Dấu ấn siêu thực trong cảm thức nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những biểu hiện của chủ nghĩa tượng trưng và siêu thực trong thơ việt nam hiện đại (Trang 145 - 154)

3.1 .Bối cảnh thơ khu vực miền Bắc giai đoạn 1945-1975

4.3. Dấu ấn của chủ nghĩa siêu thực

4.3.1. Dấu ấn siêu thực trong cảm thức nghệ thuật

Sự thay đổi mạnh mẽ của bối cảnh xã hội trong giai đoạn này là mảnh đất màu mỡ để các nhà thơ tái hiện hiện thực của giấc mơ. Đây cũng chính là điểm gặp gỡ giữa hiện thực thơ ca Việt Nam sau 1975 và hiện thực trong thơ siêu thực. So với các giai đoạn trước đó, ở giai đoạn này, siêu thực thể hiện ở trật tự cao hơn, toát

lên chiều sâu của thế giới tinh thần, tư tưởng của con người.

Hình tượng thơ mang tính đậm tính mộng mị, ẩn dụ. Đó là những biểu hiện đặc trưng của hiện thực siêu thực. Ta bắt gặp những hình ảnh thăm thẳm của cõi tâm linh, những hình ảnh ẩn dụ đầy ám ảnh trong thơ Mai Văn Phấn:

Sủi bọt. Rạn nổ. Vụn nát

Hơi nóng bốc cao ngùn ngụt giữa trời Nỗi khắc khoải không còn có ý nghĩa Sự đổi thay vượt quá sức mình

hay trong thơ Nguyễn Quang Thiều:

“Bàn tay chúng ta chuyển động. Không. Cái ly chuyển động. Không. Rượu chuyển động. Không. Đôi chân chúng ta chuyển động. Không. Con tàu chuyển động. Không. Nhà ga chuyển động. Không. Thành phố chuyển động. Không. Con cá bơi. Không. Nước bơi. Không. Dòng sông bơi. Không. Con chim bay. Không. Cái cây bay. Không. Bầu trời bay. Không. Tất cả không. Chỉ cái chết chuyển động. Và mang theo chúng ta.

(Trò chơi của ảo giác - Nguyễn Quang Thiều) Sự chuyển động đồng loạt của vũ trụ và con người một cách mờ ảo, rõ ràng mà lại không rõ ràng. Cuối cùng “chỉ có cái chết chuyển động” và mang theo con người về cõi xa xăm.

Tính ngẫu nhiên, phi lí của thơ siêu thực chính là kết quả của tính tự do trong sáng tạo tạo ra một trật tự mới cho thơ Việt Nam giai đoạn này. Sự mới lạ được tạo ra từ kĩ thuật đặt cạnh nhau những thực thể xa lạ, thậm chí đối lập để tạo ra một cái phi logic so với tư duy thông thường nhưng lại hợp lý với tư duy tâm thức của con người. Ta thấy những trật tự mới ngay trong tiêu đề của các nhà thơ. Những Ô mai,

Bến lạ… của Đặng Đình Hưng, Xô nát hoàng hôn biển, Bài ca những con chim

đêm…của Nguyễn Quang Thiều,Cốm hương, Những bông hoa mùa thu của Mai Văn Phấn, Giấc mơ của lưỡi, Nằm nghiêng, Rỗng ngực của Phan Huyền Thư…Đó là những tiêu đề mà chỉ nghe thôi đã thấy ngập tràn bóng dáng của siêu thực. Sự “lạ” tưởng chừng như ngẫu nhiên nhưng lại rất hợp lý. Đó là trật tự của tâm hồn,

của cái tôi bản thể trong sáng tác của mỗi nhà thơ. Cái tài của các nhà thơ siêu thực là xuất phát từ trạng thái tình cảm của bản thân, họ khái quát lên thành cái chung của thế giới với sự đảo lộn của mọi trật tự thông thường trong cuộc sống một cách tự nhiên. Có vẻ như thế giới trở nên xô lệch, dị thường, không đi theo chiều hướng mà người ta vốn thấy. “Mơ mộng, mộng tưởng và linh cảm như là biểu hiện của thế giới siêu thực xuất hiện dày đặc trong thơ Mai Văn Phấn” [109]. Ta hãy đọc những dòng thơ của Mai Văn Phấn:

