Sử dụng biểu tượng trong Thơ mới

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những biểu hiện của chủ nghĩa tượng trưng và siêu thực trong thơ việt nam hiện đại (Trang 57 - 66)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2. Những biểu hiện của chủ nghĩa tƣợng trƣngtrong Thơ mới

2.2.2. Sử dụng biểu tượng trong Thơ mới

Để biểu hiện thế giới trong chiều sâu cảm thức ấy, các nhà tượng trưng đúc kết và sử dụng biểu tượng nghệ thuật. Thao tác tư duy sáng tạo ở đây là sự liên kết về mĩ cảm giữa chủ thể khi cảm nhận và tính chất, đặc trưng của đối tượng. Biểu tượng nghệ thuật có thế mạnh ở sức gợi liên tưởng sâu xa đồng thời khơi dậy nên những cái mơ hồ trừu tượng hay nói đúng hơn nó hiện hữu tính đa trị, đa nghĩa, mang đến khả năng biểu đạt những liên hệ trong chiều sâu đối tượng mà sự tả thực thuần túy không thực hiện được. Để hình thành nên biểu tượng phải có sự kết hợp hai chiều, một mặt nó mang tính khách quan vì biểu tượng tồn tại trong bề dày văn hóa nhân loại, là kết tinh kinh nghiệm thẩm mỹ của con người, mặt khác nó cũng là sản phẩm của tư duy chủ quan, thể hiện trí tuệ, tư tưởng cá nhân người nghệ sĩ sáng tạo. Trong tập Những

bông hoa Ác của Baudelaire, lần đầu tiên trong lịch sử thơ Pháp đã xuất hiện một

Con người đi trong thiên nhiên qua những rừng biểu tượng Chúng quan sát con người với những cái nhìn thân quen

Khác biệt với nguyên tắc miêu tả trực tiếp sự vật và bộc lộ mọi nỗi niềm trong thế giới nội tâm của thơ lãng mạn, Baudelaire và các thi sĩ cùng chí hướng nhấn mạnh rằng cần kiến tạo vạn vật thông qua “tượng trưng”. Ở đây “tượng trưng” nghĩa là khơi mở “một ý nghĩa rộng hơn chính nó” [134 - tr 198], đồng thời “từng bước gợi ra một vật thể, và như thế là phơi bày một tình cảm, hay nói ngược lại, đó là nghệ thuật lựa chọn một vật thể để từ đó rút ra một tình cảm. Quá trình này không được làm lộ liễu mà phải thông qua ám thị” [134 - tr 199]. Baudelaire “ông vua thi sĩ” – sáng tạo những biểu tượng thẩm mỹ mang ý nghĩa khải thị thế giới, kết nối con người và vũ trụ, vô thức và hữu thức, tự nhiên và siêu nhiên, ông từng có thi phẩm

Chim hải âu cũng tiêu biểu cho tính biểu trưng này. Hình ảnh chim hải âu tung

cánh, kiêu hãnh trên sóng cả gió to nhưng khi rơi xuống sàn tàu trở thành trò chơi thảm hại cho những gã thủy thủ, chính là hiện thân của số phận người nghệ sĩ giữa sóng gió cuộc đời.

Người thi sĩ như (chim hải âu,) đế vương trên chín tầng mây Chim bay trong bão táp và nhạo cười kẻ giương cung bắn ; Bị đày xuống mặt đất giữa những tiếng la ó,

Hai cánh khổng lồ ngăn trở bước chân chim.

Nhìn chung với ảnh hưởng của bút pháp tượng trưng trong thơ Pháp, các nhà thơ của phong trào Thơ mới đã có ý thức sử dụng hệ thống biểu tượng khá phong phú góp phần tạo nên giá trị hàm súc, khả năng ám gợi mãnh liệt. Trước hết trong Thơ mới đậm đặc những biểu tượng thiên nhiên. Thực ra ngay từ khi có ý thức giãi bày tâm tư, tình cảm qua thơ, con người đã dậy lên nhu cầu, khát vọng được khám phá thế giới xung quanh mình. Thiên nhiên, vũ trụ, thế giới là cõi rộng lớn vô biên và trường cửu nhưng cũng chính là khách thể gần gũi luôn bao bọc, che chở cho con người nương náu. Biểu tượng thiên nhiên được đúc kết sớm nhất trong nhận thức của nhân loại, tuy nhiên với mỗi thời đại, mỗi dân tộc, trong những môi trường văn hóa vận động, phát triển khác nhau những biểu tượng ấy lại có sự thay đổi, biến thể

