản dị, mộc mạc nhưng cũng tròn đầy cả âm và nghĩa, chứa đựng một năng lượng tư duy thẩm mỹ rất lớn. Tính chất tượng trưng trong thơ Hoàng Cầm thực chất được soi chiếu từ góc độ mà trước hết sự tương giao của vạn vật, sự tương ứng của các giác quan được phát huy mạnh mẽ. Trong cuộc “tuần du về Kinh Bắc” thế giới thơ Hoàng Cầm được bao bọc trong hương thơm, sắc màu, âm thanh nhưng mang một sức lay động đến lạ kỳ: “Em mười hai tuổi tìm theo Chị/ Qua cầu Bà Sấm bến Cô Mưa”, “Ngày cưới Chị em tìm thấy lá/ Chị cười xe chỉ ấm trôn kim”, “Vắt áo nghe thầm tiếng vải kêu”, “Ta con
chào mào khát nước/ Về vườn xưa hạt nhãn đã đâm mầm”…Lời thơ như ru hồn
người về một không gian hư ảo, không minh định được ở đâu, thời nào cổ tích hay hiện thực, nói như nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đó là thứ ngôn ngữ “nhòe mờ sáng láng. Hình như nó hội tụ đủ cả ngôn thi, tâm thi, thần thi, cả ý thức, tâm thức và vô thức” [1 - tr 87]. Ngôn ngữlà một thứ mật mã (code), không có ký hiệu nào tự nó và cho nó cả. Ký hiệu nào cũng là một ký hiệu của một cái gì khác. Dưới góc độ ngôn ngữ học, thơ Hoàng Cầm còn có xu hướng “lạ hoá”,vì thế, hiện tượng được miêu tả không phải như ta đã quen biết, hiển nhiên, bình thường, mà như một cái gì mới mẻ, chưa quen, khác lạ. Nhiều mùi hương, màu sắc đời thường nhưng được tô điểm
bằng nét thanh xuân đầy gợi cảm: nụ hồng non, tiếng hát cất lên nhuộm mùi hoa bưởi, giọng hát mài mòn/ biên thùy vách đá, nắng lụi đường xa, ném ngọc lên trời lanh lảnh, mắt lim dim say sưa màu mỡ, chuông Bách Môn đổ xô gò má, gió vào xanh quan lục/ gió ra vàng thớ mít, hàng mi nắng đọng hồ trong, phấn mùa trăng thoa mờ sẹotuổi, má xuân hồng/ dầm khói tím, tóc phủ vai Em chiều hương nhu,
miệng hé hạt na nhòa bến vắng. Hoàng Cầm còn khám phá ở sự vật những cảm
thức sắc nhọn như con người, có thể nói ở trường hợp này thủ pháp nhân hóa liên tục được khơi mở. Hầu hết các từ ngữ biểu thị thuộc tính, trạng thái của thực thể người đều dùng cho thiên nhiên tạo vật một cách tự nhiên, bản thể nhất. Vốn mang một tâm hồn đa cảm, Hoàng Cầm nhìn vào đâu cũng thấy thiên nhiên ẩn chứa những niềm riêng, nỗi đau sâu kín:
- Chuối chín cây đổ gục đứt dây bìm
- Trăng lên chém đầu ngọn gió
cành si bưng chậu máu chát chao
-Cậy cháy sành vỡ toác trôn niêu
- Đã ủ men xanh giấm lá chìm
Bỗng chồi gai sắc nhọn xuyên tim
-Gió mất chồi xuân đay nghiến lũy tre dầy
-Ánh lửa loáng lưng gò cật thắt
Mồ hôi người – máu nến –
rụng song song
Quả thực ngôn ngữ như xuất thần, biết gai góc, sắc nhọn lên để cứa vào da thịt con người. Thiên nhiên, tạo vật mang một sức mạnh nội lực đến không ngờ, nó truyền nỗi đau cho con người.
