Lối viết tự động

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những biểu hiện của chủ nghĩa tượng trưng và siêu thực trong thơ việt nam hiện đại (Trang 91 - 93)

3.1 .Bối cảnh thơ khu vực miền Bắc giai đoạn 1945-1975

3.3. Những biểu hiện của khuynh hƣớng tƣợng trƣng, siêu thực trong thơ

3.3.1 Lối viết tự động

Lối viết tự động (automatic writing) là khái niệm quan trọng của chủ nghĩa siêu thực. Mục đích của nó là giải thoát khỏi sự ràng buộc của ý thức, khai phá nguồn vô thức phi logic, đầy tính trực giác, chủ nghĩa siêu thực đề xướng tư tưởng mĩ học phản lí tính, phản đối quyết liệt chủ nghĩa hiện thực. Cốt lõi của phương pháp sáng tác tự động là nhà văn ghi lại lập tức từ ngữ, hình ảnh, dòng ý tưởng chợt xuất hiện trong đầu, tác phẩm nhiều khi được sáng tạo trong trạng thái lơ mơ, nửa thức nửa tỉnh, thậm chí như “nhập đồng”, người viết bị ngòi bút thôi miên không thể kiểm soát. Có được điều ấy là do kết quả của vô thức, vì vậy, những văn bản này đúng là những tác phẩm nghệ thuật thuần khiết. Kiểu ghi chép bằng vô thức đưa thơ trở về bản thể nguyên sơ, thuần khiết nhất, bởi thế ranh giới hay – không hay trong nghệ thuật bị xóa nhòa mà chỉ còn duy nhất sự chân thật. Đặc điểm này phù hợp với tư duy nghệ thuật thơ Hoàng Cầm, ông làm thơ không theo một chủ định nào, chẳng mấy khi ngồi nghĩ thơmà phần lớn nó tự đến từ một rung cảm, một hoài niệm hay một nỗi niềm nào đấy. Những cảm xúc thường đến trong đêm khuya khi mà cái tôi ý thức đã chìm khuất, cái tôi vô thức bừng tỉnh sống dậy mãnh liệt. Thi sĩ sáng tác bởi sự khởi phát từ những ẩn ức, kết hợp giữa ý thức và vô thức, thậm chí nhiều khi dùng trực giác để thấu thị thế giới. Ở những kiệt tác, Hoàng Cầm chìm vào vô thức để sáng tạo, ngòi bút tự tuôn chảy. Đầu tiên là bài thơ Bên kia

sông Đuống. Một đêm giữa tháng tư năm 1948, khi đang công tác ở chiến khu Việt

Bắc, Hoàng Cầm rơi vào trạng thái bồn chồn, thao thức, tâm tư rối bời sau khi nghe báo cáo về quê hương mình bị giặc Pháp xâm lược kéo lên tàn phá, giết chóc. Ngay lúc đó, Hoàng Cầm chưa định viết gì. Nhưng đến nửa đêm vắng lặng, bỗng văng vẳng bên tai ba câu:

Anh đưa em về sông Đuống Ngày xưa… cát trắng phẳng lì.

Ngay lập tức, ông bèn ghi ngay và cứ thế cảm xúc trào ra một mạch dài. Ông “viết rất nhanh, sợ không theo kịp những thanh âm, làn điệu, đang cuồn cuộn dâng lên trong lòng mình. Cho đến gần sáng thì xong bài thơ” [13 - tr 201]. Đến thi phẩm

Lá Diêu Bông mọi nguyên nhân trực tiếp hình thành, cảm hứng gần như bị rũ bỏ.

Lúc đó là thời điểm quá nửa đêm mùa rét 1959, ông thao thức không ngủ, chợt bên tai vẳng lên một giọng nữ rất nhỏ nhẹ mà rành rọt, đọc chậm rãi, nghe như từ thời nào xa xưa vọng đến: “Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng. Tôi (Hoàng Cầm) ghi lia lịa trong bóng tối mờ. Đến lúc giọng nữ im bặt hẳn, lòng tôi nhẹ bẫng đi, được một lát thì tôi ngủ tiếp. Sớm hôm sau nhìn lại trang “bản thảo” kia thì có chỗ rõ, đọc được, nhiều chỗ dòng nọ đè lên dòng kia, chữ này xóa mất chữ khác. Phải mất nửa giờ, tôi mới tách được ra theo thứ tự đúng như những lời người nữ kì diệu nào đó đã đọc cho tôi viết lúc quá nửa đêm hôm qua” [13- tr 202]. Tuy nhiên những điều đó không có nghĩa là Hoàng Cầm được trợ lực từ lực lượng thần bí, siêu nhiên nên không cần sáng tạo mà bản chất có được những nguồn đột khởi ấy là do cả một quá trình thi nhân đã nung nấu, nén chặt trong tiềm thức đến lúc gặp thời điểm thích hợp nó tràn ra thành tiếng nói văng vẳng bên tai. Những câu thơ hay, hình ảnh sáng tạo không phải là thứ tự nhiên mà đến, nó là sản phẩm của quá trình trăn trở, lao động nghệ thuật miệt mài, thậm chí là kết tinh sau nhiều năm phát hiện. Có được hình ảnh “lá diêu bông” bất hủ như vậy là bởi nhà thơ không bao giờ nguôi quên mối tình thơ trẻ, là cậu bé 8 tuổi, 12 tuổi đã biết choáng ngợp trước dung nhan chị Vinh: “Giọng ngọt, say như mật ong, đôi mắt đen thăm thẳm với hàng mi cong và dài, má luôn ửng đỏ, môi luôn luôn hồng lại thường hay cắn chỉ quết trầu, răng đen rưng rức hạt na” [13 - tr173],kỷ niệm ùa về những ngày Tết đến xuân về, chị cho ngồi sát bên chơi bài Tam cúc, những đêm hè trăng sáng theo chị đi hát trống quân, hát ống, hát giao duyên, hát quan họ. Trở lại với tâm lí sáng tác của Hoàng Cầm, giọng người nữ mà Hoàng Cầm kể lại ở trên có lẽ là hiện thân của vô thức khi sáng tạo. Vô thức luôn ẩn náu, thường trực, chỉ đợi cơ hội là trỗi dậy mạnh mẽ. Hơn nữa

các phương tiện của hữu thức thì hữu hạn còn các phương tiện của tiềm thức thì lại vô cùng. Nhưng điều quan trọng là vô thức có khả năng chọn ra một phương án tối ưu trong hàng nghìn phương án dự liệu, mà thao tác chọn lựa này chỉ diễn ra trong khoảng một khoảnh khắc rất nhanh. Phương thức làm thơ kỳ diệu như thế cũng đưa người đọc vào thế giới tâm linh bí ẩn, nhưng “Ai đem phân chất một mùi hương”

(Xuân Diệu), việc giải mã những ẩn ngữ nghệ thuật trong thơ Hoàng Cầm không hề dễ dàng.Tuy nhiên đọc thơ Hoàng Cầm người đọc có thế thấu suốt từ hai nguồn cảm hứng dân tộc và tình yêu nên thơ dù xuất hiện trạng huống vô thức nhưng không rơi vào khó hiểu mà vẫn xuất hiện giá trị thẩm mĩ đầy thu hút.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những biểu hiện của chủ nghĩa tượng trưng và siêu thực trong thơ việt nam hiện đại (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)