Dấu ấn siêu thực trong cấu trúc văn bản ngôn từ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những biểu hiện của chủ nghĩa tượng trưng và siêu thực trong thơ việt nam hiện đại (Trang 154 - 180)

3.1 .Bối cảnh thơ khu vực miền Bắc giai đoạn 1945-1975

4.3. Dấu ấn của chủ nghĩa siêu thực

4.3.2. Dấu ấn siêu thực trong cấu trúc văn bản ngôn từ

Có phần tương đồng ảnh hưởng của tượng trưng. Ở thơ siêu thực, ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính, trữ tình. Đọc Ô mai của Đặng Đình Hưng, chúng ta thấy nhạc tính tự phát trong thơ một cách nhiệt thành, tự nhiên, tưởng như đã được nén chặt trong tâm khảm từ rất lâu rồi bùng phát, âm vang khắp không gian. Đó không phải là tiếng nhạc nhẹ nhàng, du dương mà “bông đùa rớm máu” và đầy trí tuệ. Trong

Lời giới thiệu cho tập thơ này, Hoàng Hưng đã khẳng định rằng Ô mai là thơ ở công

phu “làm tiếng Việt, thứ tiếng Việt quanh co và nhảy vọt, chắc nịch và lan man.

Em đã mất ấu thơ

mất ước mơ mất mùa tổ ấm. Nhà thơ ơi! anh có phép diệu kỳ

ước mơ mất làm lại hộ em đi! lửa tắt ngang chừng nhóm lại hộ em đi ! Tay lấm cọ hộ thành trắng mất tiếng ru ru hộ tiếng ru đầu

Cho em lại nụ cười đầu đầu fố ánh mắt đầu trong suốt ban mai Ngày mai

em muốn đi xa xa lắm làm lại hết

cho em lại sinh

sinh lại tuổi thơ đầu

Sinh lại mùa sinh. (tích tắc: ô nhớ! nhìn chả dám soi gương úp mặt) đừng khóc Đau thương bằng thánh Oan là thánh

Nghe, em của anh

đã thốt được ra lời em lấy lại được đời rồi lấy lại y nguyên

lấy lại được ước mơ

lấy lại ấu thơ lấy lại mùa tổ ấm bàn tay em trắng! nhìn em

Y nguyên! nụ cười đầu Y nguyên! anh mắt ban đầu.

(Ô Mai – Hoàng Hưng)

Nỗ lực lạ hóa cấu trúc thơ cũng là một trong những thành công của các tác giả. Các câu thơ được tách ra đứt gãy, một câu thơ được tách ra làm nhiều dòng khiến độc giả phải dừng lại để theo dõi và thể nghiệm. Đó cũng chính là dòng tâm tư của tác giả. Hầu như trong thơ Vi Thuỳ Linh hay thơ của Phan Huyền Thư, Bình

Nguyên Trang ta không còn bắt gặp các thể thơ đã từng được sử dụng rất nhiều trong lịch sử thơ ca như: lục bát, thơ bảy chữ… Thơ của họ là thơ tự do, có nhiều phá cách đột ngột. Họ luôn tự thiết kế ý tưởng do đó họ tự kiến tạo thể thơ, câu thơ, cấu trúc bài thơ cho phù hợp với ý tưởng ấy. Trong hai tập thơ của Vi Thuỳ Linh mà chúng tôi khảo sát, các bài thơ chủ yếu ở dạng thơ văn xuôi. Câu thơ có dáng dấp gần gũi một câu văn xuôi nhưng lại khác câu văn xuôi ở chỗ mang nhiều hình ảnh, nhiều chất thơ và được hình thành từ cảm xúc trực tiếp của nhà thơ. Trong kiểu câu thơ ấy những cảm xúc của cái tôi trữ tình trào dâng và không bị khuôn vào một giới hạn nào mà cứ tự do tuôn chảy. Vì sử dụng thể thơ tự do nên các câu thơ trong bài thơ thường có độ ngắn dài khác nhau tuỳ theo sự vận động của mạch cảm xúc:

Em tức tưởi trở về khoảng trời bóng đỏ Bóng chèn nhau

vỡ Lòng em vỡ

Em lại lầm lũi đến trước nhà anh nhặt xác nỗi buồn, đốt lên thành lửa Rồi đi

Sau lưng em ngày nắng tắt

(Từ phía ngày nắng tắt – Vi Thùy Linh)

Mỗi câu thơ như một nốt nhấn xoáy sâu hơn vào nỗi cô đơn, hờn tủi, tức tuởi trong lòng cô gái. Câu thơ một chữ, hai chữ, ba chữ … đan cài vào nhau khắc tạc từng bước đi lẻ loi của nhân vật trữ tình. Nỗi buồn, nỗi cô đơn chất lại, tụ lại rồi lan toả mênh mông. Lời thơ ngắn dài ấy dường như cũng là cách để làm hiện rõ nỗi thổn thức, tiếng khóc không thành lời trong lòng người thiếu nữ không tìm thấy tình yêu ấy. Kiểu câu thơ ngắn dài, câu thơ viết theo kiểu bậc thang được các nhà thơ trẻ khai thác triệt để và tạo nên những hiệu ứng thẩm mĩ tích cực cho những vần thơ của họ.

không có cảm giác chập chờn, ảo mộng khi bước vào thế giới Nhẹ của Nguyễn Bình Phương:

Chết làm ngôi sao đen

Nằm trên giường bình yên bí ẩn Chết không thở cùng hoa Thở cùng người đàn bà xa lạ Ở trong khu rừng ma Có những con hươu ma Chết nở một nụ cười sáng nhẹ Chẳng vĩnh biệt em chẳng vĩnh biệt ai Từ tốn mơ màng

Bông cải cúc ra đi

(Nhẹ- Nguyễn Bình Phương)

Ngôn ngữ của cái chết trong Nhẹ không hề giống với ngôn ngữ của cái chết trong đời thường. Cái chết trở nên mờ mờ ảo ảo nhưng chất chứa khát vọng sống, khát vọng hòa nhập với con người của nhà thơ. Một cái chết “từ tốn mơ màng” như bông cải cúc nhẹ nhàng ra đi. Đó là cách mà các nhà thơ siêu thực mong muốn hòa quện với bản năng, tâm linh và vô thức của bản thân và nhân loại, để tìm kiếm những miền siêu thực mới. Nếu như cái lạ trong ngôn ngữ của các nhà thơ Mới mới chỉ dừng lại ở mục đích tạo ra cái mơ hồ trong trực giác, gia tăng xúc cảm cho người đcọ thì ngôn ngữ của các nhà siêu thực đạt đến đỉnh điểm của xúc giác, giúp người đọc nhập thân và cảm nhận thấm thía cái mộng mị trong thơ của họ.

Cũng như nhiều nhà thơ trẻ khác, Vi Thuỳ Linh mỗi khi làm thơ đều muốn khẳng định và thể hiện cá tính độc đáo của chính mình. Cô đã “tự thiết kế” ý tưởng của mình và thể hiện những ý tưởng ấy qua việc sáng tạo, lạ hoá ngôn ngữ, cấu trúc câu thơ, muốn tạo cho mình thứ ngôn ngữ mang đậm dấu ấn sáng tạo cá nhân. Có lẽ chỉ trong thơ của họ ta mới bắt gặp những kết hợp từ kiểu như: im trắng, xanh lạc

kết hợp từ lạ kiểu như vậy, thế giới thơ của Vi Thuỳ Linh được mở rộng đến không cùng. Các sự vật dường như đều mang linh hồn, thành những sự vật sống. Linh trao cho lá cả tâm hồn cả hình hài của một con người:

Tưởng tượng lá bỗng tràn khắp không gian này

Tấm thân lá - mắt lá – môi lá- cửa yêu lá trên thân thể tôi

(Vườn mắt – Vi Thùy Linh)