Một vẻ đẹp khác còn lấp lánh trong thơ Hoàng Cầm đó là sự ánh xạ của tín ngưỡng phồn thực. Thực ra trong xã hội văn minh nông nghiệp bản chất sâu xa trong tâm thức này là hướng đến duy trì và phát triển sự sống, người dân cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi khỏe khoắn. Tuy nhiên trong quá trình phát triển phân hóa của xã hội, do những quy chuẩn khắt khe về đạo
đức của cộng đồng nên ít nhiều tư tưởng này bị kìm hãm, vùi sâu vào tiềm thức. Ý thức phồn thực không vì thế mà mất đi hay tuyệt diệt, nó vẫn âm ỉ mạch sống nhân bản xung quanh cuộc sống của con người, nó hiện hữu thành các sinh hoạt văn hóa dân gian, các hoạt động, suy cảm đa dạng khác nhau. Quê hương của Hoàng Cầm, miền Kinh Bắc cũng là nơi khởi phát dòng tranh Đông Hồ, tranh đậm đà khát vọng về đời sống bình yên, hạnh phúc: Mục đồng thổi sáo, Bầy trẻ em hái quả, Mẹ con
đàn lợn âm dương, Hứng dừa, Đánh vật… Chưa kể hội hè đình đám, làn điệu quan
họ rộn ràng, thôi thúc lòng nam thanh nữ tú mỗi đêm trăng, Hoàng Cầm được sinh ra từ cái nôi phồn sinh ấy, mà bản thân lại hun đúc sẵn gen “nòi tình”nên thơ trỗi dậy khát khao luyến ái là một điều hiển nhiên. Thơ Hoàng Cầm dù viết về thổ ngơi Kinh Bắc hay làm sống dậy những trang sử sông núi hào hùng, đan dệt trong mối tình chị - em khắc khoải thì trước sau cũng quy tụ về màu sắc nhục cảm. Dày đặc trong thơ là những vẻ đẹp căng tràn sức sống: đôi môi, làn da, nụ cười, ánh mắt, đôi
bầu vú, thân thể, làn yếm, xống áo… tất cả đều nuột nà, khêu gợi huê tình. Cũng là
cảm thức tượng trưng, đề cao cảm giác nhục thể nhưng nếu thơ Hồ Xuân Hương – Bà Chúa thơ Nôm còn mang sắc thái ỡm ờ, đa nghĩa lấp lửng thanh và tục, đến Thơ mới thi sĩ thần linh Bích Khê đã tạo tác một bức “tranh lõa thể” như biểu tượng của cái đẹp vô biên, thì Hoàng Cầm không mộc mạc, kín đáo như Xuân Hương nhưng không choáng ngợp, si mê như Bích Khê. Hoàng Cầm đằm thằm, gần gũi hơn trong mĩ cảm gắn với chiều sâu dân tộc và quê hương. Nét đẹp mặn mà toát lên từ nàng xuân Kinh Bắc hòa cùng suối nguồn dân gian trong sạch, khỏe khoắn và nhịp điệu vận hành của tự nhiên: “Chuông Bách Môn đổ xô gò má” (Đêm Thổ), “Chùa Phật Tích ruỗi trong màn lụa bạch/ Tượng Quan Âm má ửng bồ quân/ Chuông chiều cởi
yếm/ Chuông sớm đội khăn”(Đêm Thủy)… Ám ảnh vào cơn mơ Hoàng Cầm là
những ẩn ức tình yêu, nhiều tín hiệu về trạng huống libido được biểu hiện trong những từ ngữ chỉ hoạt động tính giao như: áp má, xoa nắn đôi bầu vú lửa, vuốt bụng nổi bào thai, lơi yếm áo, cởi bỏ áo khoa khôi, ấp vú, đâm xiên, ngủ chung giường…
hướng tượng trưng khá tự nhiên, nhà thơ không có ý định lựa chọn hay đào sâu như một thủ pháp chính thống mà bản thân ngôn từ, hình tượng đã tự nó liên kết với những sợi dây thần kinh cảm giác của con người. Đọc thơ Hoàng Cầm chúng ta như khám phá được khát vọng tiềm ẩn nương náu trong chính mình.