phù hợp. Để hình dung về thế giới, con người tìm ra mối tương thông giữa ba tầng bậc không gian là cõi thượng giới (thiên đàng), cõi trần gian và địa phủ (địa ngục). Quan niệm phương Đông và phương Tây cũng có sự gặp gỡ, tương đồng về cách nhìn bao quát này.

Theo logic tư duy thông thường, mã biểu tượng về thượng giới bao giờ cũng biểu trưng cho một cõi thanh sạch, cao khiết, thiêng liêng. Ở nơi đó luôn ngự trị những ý niệm tốt đẹp, lí tưởng nhất, xứng đáng là khát vọng vươn tới của con người. Thi sĩ Baudelaire, người rất coi trọng biểu tượng, cũng khắc tạc trong các thi phẩm của mình một cõi “Thượng thinh không” tuyệt mĩ, đầy khoái cảm thăng hoa, thậm chí kêu gọi con người thanh tẩy tâm hồn để xứng đáng dọn mình đến nguồn tuyệt đích ấy:

Hãy bay xa những khí tanh hôi bệnh hoạn, Rửa bụi trần ở khoảng Thượng thinh không. Hớp lửa đỏ chan hòa mấy từng xanh tinh khiết Như uống ly nước thiêng trong trẻo tột cùng

(Lên cao, Trần Mai Châu dịch)

Biến thể của cõi thanh cao này là chốn bồng lai tiên cảnh, cõi thiên thai, chốn đào nguyên. Nơi ấy vạn vật lấp lánh ánh sáng, cảnh trí tươi đẹp, có hiện hữu sự sống nhưng không hữu hạn mà vĩnh hằng, tuyệt đối, thấp thoáng bóng dáng những bậc thần tiên với tâm hồn trong sạch, không gợn chút vẩn đục hờn ghen, đố kị. Thế Lữ là thi sĩ mở đầu Thơ mới, đồng thời với ngòi bút thơ lãng mạn ông đã phác thảo và gợi dẫn cho hậu bối sau này một bức tranh tiên giới thật đáng mơ ước. Cách hiểu gần gũi hơn về nơi thượng giới chính là cõi trời, bầu trời, nhà thơ Huy Cận khi viết tập thơ Lửa thiêng đã sớm có ý thức kết nối không gian này với vũ trụ mênh mông, sâu thẳm. Từ hình ảnh tả thực như “Nắng xuống, trời lên, sâu

chót vót/ Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”, bằng cảm hứng muốn chiếm lĩnh tầng

cao, đa chiều nhà thơ nhà thơ liên hệ không gian nội tâm thông giao với không gian ngoại cảnh. Mặt khác, Huy Cận còn nung nấu một quan niệm độc đáo về cái đẹp, ông cho rằng cuộc sống đẹp nhất, hạnh phúc nhất không có trong hiện tại mà

chỉ tồn tại trong quá khứ. Chính vì vậy không gian và thời gian luôn gắn liền với nhau, “trời xưa” hay “cõi biếc” chứa đựng sự cân bằng, an nhiên, rất đỗi hài hòa giữa con người, vạn vật: “Thời khắc đang đi nhịp thái bình/ Dịu dàng gió nhạt

thổi mây xanh/ Hàng cây mở ngọn kêu chim đến/ Hạnh phúc xem như chuyện đã

đành” (Bình yên). Tâm hồn con người tìm được tọa độ neo đậu là quá khứ - cõi

“trời xưa”: “Gió qua là ngọn triều lên/ Hiu hiu gió đẩy thuyền trên biển trời/ Chở