Nhìn chung trong thơ siêu thực chúng ta có thể nhận thấy sự lên ngôi của hình ảnh. Các nhà thơ siêu thực chủ trương xây dựng tác phẩm hoàn toàn dựa trên những thủ pháp như: sự tương tự, cái nghịch lý, sự bất ngờ, sự thống nhất những cái không thể thống nhất được; qua đó, xuất hiện một bầu không khí đặc biệt có tính huyền ảo, phi lý...Nhiều kết hợp từ lạ được tạo ra từ việc lắp ghép từ nhiều khi tưởng như phi lí, phi logic. Từ thế kỉ XIX, André Breton, chủ soái của trào lưu siêu thực cho rằng : “Hình ảnh làm chủ lí trí”, ông xem việc kết nối những thực thể vốn rất xa nhau, không hoặc ít có mối liên hệ với nhau, bất chấp logic của lí trí như một nguyên tắc thẩm mĩ quan trọng. Có thể điểm xuyết trong kho tàng đồ sộ của thơ Pháp một số so sánh độc đáo, đẩy xa khỏi trí tưởng tượng, liên hệ logic của chúng ta:

Những chủ nhật đã đi qua như rắn nước đang đi qua

(Leiris)

Bão tố của mùa màng tốt tươi như bàn tay không ngón

(Eluard)

áo măng tô của nàng kéo lê như một mặt trời lặn và chuỗi ngọc trên cổ nàng đẹp như những chiếc răng

(Desnos)

Thế nên mới có những kiểu kết hợp từ lạ như: “tiếng rao héo” (Mùa đông

cuối cùng), “thảm nắng cong” (Soi mưa)… Đây chính là cách để Vi Thuỳ Linh tạo

cho câu thơ của mình những sắc điệu mới vượt ra ngoài phạm vi gò bó của cái biểu hiện, đồng thời kết hợp trong một câu thơ nhiều cảm giác cảm xúc. Dòng thơ của chị như đi bấp bênh trên biên giới của nhiều khoảnh khắc tâm trạng cộng hưởng lại,

rất khó để diễn đạt thành lời. Chẳng hạn như:

Em tức tưởi trở về khoảng trời bóng đỏ Bóng chèn nhau

vỡ

Em lầm lũi đến nhà anh nhặt xác nỗi buồn, đốt lên thành lửa Rồi đi

Sau lưng em ngày nắng tắt

(Từ phía ngày nắng tắt – Vi Thùy Linh)

Nếu dùng lí thuyết ngôn ngữ để phân loại, chúng tôi thấy rằng trong thơ Vi Thuỳ Linh cũng như trong thơ của Bình Nguyên Trang, Phan Huyền Thư…, các kết hợp từ xuất hiện ở rất nhiều dạng khác nhau như : Kết hợp danh ngữ ( danh từ chỉ loại +danh từ, định tố chỉ số lượng + danh từ, danh từ + danh từ, danh từ + động từ, danh từ + tính từ..) : bầy nắng, quán đời, rừng yêu… ; Kết hợp động ngữ (Động từ + danh từ, động từ +động từ, động từ + tính từ): ướp hi vọng, lau nắng, đói ngủ, cựa

mình thanh mảnh, … ; Kết hợp tính ngữ (Tính từ + danh từ, tính từ + động từ, tính

từ + tính từ) : vô tận anh, cô đơn rạng rỡ ; Các kiểu kết hợp từ khác : thật thiếu

phụ, cứ thói quen… Và hầu hết trong các tập thơ các bài thơ đều có các kết hợp từ

lạ. Riêng tập Đồng tử của Vi Thuỳ Linh : 220 kết hợp từ lạ / 59 bài, tương ứng 3,73 kết hợp từ lạ/ bài ; tập Linh của Vi Thuỳ Linh 98 kết hợp từ lạ / 50 bài tương ứng 1,96 kết hợp từ lạ / bài ; tập Chỉ em và chiếc bình pha lê của Bình Nguyên Trang 65 kết hợp từ lạ / 54 bài tương ứng 1,20 kết hợp từ lạ/ bài ; tập Rỗng ngực của Phan Huyền Thư 68 kết hợp từ lạ/ 24 bài, tương ứng 2,83 kết hợp từ lạ / bài.

