Phương thức tạo hìnhđộc đáo của các nhà thơsiêu thực

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những biểu hiện của chủ nghĩa tượng trưng và siêu thực trong thơ việt nam hiện đại (Trang 77 - 81)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3. Những biểu hiện của chủ nghĩa siêu thực trong Thơ mới

2.3.3. Phương thức tạo hìnhđộc đáo của các nhà thơsiêu thực

Khác với thơ truyền thống, tạo hình bứt phá khỏi những rào cản của ước lệ, tượng trưng, thêm chiếc áo mới cho thơ ca giai đoạn này. Như đã trình bày, hình ảnh là thể tất không thể thiếu trong thơ siêu thực. Vì thế, phương thức tạo hình là một trong những yếu tố được các nhà siêu thực quan tâm hằng đầu và cũng là kĩ thuật làm nên sự khác biệt của khuynh hướng văn học này. Có nhiều phương thức

về cảm xúc…Trong đó, cách thức tạo hình phổ biến nhất là đặt những hình ảnh vốn rất xa nhau lại cạnh nhau để tạo nên những “va đập chói lòa của hình ảnh”. Những va đập này sẽ giúp nhà thơ bổ sung hoặc sáng tạo ra những lớp ngữ nghĩa mới cho hình ảnh.

Ta thấy sự kết hợp hình ảnh theo lối siêu thực trên nhiều cấp độ, không dễ cảm nhận, chẳng hạn cách tạo tác “nhạc trầm mi”, “hồn xanh ngát”, “trái xuân

sa”, “vai suối tươi”, “ngàn mày tràng giang”, “vây tóc mưa” …trong thơ Nguyễn

Xuân Sanh. Xuân Thu Nhã Tập đã chớm chạm đến “ngôi đền” siêu thực bằng cách cắt dán lắp ghép để tạo nên những hình ảnh lạ lẫm. Nhưng xét về mức độ, Xuân Thu chưa tạo ra được những hình ảnh sáng chói như thơ siêu thực phương Tây. Chính tôn chỉ phục hưng văn hóa phương Đông, giữ lại căn cốt của mình vừa là điểm mạnh, điểm riêng, nhưng cũng vừa là giới hạn của Xuân Thu, bởi tiềm lực truyền thống chưa đủ mạnh và sự thẩm thấu cái mới chưa thật sâu, sự hòa trộn giữa cổ điển và hiện đại chưa thật nhuần nhuyễn.

Một trường hợp khác là Chế Lan Viên, nhà thơ chủ độngsử dụng nhiều manh mối của chủ thể qua việc xưng Tôi, xưng Ta kết hợp với những từ ngữ có tính chất liên kết trạng thái, hành động hoặc biểu cảm, chỉ để các đối thể tự do vận hành làm cho chất siêu thực tăng lên. Thơ Chế Lan Viên có nhiều hình ảnh siêu thực nếu đứng riêng một mình hoặc tách ra đặt vào trí tưởng người khác. Tuy nhiên, những hình ảnh siêu thực đó lại được kết hợp, tổ chức trong những cú pháp giàu suy tưởng, khá logic, được “đạo diễn” bởi một chủ thể tỉnh táo và khôn khéo. Bởi thế, nhiều hình ảnh chỉ dừng ở cấp độ tượng trưng : « Đỉnh sọ trơ vơ tràn ý thịt, những miếng trần gian trong tủy cạn, vài vũng trăng u ám… điên cuồng giãy dụa giữa

vùng trăng »… Cấu trúc câu thơ của Chế Lan Viên là cấu trúc của suy tưởng, không

phải cấu trúc của giấc mơ, bởi thế, dẫu kinh hoàng vì thi ảnh nhưng người đọc vẫn có thể lần ra những manh mối của thi tứ, thi cảm. Ví dụ: « Kéo dùm anh, đi em, hai vạt áo/ Kìa bóng đêm kinh khủng chạy vào ta/ Nhạc đâu vang? Không, không hai

tiếng sáo/ Đang đuổi nhau như đuổi những hồn ma » (Trăng điên).

Ngoài ra, một số phương thức khác cũng được sử dụng nhiều như: Tạo hình từ những ý tưởng kỳ lạ, bí hiểm:“Trăng ơi! đừng bỏ kinh thành./ Hồn Cố Đô vẫn

thanh bình như xưa./ Nhỡn tiền chợt sáng thiên cơ,/ Biết chăng ảo phố mê đồ là

đâu?/ Ta say ánh lửa tinh cầu,/ Dựng lên địa chấn, loạn màu huyền không” (Sông

Núi giao thần); tạo hình bằng phương pháp so sánh hoặc sử dụng động từ “là” để

nối A với B kiểu như: “Trăng, vú mộng muôn đời thi sĩ/ Lá liễu dài như một nét mi/ Và này đây ánh sáng chớp hàng mi/ Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần/ Hơi