hồn lên tận chơi vơi/ Trăm chèo của Nhạc muôn lời của Thơ/ Quên thân như đã

quên giờ/ Tê mê cõi biếc bến bờ là đâu” (Trông lên). Vẫn khai thác biểu tượng cõi

thượng giới, nhưng với tác động của cảm quan tôn giáo, thi sĩ Hàn Mặc Tử mang đến một cách biểu hiện mới lạ đậm chất phương Tây. Trong những năm cuối đời phải vật lộn với căn bệnh tàn bạo, thơ ông càng tha thiết, thanh thoát, an nhiên, chấp nhận, không còn chất gào thét điên cuồng dữ dội, như đã trút hết cơn “lâm lụy” nơi trần thế, dọn sạch mình để chuẩn bị đi vào cõi vĩnh hằng viên mãn. Thi sĩ viết Đêm xuân cầu nguyện, Mùa xuân hôn phối, Thánh nữ đồng trinh Maria, ... với tầm lòng thành kính, sùng mộ, nhất mực khát khao được đến nơi “thiên triều ngời chói vạn hào quang”:

Như song lộc triều nguyên ơn phước cả Dâng cao dâng thần nhạc sáng hơn trăng Thơm tho bay cho đến cõi Thiên Đàng

(Thánh nữ đồng trinh Maria)

Tầng không gian biểu trưng thứ hai trong thế giới nghệ thuật của các nhà Thơ mới là chốn trần gian. Một diều dễ dàng nhận thấy là cõi trần rất cụ thể và gần hơn trong suy cảm của con người, nó đại diện cho sự gắn bó, giao hòa với cuộc sống thực tại. Nhiều thi sĩ Thơ mới lựa chọn cách thoát ly hiện tại tìm về quá khứ vàng son hoặc mơ tưởng đến cõi thần tiên hư ảo nhưng Xuân Diệu là nhà thơ yêu mến và trân trọng từng phút giây được hít thở bầu không khí của nơi trần giới nhất. Ông không ngại ngần bộc bạch ước nguyện tha thiết được những phần thân thể mình hóa thành thân, lá, rễ của loài cây khỏe khoắn, hút say mê mạch đất dạt dào:

Ta ôm bó, cánh tay ta làm rắn Làm dây đa quấn quýt cả mình xuân Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần Chân hóa rễ để hút mùa dưới đất

(Thanh niên)

Biểu trưng về nơi trần thế cũng được chuyển hóa linh hoạt thành những hình ảnh quen thuộc như: khu vườn, con đường, cánh rừng, dòng sông, ngọn suối, hồ nước, ... nhưng tập trung nhiều giá trị thẩm mĩ và cũng hiện diện với tần số nhiều nhất là biểu tượng vườn. Huy Cận viết trong Ngậm ngùi: “Nắng chia nửa bãi chiều

rồi/ Vườn hoang trinh nữ khép đôi lá rầu”, Hàn Mặc Tử ngỡ ngàng với khoảnh

khắc khu vườn ngời lên như ngọc biếc: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”, nhất là Xuân Diệu có cảm hứng đặc biệt với biểu tượng này. Không ít lần trong thơ của ông đã khắc họa những khu vườn, mảnh vườn xinh đẹp, tươi tắn, rộn ràng: “Giữa vườn

ánh ỏi tiếng chim vui” (Nụ cười xuân), “Vườn cười bằng bướm, hót bằng chim”

(Lạc quan), “Đây là vườn chim nhả hạt mười phương” (Cảm xúc), “Vườn non sao!

Đường cỏ mộng bao nhiêu” (Xuân đầu), “Đem chim bướm thả trong vườn tình ái”

(Phải nói)... Trong kho tàng văn hóa nhân loại, mã biểu tượng vườn có gốc rễ từ cổ

xưa, ngay trong kinh Thánh đã xuất hiện khu vườn địa đàng, ảnh hưởng từ đó mà khu vườn nơi trần giới cũng có tính chất như một thế giới lí tưởng được thu nhỏ. Ở nơi đó thường ngự trị niềm vui, sự an lành, hạnh phúc, luôn tràn đầy vẻ đẹp cỏ cây hoa lá, hương thơm, sắc màu, âm thanh. Thơ Pháp thế kỉ XIX tràn ngập biểu tượng khu vườn, nó được sáng tạo bằng cảm hứng tươi mới, tràn đầy niềm vui, sự hoan lạc, nhà thơ Henry De Resgnier còn ca tụng vẻ đẹp của vườn trần sánh ngang cùng huyền thoại, ông đặt tên bài thơ là “Ám chỉ Narcisse” (L‟allusion a Narcisse):