Không chỉ “lạ hoá” ngôn ngữ thơ bằng các kết hợp từ lạ, các nhà thơ đương đại còn lạ hoá các ẩn dụ biểu tượng, sử dụng yếu tố tôn giáo huyền thoại để xây dựng các phương thức biểu đạt mới lạ, độc đáo và mang tính siêu thực. Liên tục trong thơ Vi Thuỳ Linh ta bắt gặp các hình ảnh kiểu như: bóng tối mới tinh, lưỡi

mưa, thế kỉ hoan lạc và đau đớn, mặt trời cuồng, mùa thu non… Đó là những biểu

tượng được hình thành bằng trí tưởng tượng, bởi những kinh nghiệm từ vô thức, vì vậy khó có thể khuôn chúng vào một ý niệm duy nhất. Với những hình ảnh, từ ngữ

đó nhà thơ đã phục sinh chữ, đưa chữ thoát khỏi thân phận của những kí hiệu đã bị ép khô về ý nghĩa, khiến chữ trở nên ám gợi, lấp lửng mơ hồ.

Thơ ca sau 1975 đến nay cho thấy sự bứt phá mạnh mẽ để kiến tạo nên những thể loại mới, tự do so với thơ truyền thống trước đó. Trong đó, thơ tự do và thơ văn xuôi là hai thể thơ được các nhà thơ ưa dùng. Thơ tự do không giới hạn các nhà thơ về vần điệu, câu chữ, tổ chức, bố cục, lại có thể phát huy ý tưởng bằng cách rút ngắn hay kéo dài, dung lượng, mở rộng bài thơ…tùy theo mục đích của tác giả. Thơ văn xuôi lại là một hình thức cách tân trong thơ ca hiện đại Việt Nam giai đoạn này. Ta bắt gặp những vần thơ không theo một cấu trúc nhất định nhưng lại cùng hướng về thể hiện được những khát khao mãnh liệt trong thơ Vi Thùy Linh:

Yêu nhau triệu năm dồn một đêm nay Yêu nhau đời đời không thỏa mảy may Ánh sáng múa thân xuân

Loài người lại khai sinh từ cõi ấy

(Tình tự ca – Vi Thùy Linh)

Trong thơ của Mai Văn Phấn, thể thơ tự do “lên ngôi” mạnh mẽ. Toàn bộ tập

Bầu trời không mái che đều được viết theo thể thơ tự do. Trong Sống hồn nhiên, nhà

thơ tự do sắp xếp bố cục bài thơ. Với ba phần được cấu trúc khác hẳn nhau, nhà thơ lột tả được cuộc sống mệt mỏi và khát khao “tung cánh” bay vào thế giới mới của con người. Với thơ văn xuôi, tuy Mai Văn Phấn không sử dụng nhiều bằng thơ tự do, nhưng với một loạt tác phẩm như: Vòng cung thời gian, Nghe tin bạn mất trộm, Mưa

trong đất, Mười bài tập mùa xuân...tác giả đã “diễn” lại những câu chuyện giả tưởng

với sự nhảy cóc của các sự kiện, ngôn từ phi tuyến tính, các câu, đoạn không theo trật tự thông thường, đôi khi gây cho độc giả cảm giác rất khó đọc và khó hiểu. Thơ văn xuôi của ông hầu hết là có cốt truyện. Ưu điểm của thể thơ này là có thể chuyển tải hiện thực đời sống đầy rối ren, phức tạp, bất toàn. Ta có thể thấy nỗi ám ảnh về quá khứ bị đánh cắp: “Sau giấc ngủ dài mới hay cả quá khứ bị đánh cắp. Trên cỏ xanh kia, những đỉnh núi đã bị san phẳng, hàng rào được đan bện cẩn thận đang co lên lơ lửng trên đầu. Mắt ngọn đèn soi trong đêm lầy lội cùng vẻ mặt quan trọng của người

hàng xóm giờ mủn bục…” (Di chứng – Mai Văn Phấn). Nhà thơ thể hiện nhiều trăn trở, suy ngẫm về cuộc sống, lịch sử theo chiều dài thời gian, từ quá khứ đến hiện tại và thể hiện khát khao vươn tới một cuộc sống: “Vội ve vuốt một mầm cây vừa mọc dưới chân và tưởng tượng ra mùi hoa trái dâng lên trong một khung cảnh mới. Đứng lên, ta hiểu mình vừa xua đi một nỗi kinh hoàng”.