3.3.5. Những sáng tạo về nhạc tính
Ngôn ngữ thơ đích thực là sự hòa quyện giữa chữ, nghĩa và vỏ âm thanh. Thi sĩ Hoàng Cầm từng đặt ra: “Nhạc điệu trong một bài thơ chính là chiếc xe chở cái hồn của bài thơ đi để nhập, để hòa với hồn người đọc” [13].Thơ Hoàng Cầm giàu nhạc điệu, giai âm chủ đạo là luyến láy, dặt dìu không khỏi gợi nên âm hưởng làn điệu quan họ trao duyên. Tiết tấu trong câu thơ được kết hợp bằng thanh điệu bằng trắc đan xen tinh tế. Có những câu thơ, đoạn thơ tràn ngập thanh bằng như dòng thi cảm miên man, không dứt: “Em ơi! buồn làm chi/Anh đưa em về sông
Đuống/ Ngày xưa cát trắng phẳng lì/ Sông Đuống trôi đi/ Một dòng lấp lánh/ Nằm
nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ” (Bên kia sông Đuống). Dòng sông
Đuống như chảy về từ hoài niệm hiện lên đẹp đẽ, đầy gợi cảm, đôi bờ trù mật, xanh tươi, giữa những thanh bằng đầy tiêu tao ấy, nhà thơ rung lên tơ đàn, nốt nhấn rơi vào thanh trắc: “cát trắng, lấp lánh, biêng biếc, nhớ tiếc, xót xa” cũng là cảm giác nhức nhối bởi hiện thực đã chia lìa.
Một điểm thú vị nữa là Hoàng Cầm rất ưa chuộng thể thơ tự do, đa số các bài thơ được kiến tạo theo hình thức này. Toàn bài là những câu dài, ngắn so le, ngắt nhịp đầy bất ngờ, dụng ý:
Tôi người làng quan họ Quê mẹ bên này sông Cách quê cha một dòng nước trắng
(Tôi người làng quan họ) Đê mười tám khúc Văn Giang Chuông Bách Môn đổ xô gò má
Nẻo Đông Triều khép mở gió kỳ lân Chớp rạch dáng tiên vén xiêm xõa ngủ Thoắt chìm
Gấu đẩy đá Thiên Thai
(Đêm Thổ)
Những câu thơ ngắn như dấu lặng, là phút nghẹn ngào, bước ngoặt trong tâm trạng. Thơ Hoàng Cầm vì thế mà giàu chất kịch tính, đậm tự sự, cấu tứ bài thơ thường tổ chức theo hình thức một câu chuyện: mở đầu là chuyện đời người mẹ, thuở thiếu nữ vốn là cô gái xinh đẹp, mê hát quan họ đến khi lấy chồng, cuộc sống hôn nhân trắc trở khóa chặt tiếng hát cô, vậy mà cô dám bỏ lại sau lưng tất cả lời thị phi, cô đi theo khát vọng quan họ. Đến Về Kinh Bắc, mạch chuyện càng dày lên,
Đèn nhang I kể chuyện dòng họ hiển vinh, trong quá khứ đã lập công cho đất nước,
Đèn nhang II phảng phất Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều tái hiện cuộc
đời phù du mệnh bạc của người đàn bà nhan sắc. Đến Nhịp Hai - Kiếp trước và
Nhịp bốn - Rồi cùng đi tất cả, nhà thơ kể chuyện lịch sử dân tộc: Thánh Gióng
(Nắng phù sa), Mị Châu (Gió lông ngỗng), Trai đời Trần, Gái Hậu Lê. Có lẽ ấn tượng nhất là câu chuyện tình yêu trong Nhịp năm – Còn em.
Giống như một làn điệu âm nhạc bao giờ cũng xuất hiện điệp khúc, thơ Hoàng Cầm chính là dư vang của trầm tích quan họ, ca dao, đồng dao nên thủ pháp