Thơ Trần Dần sử dụng biểu tượng đầy ám ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những biểu hiện của chủ nghĩa tượng trưng và siêu thực trong thơ việt nam hiện đại (Trang 88 - 91)

3.1 .Bối cảnh thơ khu vực miền Bắc giai đoạn 1945-1975

3.2. Những biểu hiện của khuynh hƣớng tƣợng trƣng, siêu thực trong thơ Trần

3.2.2. Thơ Trần Dần sử dụng biểu tượng đầy ám ảnh

Ngay từ khi bắt đầu sự nghiệp cầm bút, giữa lúc chủ nghĩa lãng mạn còn đang làm mưa làm gió trên thi đàn, thì Trần Dần lựa chọn đứng vào chủ nghĩa tượng trưng. Thơ lãng mạn là sự phản ứng chống lại xã hội đương thời, con người muốn thoát li thực tế tìm đến một thế giới khác giúp con người quên đi cuộc sống mà họ cảm thấy chán ghét, vẽ ra một cuộc sống làm thỏa mãn "cái tôi" bị tổn thương. Chủ nghĩa lãng mạn còn được gọi là chủ nghĩa tình cảm, vì đề cao mộng tưởng và tình cảm nên con người muốn hướng đến một cuộc sống tự do, thoát khỏi mọi ràng buộc. Ở khung trời lãng mạn người nghệ sĩ được trả lại tất cả mọi quyền tự do để họ thỏa sức sáng tạo và tưởng tượng nên đa số các tác phẩm của họ hướng đến cái khoáng đạt, phi thường. Trong khi đó thơ tượng trưng lại tìm đến biểu tượng như một phương thức sáng tạo để chống lại lối miêu tả và biểu lộ tình cảm trực tiếp của lãng mạn. Bên cạnh đó, Trần Dần còn tiếp cận tượng trưng ở khía cạnh siêu hình, thơ có thể tiệm cận đến tính chất huyền ảo, rất gần với trạng thái sáng tạo vô thức. Nếu như sau này Hoàng Hưng chủ trương thơ “vụt hiện”, Lê Đạt thường lạ hóa ngôn từ bằng những kết hợp độc đáo, mở rộng liên tưởng Đông Tây kim cổ thì Trần Dần cũng sử dụng thủ pháp sắp đặt hình tượng nhưng lại thiên về biểu hiện ý niệm. Thơ Trần Dần hay xuất hiện những hình ảnh mang tính chất liên thông, kết chuỗi tạo nên nhiều ám gợi thân phận, mật độ dày nhất có lẽ là biểu tượng không gian. Không gian đầu tiên ám ảnh là phố. Phố - diện mạo đầy đủ nhất của đời sống

đô thị được Trần Dần coi như một vùng thẩm mĩ đặc biệt trong sáng tác. Hình tượng phố cũng bắt rễ từ hiện thực, nó cụ thể trên địa đồ như: phố Sinh Từ(Nhất định thắng),đường Hàng Song xanh lấm tấm sao chiều, bụi Cửa Trường, phố Hàng

Đồng đâm bổ xuống Bờ sông (Cổng tỉnh). Phố là một khách thể, nó như chứng kiến

thăng trầm, hoang hoải của đời sống, bức tranh về phố được vẽ bằng nét cọ mạnh mẽ, dằn xuống thành những ấn tượng gai góc, xù xì. Đậm đặc nhất về phố là Cổng tỉnh, thành phố Nam Định những năm 59 – 60 tàn tạ, héo úa, đầy bóng tối và ám ảnh bế tắc bao trùm, dẫu nương náu nơi “phố mẹ” nhưng Trần Dần cũng không được giải thoát, vẫn đeo bám nhiều ám ảnh.

Cổng tỉnh! Người đi nhoà nhoà Cổng tỉnh ! Lá rắc vàng hồ

Phố héo người đi

(Cổng tỉnh)

Đổ vỡ kinh hoàng hơn khi thành Nam quằn quại vì thương phế: “ Phố cụt bị

thương... phố mù khắc khoải”, phố lâm vào bi kịch tuyệt vọng, phố cùng

đường: “Phố hoang có ngọn đèn thắt cổ”.