Dương Tường là tác giả đã khá thành công với thể loại thơ tự do có thể cảm nhận đa giác quan:

Nen ren em quen Em về phố lặng Lòng đổ chuông llềnh lluềnh nước

(Noel 1 – Dương Tường)

Nét độc đáo của nghệ thuật thơ ca giai đoạn này còn nằm ở nghệ thuật tạo hình bằng những thủ pháp siêu thực như: phân mảnh, lắp ghép, tương phản đối lập, tạo hình của hội họa, sử dụng các yếu tố nghịch dị, sử dụng ngôn ngữ tả thực, giấu mặt triệt để cái tôi trữ tình, tạo ra những khoảng trống giữa các văn bản …Nghệ thuật tạo hình bằng thủ pháp siêu thực có khả năng tái hiện được thế giới siêu thực, huyền ảo.

Mỗi thủ pháp tạo hình lại có những mặt mạnh riêng của mình. Nếu như thủ pháp phân mảnh, lắp ghép, hiện thực dường như trở nên lộn xộn, không đi theo logic thông thường nhưng lại tái hiện được sự hỗn độn, bất toàn vẹn, phi tuyến tính của cuộc sống thì thủ pháp tương phản, đối lập, nhà thơ giúp con người phân định, nhận thức được bản thân trong dòng đời hỗn độn, xô bồ. Qua đó, các nhà thơ hướng đến mục đích cuối cùng là chỉ ra sự khác biệt, thậm chí dị biệt, xa lạ, đối lập trong thực tiễn cuộc sống, thể hiện những góc nhìn trái chiều, thậm chí u uất, để nhận thức, thể hiện khát khao và thay đổi thế giới hiện tại. Sự tương phản thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau, đó có thể là tương phản về không gian, thời gian, cảnh vật, cũng có thể là sự tương phản trong tư tưởng, lối nghĩ (trong thơ Mai Văn Phấn), giữa các nhỏ bé bình thường và cái phi thường lớn lao, cái thiêng liêng và cái trần

tục (trong thơ Nguyễn Quang Thiều). Trở lại với Biến tấu con quạ, chúng ta thấy cả một chuỗi mâu thuẫn nối tiếp trong bản thân hình ảnh này. “Con quạ” vừa thể hiện cho sự chết chóc, vừa thể hiện cho sự tái sinh, vừa là điểm bắt đầu những cũng vừa là điểm kết thúc, vừa là hiện thân của cái ác lại vừa là hiện thân của cái thiện…Điều đó cho thấy sự đa dạng, phức tạp – cũng là bản chất của cuộc sống trần tục. Tạo hình bằng yếu tố nghịch dị lại giúp nhà thơ đặc tả được yếu tố dị biệt, bất thường, trái với quy luật tự nhiên nhằm lột tả bản chất tha hóa, bất công của thế giới đang hiện hữu. Thế giới đó tồn tại tự nhiên như cơm ăn nước uống hằng ngày nhưng lại phi logic, dị biệt và khác thường như ở một nơi nào đó rất mờ ảo, thậm chí méo mó, tha hóa. Hình ảnh con gián và tâm trạng hoang mang của nó và con người được đặt trong mối quan hệ song đôi trước kiếp sống con người khiến cuộc sống hiện nguyên bản chất méo mó:

Con gián và tôi từ giờ sòng phẳng Nó chui ra. Tôi vô cảm

Nó gặm nhấm. Tôi ngập chìm Nó leo tường. Tôi thù vặt. Nó bài tiết. Tôi ăn gian Nó dò xét. Tôi mở đường Nó nghênh ngang. Tôi u muội.

(Chuyện còn dài – Mai Văn Phấn)

Sử dụng đối lập, Nguyễn Quang Thiều lại tạo ra những hình ảnh siêu thực từ việc khéo léo sắp đặt những chi tiết tả thực, thậm chí chân thực đến trần trụi sánh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những biểu hiện của chủ nghĩa tượng trưng và siêu thực trong thơ việt nam hiện đại (Trang 154 - 180)