B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm chung về tiền lương và các khoản trích theo lương:
1.1.5.3. Các khoản trích theo lương và các quy định liên quan
Bên cạnh tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội, trong đó có trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH Và Công văn 2159/BHXH-BT của BHXH Việt Nam áp dụng từ ngày 1/6/2017, công ty tính tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội là 25,5%, trong đó 17,5% do đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động nộp được tính vào chi phí kinh doanh; 8% còn lại do người lao động đóng góp và được trừ vào lương tháng.
Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) hình thành và được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh, viện phí, thuốc thang... cho người lao động trong
thời gian ốm đau sinh đẻ. Và quỹ bảo hiểm y tế được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương của công nhân viên chức thực tế phát sinh trong tháng đó. Tỷ lệ trích BHYT theo quy định hiện hành là 4,5% và trong đó 3% trích vào chi phí kinh doanh và 1,5% trừ vào thu nhập của người lao động.
Trong doanh nghiệp, KPCĐ được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương nộp BHXH cho người lao động thực tế phát sinh trong tháng, tính vào chi phí SXKD.
KPCĐ = Tổng TL nộp BHXH của CNV x 2%
Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ dựa vào quy định trên tổng số quỹ tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp: chức vụ.... của công nhân viên chức thực tế phát sinh trong tháng. Theo chế độ hiện hành tỷ lệ trích bảo hiểm thất nghiệp là 2%, trong đó 1% do đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động nộp được tính vào chi phí kinh doanh; 1% còn lại do người lao động đóng góp và được trừ vào lương tháng.Hiện tại công ty vẫn chưa có tổ chức công đoàn nên không tiến hành trích lập.