Áo khoác kêu thất thanh khi đi qua bàn tủ Máy điện thoại im lìm ngủ

Chiếc kẹp ghim mở miệng giấu đi móng vuốt

Cán chổi móc vào tay người lao động, kéo chị ta về bên hố rác

(Biến tấu con quạ - Mai Văn Phấn)

Những hình ảnh khác lạ được đặt cạnh nhau và thổi vào đó sự khác lạ. Chiếc áo khoác trở nên lo sợ khi đi qua bàn tủ, cán chổi trở nên dữ dằn, nguy hiểm hơn…Tất cả những “biến tấu” này tạo ra chuỗi hình ảnh ma quái với những nội hàm tương phản. Nó mang lại những hình ảnh độc đáo và cảm giác sợ sệt tạo ra phong cách riêng biệt của Mai Văn Phấn trong những nẻo đường thơ siêu thực.

Các nhà thơ nói “không” với những lớp nghĩa nông cạn, dễ dãi, hời hợt một cách gay gắt. Nói một cách gay gắt vì ngay từ Thơ mới, các nhà thơ đã có ý thức phủ định những dòng thơ dễ dài, hời hợt của thơ lãng mạn trong cuộc chiến cũ – mới. Tuy nhiên, sự phủ nhận này mới chỉ tồn tại dưới dạng manh nha, bột phát, chưa mạnh mẽ như trong thơ sau 1975. Đây cũng chính là đặc điểm thể hiện sự nâng tầm của yếu tố siêu thực so với tượng trưng, nâng tầm khát vọng tự do, giải thoát lên một vị trí mới. Đề cao con người cá nhân, cái “tôi” bản thể được thể hiện mạnh mẽ. Tính bản thể được thể hiện qua sự phản ánh chân thật và tinh tế những trạng thái cảm xúc của con người. Sự lo âu, cảm giác bất ổn, hoang mang trước hiện tại siêu thực. Thơ luôn là tiếng nói của cái tôi trữ tình. Chưa bao giờ trong thơ vắng bóng cái “tôi”, nhưng cách thể hiện cái “tôi” ấy còn phụ thuộc vào quan niệm mĩ học, quan niệm nghệ thuật của mỗi nhà thơ và mỗi thời đại sáng tác. Thời trung đại,

trỗi dậy và đòi hỏi phải được giải phóng khỏi mọi khuôn phép, ràng buộc để trở thành “ta là một, là riêng, là thứ nhất”. Thơ cách mạng xuất hiện, cũng là lúc cái tôi tìm cho mình một hình thức biểu hiện khác: cái tôi tồn tại trong cái ta, biểu hiện qua cái ta; người nghệ sĩ luôn đau đáu ý thức rằng: “Khi riêng tây ta thấy mình xấu hổ”. Từ sau đổi mới, quan niệm sống, quan niệm thẩm mĩ của người nghệ sĩ thay đổi hoàn toàn. Đây là thời điểm người ta nhận thấy rằng cần phải sống thực, sống đúng với những cảm xúc cá nhân riêng tư, thế giới của cái tôi cá nhân, cái tôi thế sự đời tư, cá tính riêng cần phải được thể hiện và bộc lộ. Cái tôi được nói đến và trở thành đối tượng chính trong thơ trữ tình, thậm chí nhiều khi được đẩy đến cực đoan. Vô thức là một cõi mênh mang hoang dại, đầy bí ẩn mà con người khao khát làm chủ.

Vi Thùy Linh là một trong những gương mặt bừng sáng lên bởi cái “tôi” mạnh mẽ, kiên quyết, độc đáo, đậm dấu ấn cá nhân, luôn thể hiện khát khao của bản thân để chinh phục độc giả. Đó là cái “tôi” nồng nàn và táo bạo song hành cùng cái “tôi” cô đơn đến cùng kiệt. Nói đến nhà thơ nữ siêu thực này, chúng ta không thể không nhắc đến biểu tượng “độc mã”. Biểu tượng này xuất hiện mạnh mẽ trong thơ chị. Ta bắt gặp hình ảnh:

Cha mẹ định quàng dây cương vào tôi Hãy để con tự đi

Độc mã

(Tôi – Vi Thùy Linh) Ta cũng bắt gặp hình ảnh này trong bài thơ cùng tên:

Độc mã

Vượt trước gió

Cuốn ánh sáng dào dạt Đêm không ngủ

(Độc mã – Vi Thùy Linh)

Trong hành trình ấy, Vi Thùy Linh cũng thể hiện cái “tôi” ẩn đằng sau sự mạnh mẽ quyết liệt là tâm trạng bất ổn, hoang mang. Chị muốn được một mình bước trên con đường phía trước nhưng vẫn mong muốn được “song mã”:

Ruổi mãi ruổi mãi theo những câu kinh Tới vùng sa mạc ánh nhũ mặt trời xanh

Cùng cả tham sân si đầu thai kiếp khác “song mã”

Đó là những mâu thuẫn bản thể trong mỗi cá nhân con người. Vừa khát khao được bước đơn độc vừa khát khao được đồng hành để giảm bớt nỗi lo sợ. Không ít lần Linh tự khắc tạc chân dung của mình trong thơ. Và bao giờ đó cũng là hình ảnh của một Vi Thuỳ Linh mạnh mẽ, táo bạo:

Khe khẽ hoa Thuỳ Linh nở

Xuất thần một cuộc yêu chưa từng thấy Cơn mơ hoang tàn cháy.

...

Làm đoá Linh mẫu đơn Nở đến tận cùng chết

(Sinh năm 1980)

Hơn một lần, Linh đưa tên mình vào thơ với tất cả lòng tự tin và những giọt tình cảm sôi nổi. Linh cũng bộc bạch chân thành trong thơ rằng thơ của chị tuôn ra khi những dòng cảm xúc của chính cái tôi Vi Thuỳ Linh cồn cào, cuộn dậy:

Bình minh gióng lên trống ngực

Vượt những chóp núi, bằng những ngòi bút – không thể khác- Những câu thơ dồn nhau không kịp ý nghĩ

Bật máu

Và do đó trong thơ Vi Thuỳ Linh cái tôi luôn xuất hiện tự tin và mạnh mẽ. Khi thì Linh xưng “tôi” chững chạc và quyết liệt (“tôi dồn tôi vào tiếng gọi Tôi”) , có khi lại xưng “em” nhẹ nhàng nhưng luôn sôi sục và dạt dào xúc cảm (“Nơi em ở là phía ngày nắng tắt. Nỗi buồn nhiều như gió. Em ước được thả lên trời như bóng bay”). Cả Vi Thuỳ Linh, Bình Nguyên Trang, Phan Huyền Thư… và nói chung hầu hết các nhà thơ trẻ đều cố gắng và có khát khao muốn khẳng định cá tính, chân

dung “cái tôi” riêng. Đó cũng là một cách để họ khẳng định nét riêng, phong cách riêng cho những vần thơ của mình.

Dương Kiều Minh chất chứa những dự cảm, lo âu, trăn trở về sự tồn tại của bản thể trong mỗi con người: “Đời con thưa dần mùi khói/ mẹ già nua như những buổi chiều/ Lăng lắc tuổi xuân/ lăng lắc niềm thôn dã/ bếp lửa ngày đông/ Mơ được về bên mẹ/ ao xưa, mảnh vườn nhỏ ngày xưa/ bậc thềm giàn giụa trăng mỗi tối/

Bên những hoàng hôn loang lổ gò đồi/ mùi bạch đàn xộc vào giấc ngủ”(Củi lửa -

Dương Kiều Minh). Sự lo lắng thể hiện qua những giấc mơ về quá khứ và tâm trạng buồn bã của nhà thơ.