Trời đã tối. Chim chập chờn nội cỏ, Trong vườn cây trái chín đỏ trên cành Nghe sương xuống đang lần lần nhẹ rụng. Dòng suối trong đến uống nước thơm lành,

Với thi sĩ Xuân Diệu, biểu tượng này còn thêm nét mới trở thành vườn tình ái, là không gian hội ngộ của lứa đôi. Thiên nhiên, sự vật trong vườn vô cùng tình tứ, luôn quấn quýt có cặp có đôi, vẫy gọi con người tận hưởng những hoan lạc, ân ái trong tình yêu. Có lẽ vì thế mà biểu tượng vườn không chỉ dừng lại ở những nét đẹp chân thực, sinh động mà còn có khả năng gợi lên ấn tượng về nhục cảm vốn là khát vọng thầm kín của tuổi trẻ. Đứng trước thanh sắc của vườn trần cũng không khác gì được chiêm ngưỡng một thiên đường trên mặt đất, con người càng thêm yêu đời, tha thiết muốn gắn bó và dâng hiến những điều tinh túy nhất cho cuộc sống thực tại. Các nhà thơ tượng trưng còn có sự đột phá trong quan niệm thẩm mỹ, đồng thời họ cũng thấm nhuần tư duy nhị nguyên. Baudelaire đã ảnh hưởng sâu sắc đến Bích Khê, đúng hơn là trường thơ Loạn và nhiều nhà thơ khác ở các chặng đường sau như Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng khi ông cho rằng: “cái đẹp bao giờ cũng lạ lùng”, nó có thể đến từ bất cứ nơi nào trên thế giới: từ “thiên đường” cũng như từ “địa ngục”, là “trời cao” hay “vực thẳm”, là Thượng đế hay “quỷ sa tăng”. Tinh thần nhị nguyên cũng chỉ dẫn cho thi sĩ tượng trưng thấy được ý niệm về sự hiện hình hai mặt đối cực của thế giới, chốn đào nguyên, thiên đường luôn đồng hiện song hành cùng tầng sâu, hố thẳm âm phủ, địa ngục. Trong ý nghĩa biểu tượng của nhân loại nếu thiên đàng được kiến tạo bao phủ ánh sáng rực rỡ, chói lòa với vai trò độc tôn của đấng tối cao và nó như một phần thưởng đối với đạo đức, lương tri tu dưỡng của con người thìtầng địa phủ là sự trừng phạt, nơi gieo rắc cái chết, sự tối tăm, ngự trị nhiều ám ảnh ghê rợn.Thật ấn tượng khi các thi sĩ tượng trưng tìm thấy nhiều cảm hứng đặc biệt đối với nơi đây, họ coi đó là một cuộc viễn du kì lạ và tỏ lộ nhiều biểu tượng nghệ thuật có phần “kinh dị”. Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên tìm thấy nguồn thơ từ “đau thương”, “điêu tàn”, chết chóc, ma quái,xây cất lầu thơ trên vùng tử địa đầy rẫy mồ mả, xương khô, sọ người, Đinh Hùng đi tìm thế giới khác là chốn âm ty, Bích Khê thậm chí còn khoái lạc với sự rùng rợn. Ở đó chúng ta bắt gặp những biểu tượng ám chỉ về cái chết như: nấm mồ là nơi yên nghỉ cuối cùng của đời người, linh hồn ma nữ, bóng dáng tử thần: “Hồn ma ơi! Trong những đêm u tối/ Mi tung mây về chân trời vòi vọi/ Hãy mau nghiêng cánh lại ở bên mồ/ Phủ lòng ta say