gió như người xưa yêu dấu… Độc giả không còn thấy thế giới hình ảnh tùng, cúc,

trúc, mai là thế giới của những hình ảnh táo bạo: “Trăng nằm sõng soãi trên cành

liễu/Đợi gió đông về để lả lơi” hay có khi gớm ghiếc, ghê rợn trong Thơ điên như:

quỷ sứ, mặt trăng đầy máu me thương tích, giun sán, ròi bọ”…Bên cạnh Trường

thơ Loạn, nhóm thi bút Dạ Đài với Đinh Hùng qua tập Mê hồn ca đưa chúng ta hòa vào với không khí liêu trai, kì ảo đậm phong khí phương Đông. Cõi nguyên thủy, thâm u của thơ Đinh Hùng lôi cuốn bởi những thi ảnh kì dị mà hoang sơ : « Lệ nhòa bóng núi, vệt dương sa, loài hoang thảo, bước chân cầm thú, ánh lửa bộ lạc, tình thái cổ, bóng ác thần, màu sương linh giác, trời ảo diệu, thành lạc hồn, biển giác,

cây từ bi, kỳ nữ, đêm huyền,...”. Cách kiến trúc hình ảnh phảng phất yếu tố siêu thực

*Tiểu kết

Như một luồng gió mới của văn học Việt Nam, Thơ mới đem đến hơi thở lạ lẫm cho văn học giai đoạn này, đặc biệt là ở sự lên ngôi của tượng trưng, siêu thực. Ảnh hưởng này được biểu hiện chủ yếu qua sự tương hợp, tương giao trong cảm nhận về thế giới, thế giới biểu tượng thể hiện tính mơ hồ, tư duy chủ quan của các nhà Thơ mới và nhạc tính trong thơ với các gương mặt tiêu biểu như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê. Với ảnh hưởng của chủ nghĩa siêu thực, giấc mơ là miền lý tưởng để khám phá hiện thực tuyệt đối, chìa khóa khám phá siêu thực là trực giác và đặc biệt thể hiện qua phương thức tạo hình độc đáo.

Mức độ ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực giai đoạn này tuy chưa mạnh mẽ như giai đoạn sau 1975 nhưng lại có ý nghĩa quyết định đối với sự lên ngôi của khuynh hướng này trong thơ ca hiện đại Việt Nam những giai đoạn tiếp theo. Nó khẳng định sự bứt phá mạnh mẽ của các nhà thơ để thoát ly khỏi những khuôn mẫu, quy ước, ước lệ trong thơ ca giai đoạn trước. Điều đó lý giải vì sao nhắc đến tượng trưng, siêu thực trong văn học Việt Nam, Thơ mới luôn luôn được đặt ở vị trí ưu tiên và được quan tâm nhiều nhất.

CHƢƠNG 3: YẾU TỐ TƢỢNG TRƢNG, SIÊU THỰC

TRONG THƠ VIỆT NAMGIAI ĐOẠN 1945 – 1975 VÀ NHU CẦU CÁCH TÂN, HIỆN ĐẠI HÓA THƠ

Giai đoạn 1945-1975 là giai đoạn hoàng kim của thơ ca kháng chiến. Thơ ca tượng trưng, siêu thực trong giai đoạn này chỉ tồn tại một cách âm thầm và mạnh mẽ trong sáng tác của một số nhà thơ và bùng cháy ở giai đoạn sau 1975 do hoàn cảnh lịch sử. Điều đó cũng tạo ra một bài toán khó trong việc lí giải những đặc điểm chung về ảnh hưởng của tượng trưng, siêu thực đến thơ ca giai đoạn này.

Trong bối cảnh đó, chúng tôi tìm đến ảnh hưởng của những tác giả điển hình trong thơ ca Việt Nam cho tượng trưng, siêu thực. Với sáng tác của những nhà thơ này, chúng tôi tìm thấy những nét riêng, đặc trưng trong nghệ thuật thơ tượng trưng, siêu thực với những mức độ ảnh hưởng khác nhau. Đồng thời, chúng tôi cũng tìm được những tiếng nói đồng điệu, cùng cất vang để dệt nên bức tranh, diện mạo chung của thơ ca tượng trưng, siêu thực giai đoạn này. Chính vì thế, ở chương này, do đặc trưng phát triển của giai đoạn, chúng tôi lựa chọn cách tiếp cận từ nghiên cứu điển hình nhằm làm rõ đặc điểm của tiến trình chung thông qua những tác giả, tác phẩm tiêu biểu của khuynh hướng tượng trưng, siêu thực. Thiết nghĩ, đây là một lựa chọn phù hợp để giải mã văn học trong bối cảnh cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những biểu hiện của chủ nghĩa tượng trưng và siêu thực trong thơ việt nam hiện đại (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)