Tình yêu là một trong những nội dung được nhiều tác giả đề cập đến trong thơ sau 1975. Tình yêu được tái hiện qua các biểu tượng như: biểu tượng về ánh sáng, biểu tượng về bóng tối, thời gian…Nếu như với Xuân Diệu, ta từng bắt gặp sự vội vàng với thời gian:

Nhanh lên chứ, vội vàng lên với chứ Em ơi em tình non sắp già rồi

(Giục giã– Xuân Diệu)

thì trong thơ Vi thùy Linh, chị cũng muốn níu giữ thêm thời gian để tận hưởng cuộc sống. Nhiệt huyết, lòng ham sống, cuống quýt, vội vã được thể hiện mạnh mẽ, là những “giọt sống” quý giá trong thơ chị:

Tự như không thể yêu ai được nữa

Người đàn bà sống một mình, vừa muốn quên, vừa mong ngóng Chị cố tránh con đường xưa

Lại đêm Lại đêm

(Thiếu phụ và con đường – Vi Thùy Linh)

“Con đường xưa”, “lối cũ ta về” chan chứa bao kỉ niệm của người thiếu phụ. Đó là nơi gợi nhắc về một thời đã xa. Thời gian như nước qua cầu, nhà thơ muốn hóa mình thành con thằn lằn trắng. “Thằn lằn trắng” trở thành biểu tượng của thời gian, khao khát nắm giữ từng giọt thời gian chảy trôi của Vi Thùy Linh.

Gương ơi, bây giờ trong ta ra sao? Cô già hơn nhiều, so với tuổi

Sao đêm nỡ chan trăng mật vào chỗ ta ngồi

Gương, xin người đừng để ta thấy ta – màu tóc thật Gương

nứt dọc

Những cái lưỡi đang khuấy đảo ngoài kia

Ta chỉ kịp thấy vầng trăng co mình vào góc gương như con thằn lằn trắng

(Thằn lằn trắng – Vi Thùy Linh)

Màu chủ đạo của thằn lằn như sự phũ phàng của thời gian nhuộm bạc trắng con người, khiến con người muốn níu kéo thời gian nhưng không được. Thằn lằn cũng là biểu tượng cho miệng lưỡi thế gian – liên tục thay đổi chỉ trong tích tắc. Với những người trẻ tuổi như Vi Thuỳ Linh, Bình Nguyên Trang, Phan Huyền Thư …khát khao cuộc sống luôn đi kèm với khát khao tình yêu. Hầu như bài thơ nào của họ cũng nói đến những cảm xúc yêu đương, khát vọng được sống trong tình yêu mãnh liệt. Thơ mới với những tên tuổi như Xuân Diệu, Nguyễn Bính …đã từng nói đến tình yêu với đầy đủ mọi cung bậc cảm xúc của cái tôi riêng tư, đến thơ đương đại, ngọn lửa tình yêu lại được đốt cháy trong mỗi vần thơ của các nhà thơ trẻ, nhưng dường như táo bạo, quyết liệt hơn. Đặc biệt đến với thơ Vi Thuỳ Linh người đọc dường như có cảm giác rằng mọi sự sống, sự tồn tại của cái tôi cá nhân luôn gắn với tình yêu. Cô đã tạo ra một “miền anh” trong trái tim. Với Linh, tất cả những gì thuộc về người yêu là một thế giới riêng, với “mùa anh”, “con đường anh”, “phương anh”, “vầng mây anh”. Vi Thuỳ Linh yêu say mê, cuồng nhiệt và luôn day dứt với tình yêu. Những cảm xúc tình yêu: chờ đợi, nhớ thương, nuối tiếc, đau khổ, hạnh phúc…, tất cả đều xuất hiện trong thơ Vi Thuỳ Linh, và tất cả đều được đẩy đến cao độ. Nỗi nhớ tình yêu trong thơ của Xuân Quỳnh dẫu cồn cào nhưng vẫn còn mang vẻ hiền lành dịu dàng. Vi Thuỳ Linh cũng nhớ nhưng đó là nỗi nhớ của cái tôi

cuồng nhiệt, mạnh mẽ và quyết liệt. Táo bạo hơn nữa, Vi Thuỳ Linh (cũng như nhiều nhà thơ trẻ khác) đã đưa lên trang thơ của mình và nói một cách công khai về tình yêu nhục thể, những khao khát về tình yêu nhục thể.