Muốn nếm trải hết cuộc sống đô thị không gì khác ngoài việc đi vào giữa lòng phố. Nhà thơ đi về Cổng tỉnh, kể chuyện về đời người, những mất mát, khổ đau, đói khát trong chiến tranh, cả những ngày tháng cách mạng phố vùng lên dứt tung xích xiềng: “Người nô lệ khổ đạp thành già/ Tay lấm đám đông gày bẻ tan phố

xích” (Người phá tù – Cổng tỉnh). Theo hành trình kiếm tìm, nhận thức diện mạo

phố hiện ra bằng nhiều biến thể:

Phố nịt vú – phố rơi voan Phố nào thơm dạ hợp Phố nào nưn nứt nụ dò lan? Phố ngách biên vào phố đông

Chơm chớp đèn mi lam … tơ bòng mớ phố Biết đâu phố nào đục

(Gái trai thành quách bàn cờ - Cổng tỉnh)

Thành Nam thời Pháp thuộc hiện về trong kí ức nhà thơ, khi đó phố bắt đầu nhuốm màu bụi tục, nó đích thực là sản phẩm của văn hóa thực dân. Nhiều từ ngữ mang tính ám thị gợi ra tính chất mời mọc, lả lơi, tệ trạng: nịt vú, rơi voan, thơm dạ hợp. Quá khứ và hiện tại về phố đan xen, chập chờn hiện thân cho tính phi thời gian, xóa nhòa ranh giới nhưng bao trùm vẫn là không khí u ám, trầm uất. Cảm giác đó lan tràn sang không gian khác: vòm sao nhớn nhác, vực thẳm đường ga, cát bỏng, ngục thất căn buồng, quảng trường nheo nhóc lá, cột đèn câm, đại lộ khói…

Hình tượng phố không chỉ dừng lại ở một khách thể mà phố trở thành chủ thể, nó là những sinh linh mang thân phận người từ lúc khai sinh, đến trưởng thành, yêu đương, lao động, bế tắc, hoang mang: phố u ơ, phố vị thành niên, phố trăng non, phố dậy thì, phố cánh sen, phố đào, phố mận, phố chụm đầu, phố bơ vơ, phố thề, phố chờ, phố lỗi hẹn, phố phụ tình, phố bồ côi, phố goá, phố đói, phố rét, phố xào xạc, phố đèn vàng, phố đèn nâu, phố rỗng, phố nứt, phố khô dầu, phố long sơn, phố

cháy, phố đổ, phố què, phố máu, phố chết, phố xác, phố vôi bột, phố tha ma... Chỉ

có điều dù ở dạng thức nào thì nỗi cô đơn vẫn ngự trị lan vào mọi ngóc ngách:

Tôi cô đơn trời xanh cô đơn trời tía

Cô đơn nắng đào cô đơn mưa tái nhợt đầu ô Cô đơn lang thang trong các đám đông

(Bơ vơ – Cổng tỉnh)

Biểu tượng phố bộc lộ rõ nhất cái tôi của Trần Dần, nó không bao giờ tĩnh tại mà luôn vận động trong trạng thái chất vấn, hoài nghi, đối thoại với chính mình và với cuộc đời. Số phận của Trần Dần là chịu đựng nỗi cô đơn và sáng tạo âm thầm nhưng quyết liệt trong sự vây bọc của bóng tối. Sự kiện Nhân văn giai phẩm là một bước ngoặt, gạt Trần Dần ra bên lề đời sống văn chương chính thống trong vài thập kỉ nhưng biết đâu nói theo cách của nhà triết học Nietzsche “mất chính là được”, Trần Dần được mặc sức thực hiện những thử nghiệm của mình mà không cần phải đắn đo, suy nghĩ xem nó có phù hợp với thị hiếu đương thời hay không. Sáng tác của Trần Dần là minh chứng cho quá trình lao động nhọc nhằn trên cánh đồng nghệ

thuật và nói lên rõ nhất nghị lực cách tân vượt lên thời đại và chiến thắng sự trì trệ trong cá nhân con người mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những biểu hiện của chủ nghĩa tượng trưng và siêu thực trong thơ việt nam hiện đại (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)