7. Kết cấu của luận văn
1.4. Mục tiêu của kiểm soát nội bộ:
Hệ thống kiểm soát nội bộ chính là công cụ của nhà quản lý để kiểm tra giám sát và phòng ngừa rủi ro nhằm giúp cho hoạt động của doanh nghiệp của họ hoạt động an toàn và hiệu quả, vì vậy mục tiêu của HTKSNB bao gồm các nội dung sau
1.4.1. Tính hiệu lực và hiệu quả (Effectiveness and Efficiency)
Tính hiệu lực của HTKSNB có nghĩa là nó phải được triển khai áp dụng và được tuân thủ thực sự đầy đủ và trọn vẹn trong thực tế quá trình hoạt động, kinh doanh của một tổ chức.
Một HTKSNB đạt được tính hiệu quả là hệ thống KSNB này phải đem lại được kết quả tốt, phải thực hiện tốt được các mục tiêu, mục đích đã đề ra.
Tính hiệu lực và hiệu quả trong tất cả các hoạt động kinh doanh, thể hiện qua: - Phạm vi hoạt động (Scope).
- Chất lượng (Quality). - Thời gian (Time). - Chi phí (Cost).
Triển khai HTKSNB ở mỗi doanh nghiệp sẽ theo những cách thức khác nhau và thường theo kinh nghiệm tích luỹ được do mỗi đơn vị sẽ có cách hiểu khác nhau về hệ thống KSNB. Cách thức triển khai hệ thống KSNB cũng sẽ khác nhau tùy theo quan điểm, ý muốn chủ quan của ban lãnh đạo điều hành và của từng cá nhân trong đơn vị và điều kiện thực tế tại từng đơn vị. Vì vậy một HTKSNB được xây dựng và triển khai đảm bảo hiệu quả và mục tiêu hướng đến phải đi kèm với việc thực hiện đầy đủ và trọn vẹn các quy định quy trình với mức chi phí hợp lý.
1.4.2. Tính đáng tin cậy của báo cáo tài chính (Reliability of financial Reporting) Tính đáng tin cậy của báo cáo tài chính có được từ tính minh bạch Tính đáng tin cậy của báo cáo tài chính có được từ tính minh bạch (Transparency) của hệ thống KSNB. Theo COSO 2013, tính minh bạch của Hệ thống KSNB bao gồm:
- Sự chính xác: Thông tin phản ánh chính xác dữ liệu tổng hợp từ sự kiện phát sinh.
- Sự nhất quán: Thông tin được trình bày có thể so sánh được và là kết quả của những phương pháp được áp dụng đồng nhất.
- Sự thích hợp: Khả năng thông tin tạo ra các quyết định khác biệt, giúp người sử dụng dự đoán kết quả trong quá khứ, hiện tại và tương lai hoặc giúp xác nhận
- Sự đầy đủ: Thông tin phản ánh một cách đầy đủ các sự kiện phát sinh và các đối tượng có liên quan.
- Sự rõ ràng: Thông tin truyền đạt được thông điệp và dễ hiểu.
- Sự kịp thời: Thông tin có sẵn cho người sử dụng trước khi thông tin giảm khả năng ảnh hưởng đến các quyết định.
- Sự thuận tiện: Thông tin được thu thập và tổng hợp dễ dàng. Độ tin cậy của báo cáo tài chính thể hiện qua các nội dung sau - Đúng thẩm quyền (Authorization).
- Nguyên tắc ghi nhận (Recording).
- Thẩm quyền tiếp cận tài sản (Access to Assets).
- Sự phù hợp giữa tài sản thực tế và sổ sách (Asset Accountability). 1.4.3. Tính tuân thủ (Compliance)
Tính tuân thủ là việc thực thi các hành động theo đúng các chỉ thị hoặc theo đúng các quy định và quy trình có hiệu lực đã đề ra. Trong môi trường doanh nghiệp, sự tuân thủ thể hiện ở hai cấp độ:
- Tuân thủ tất cả các quy định của pháp luật hiện hành tại Việt Nam.
- Tuân thủ các quy định của Điều lệ công ty; các quy trình, quy định nội bộ, văn hóa, chuẩn mực, giá trị cốt lõi của Doanh nghiệp.