Giống như Vi Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư cũng viết đầy cá tính:

Có khi

ý nghĩ nhảy múa

gối chăn còn phảng phất mùi ái ân tẻ nhạt

(Gửi: Ngày hôm qua –Phan Huyền Thư)

Xưa, Hồ Xuân Hương từng đưa chuyện chăn gối, tình yêu nhục thể vào thơ. Nhưng bà chỉ diễn đạt nó dưới dạng biểu tượng, thanh tục lẫn lộn. Đến thế hệ trẻ của những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, đó không còn là chuyện cấm kị nữa. Yếu tố sex, những hình ảnh khá táo bạo về tình yêu nhục thể trở nên phổ biến trong thơ. Tuy nhiên nhiều bài thơ của Vi Thuỳ Linh do quá lạm dụng yếu tố sex nên đã gây ra sự phản cảm với người đọc. Song dẫu sao khi nói đến tình yêu nhục thể, Vi Thuỳ Linh muốn bộc lộ một cái “tôi” khát khao tình yêu khát khao cuộc sống mãnh liệt đến tận cùng, sống hết mình với tình yêu, và tình yêu thì luôn gắn liền với sự sống.

Nếu như Vi Thùy Linh ghi dấu bằng những biểu tượng mang đậm chất bản ngã quyết liệt nhưng hoang mang thì Mai Văn Phấn lại bùng lên mạnh mẽ với biểu tượng “con người ngủ”. “Con người ngủ” trong thơ Mai Văn Phấn không ngủ để quên đi sự đời mà ngủ để “tỉnh”, để khám phá nội tâm sâu thẳm trong chính bản thân mình và người khác, đi sâu vào bản chất của hiện thực và chìm đắm vào mộng mị trần gian. Ta hãy cảm nhận hình ảnh này trong đoạn trích Chỉ là giấc mơ:

Xin tự nguyện làm đồ chơi, giẻ lau, trâu chó. Tôi cúi xuống đón chiếc ách lên vai

Tôi xù lông và bắt đầu sủa lớn Tôi lúc lắc và kêu bíp bíp

Tôi mài cơ thể mình xuống sàn nhà. Tôi chạy quanh và miệng sùi sọt Tôi nhễ nhại, giả chết, lồng lộn Tôi rã rời, loạn nhịp, vỡ tung Tôi thấm nước và vắt ra nước…

(Chỉ là giấc mơ – Mai Văn Phấn)

Đọc đoạn thơ, ta thấy bủa vây lấy tâm trạng “tôi” là sự lo âu tột độ trước một thế giới phi nhân tính. Trong thế giới đó, “tôi” phải tình nguyện làm đồ chơi, giẻ

lau, trâu chó – những thứ mạt hạ nhất, để có thể “tồn tại”. Thậm chí, dù đã biến

thành những thứ mạt hạ nhất, “tôi” còn phải giả dối nhất có thể, phải “xù lông”,

“sủa lớn”, “lúc lắc” “kêu bíp bíp”…như những món tiêu khiển để xã hội bằng

lòng. Sự mệt mỏi thể hiện rõ qua một loạt từ đặc tả mức độ: “nhẽ nhại, rã rời, loạn

nhịp, vỡ tung…..”. Đó phải chăng là sự cảnh báo trước về hậu quả của một xã hội

nếu sự vô tâm lấn án thành tâm?

Hướng tới giải phóng con người bản thể, giải tỏa những ham muốn, kìm nén bấy lâu làm con người bức bối, khó chịu bằng con đường của vô thức, cái phi lý, mộng mị. Giấc mộng là con đường khả dĩ nhất để lột tả bản chất của cá nhân đồng thời thể hiện khao khát sống, khao khát tự do của mỗi con người. Theo Piere Daco: “Không có gì có tính cá nhân hơn giấc mộng. Giấc mộng là sự thân mật tuyệt đối, là tình trạng khỏa thân toàn diện của chúng ta” [20 - tr. 10]. Tự do tinh thần của cá nhân được đề cao, con người vươn lên làm chủ chính bản thân mình. Với các nhà thơ theo khuynh hướng siêu thực, siêu thực chính là khoảng không gian vốn có trong mỗi cá thể. Ta thấy một thế giới “xô lệch” trong giấc mơ của Mai Văn Phấn:

Vẫn trấn tĩnh tiễn khách ra ngõ, Không thể tin, Quay theo mái nhà, Anh tôi, Đúng

vậy, Chỉ là giấc mơ, Còn cậu hãy đứng đằng kia…”, cơn mộng mi xa xăm chìm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những biểu hiện của chủ nghĩa tượng trưng và siêu thực trong thơ việt nam hiện đại (Trang 145 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)