đắm chút hương mơ” (Mồ không– Chế Lan Viên), “Hỡi yêu tinh (mà dấu răng còn tỏ rõ/ Trên nền xương, mà chân dẫm chửa phai mờ/ trên nấm mộ) mau vang lời nức nở !/ Ta chờ ngươi trong những buổi đêm mơ!” (Xương Khô– Chế Lan Viên),

“Nàng nằm mộng suốt đêm hè dưới nguyệt/ Nụ cười buồn lay động ánh trăng sao/

Xa nấm mồ chúng ta cuồng dại hết/ Để yêu tà về khóc dưới non cao”(Tìm bóng tử

thần- Đinh Hùng), “Tắt cho ta! ánh tà dương/ Để ta về nấm mồ hoang đốt đèn/

Cùng ta đắm nửa khoang thuyền/ Giữa thu người gái Thanh Tuyền chìm châu” (Về

nẻo Thanh Tuyền– Trần Dần)... Triết học duy tâm chỉ ra rằng con người có hai

phần: thể xác và linh hồn, cái chết chỉ là sự hủy diệt thể xác, nó không thể triệt tiêu được linh hồn. Vì thế, thể xác chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, còn linh hồn là vĩnh cửu. Tiếp thu tư tưởng này các nhà thơ vẫn đặt một niềm tin vững chắc vào cái gọi là thế giới bên kia, sự xác tín ấy làm cho con người không còn ghê sợ cõi địa ngục, có những ngoại lệ như Đinh Hùng, Trần Mai Châu còn cho rằng hành trình đi vào cõi tuyền đài chính là cuộc tìm kiếm cõi sống đích thực: “Em có buồn không, giờ tử nạn/ Ta cười ghi lại nét phù vân/ Nửa đêm sao biếc về trong mộ/

Mừng cuộc hồi sinh hiện giữa trần” (Theo bóng tử thần- Trần Mai Châu). Cõi chết

được phục chế với sức lay động mãnh liệt và một phong khí khỏe khoắn, không tìm đâu dấu vết của sự thống khổ hay đọa đày.

Coi biểu tượng là trụ cột của tòa kiến trúc tượng trưng nên đối với các nhà thơ nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đóng góp cho quá trình khải thị thế giới. Tuy nhiên cũng phải khẳng định rằng sáng tạo nghệ thuật hay phạm vi khuôn hẹp hơn là sáng tác thơ ca hay bất cứ một loại hình nào, cũng phải hướng tới vấn đề minh định về con người. Vì vậy thơ tượng trưng dù sử dụng đa dạng các loại phúng dụ, ẩn dụ, hình ảnh biểu đạt nhưng vẫn không thể bỏ qua những biểu tượng về con người. Sự khác biệt và giá trị của thơ tượng trưng còn ở khía cạnh khám phá và trình hiện con người với tinh chất nguyên sơ, bản năng, không bị kiềm tỏa hay uốn nắn bởi luân lý, đạo đức. Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Đinh Hùng là những nhà thơ đã ấp ủ và “triển lãm” giữa làng Thơ mới những biểu tượng về người con gái đẹp đẽ, trinh nguyên với tấm thân ngọc ngà, mơn mởn xuân sắc, xuân tình. Mỗi người một vẻ

nhưng tựu chung lại đều biểu hiện những khát vọng tình yêu chân thành, đầy mê đắm. Xuân Diệu tô đậm những điểm nhấn về cảm giác nhục thể khi được thụ hưởng men say tình yêu và tuổi trẻ: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” (Vội vàng),

“Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi” (Vội vàng). Nếu như với Xuân Diệu bắt

đầu mới chỉ là ý niệm về nhan sắc người thiếu nữ được lồng gắn trong sự đối sánh với thiên nhiên tươi đẹp, căng tràn sự sống, đến Hàn Mặc Tử, ngay cả nhan đề tập thơ đầu tay của ông là Gái quê cũng đã hé mở phần nào khao khát tôn thờ tình yêu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những biểu hiện của chủ nghĩa tượng trưng và siêu thực trong thơ việt nam hiện đại (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)