Khám phá siêu thực bằng trực giác

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những biểu hiện của chủ nghĩa tượng trưng và siêu thực trong thơ việt nam hiện đại (Trang 76 - 77)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3. Những biểu hiện của chủ nghĩa siêu thực trong Thơ mới

2.3.2. Khám phá siêu thực bằng trực giác

Trong cõi mộng mơ, trực giác lên ngôi, được ưu tiên số một - điều dễ hiểu. Các nhà thơ cảm nhận bằng mọi giác quan, đó là điều còn được họ tin tưởng hơn cả là thế giới hiện thực đang hiện hữu hằng ngày. Các nhà thơ đề cao trực giác và cho rằng thi sĩ hòa nhập tuyệt đối, trở thành những siêu nhân của cuộc đời như: khách lạ, người mơ, người say, người điên. Họ tiềm ẩn những năng lượng bất thường và báo hiệu những bùng nổ phá cách trong thơ, sáng tạo trong trạng thái điên loạn như những kẻ lên đồng, nhập thần. Nó là những trạng thái “điên”, “mơ”, “say” được đẩy đến tột cùng – sáng tạo nằm ngoài hành lang kiểm duyệt của ý thức. Cái mơ của lãng mạn thuộc về lãnh địa của cảm xúc, nó vẫn nằm trong sự điều khiển của ý thức. Còn cái mơ, say, điên của siêu thực thuộc cõi vô thức, rất gần với quan niệm của Freud về sáng tạo như cách giải phóng những xung năng, những ẩn ức ngủ quên. Đó là khi cõi vô thức thức dậy và dành lại địa vị làm bá chủ trong tâm linh con người. Đó chính là trạng thái sáng tạo trong quan niệm của thơ siêu thực.

Từ 1936 đến 1945, Thơ mới đã hình thành những quan niệm thực sự đứt gãy so với thơ lãng mạn giai đoạn trước, thể hiện trong quan niệm của Trường thơ Loạn, nhóm Xuân Thu Nhã Tập, nhóm Dạ Đài. Có thể tìm thấy những điểm gần gũi với tư duy và phương pháp sáng tác thơ siêu thực trong các bài thơ văn xuôi của Hàn Mặc Tử

(Quan niệm thơ, Chơi giữa mùa trăng, Chiêm bao và sự thật,…), tựa tập Thơ điên

tựa tập Điêu tàn do chính hai tác giả Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên tự viết, tuyên ngôn Thơ của Xuân Thu Nhã Tập và Tuyên ngôn tượng trưng của Dạ Đài. Với họ, thơ là địa hạt của huyền diệu, thần bí, cao siêu. Hàn Mặc Tử gọi đó là “nguồn trong

trẻo” là một “cõi trời cách biệt”, là cõi “huyền diệu”, “mông lung”, “địa hạt siêu

thần”, “những bến bờ xa lạ của cảm giác”, là cõi giới của “Mơ ước”, “Huyền diệu”,

“Sáng láng” “vượt ra ngoài hẳn hư linh”, đó là nơi“rộng rinh không bờ bến”

thi sĩ mải miết bước vào như một “người khách lạ”. Chế Lan Viên gọi đó là “Dòng

sông Linh quằn quại”. Xuân Thu Nhã Tập gọi đó là “cõi vô cùng” với “những lớp

dày của tiềm thức và vô thức”. Dạ Đài gọi nó là cõi “âm u”, “vô biên” , là một cõi giới

cả thế giới đương thành và đương hủ …

Tuy nhiên, trong phạm vi tư liệu có được, chúng tôi không tìm thấy căn cứ xác thực cho thấy các nhà Thơ mới trực tiếp thừa nhận ảnh hưởng của trường phái siêu thực. Ngay cả bản Tuyên ngôn tượng trưng (Dạ Đài), có rất nhiều điểm gặp gỡ với chủ nghĩa siêu thực, nhưng ngay cách đặt nhan đề và cách các nhà thơ tự gọi mình là các “thi sĩ tượng trưng” cho thấy ở thời điểm muộn màng nhất của hướng tìm tòi cuối cùng trong Thơ mới - 1946, vẫn chưa có dấu hiệu thực chứng các nhà thơ Việt chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa siêu thực Pháp. Cần lí giải sự gặp gỡ giữa quan niệm của Thơ mới với chủ nghĩa siêu thực như thế nào? Theo chúng tôi, có thể đặt ra giả thuyết trong Thơ mới, các tác giả đã tiếp thu chủ nghĩa tượng trưng- chủ nghĩa có nhiều điểm gần gũi với siêu thực. Trên cơ sở đó, họ đã tự mình phát triển quan niệm thơ và chạm đến nghệ thuật siêu thực. Có thể khẳng định siêu thực xuất hiện ở Thơ mới trên hai mức độ: thứ nhất, đó là thứ siêu thực tự phát được hình thành theo sự vận động tất yếu của đặc trưng, bản chất thơ; thứ hai, đó là thứ siêu thực tự giác nhưng gián tiếp ảnh hưởng qua sáng tác nước ngoài và theo đà phát sinh tự nhiên mà từ tượng trưng đã dấn bước dần sang siêu thực.

Trực giác là sự kết hợp hài hòa giữa những rung cảm của nhà thơ hòa quện với vũ trụ. Đó là những rung động hết sức tinh tế trong thơ Xuân Diệu với: “Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ lòng/Đàn ghê như nước lạnh trời ơi!/Long lanh tiếng sỏi

vang vang hận/Trăng nhớ Tầm Dương nhạc nhớ người” (Nguyệt cầm). Hay bằng

trực giác, Bích Khê đã cảm nhận được những cái vô thức, tâm linh đằng sau hiện thực hiện hữu. Đây cũng chính là cơ sở bắc nhịp cầu cho Hàn Mặc Tử đến với thơ Loạn, Chế Lan Viên đến với thế giới kinh dị của những giấc mơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những biểu hiện của chủ nghĩa tượng trưng và siêu thực trong thơ việt nam hiện đại (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)